Trọng tâm Văn kì I 2014-2015. Hạ Long.doc
Chia sẻ bởi Trần Văn Vẹn |
Ngày 11/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Trọng tâm Văn kì I 2014-2015. Hạ Long.doc thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
TRỌNG TÂM ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2014- 2015
LỚP 6
I) Đọc- hiểu văn bản:
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, hệ thống câu hỏi Hướng dẫn chuẩn bị bài, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập.
- Nắm được khái niệm, kiểu nhân vật quen thuộc, giá trị nội dung và nghệ thuật và ý nghĩa của các truyện dân gian đã học.
* Giới hạn một số văn bản:
- Thánh Gióng; - Em bé thông minh;
- Sơn Tinh, Thủy Tinh; - Thạch Sanh.
II) Tiếng Việt :
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, Luyện tập, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập, giúp HS nắm vững khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân tích được tác dụng của các kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Vận dụng:
+ Bài tập phát hiện: Nhận biết các đơn vị kiến thức đã học trong một câu văn, đoạn văn (thơ) cụ thể;
+ Bài tập vận dụng: Biết viết một câu văn có sử dụng các kiến thức đã học và phân tích được tác dụng của nó.
* Cụ thể:
- Từ mượn;
- Số từ và lượng từ;
- Danh từ, Động từ, Tính từ.
III) Tập làm văn:
1. Những vấn đề chung về văn tự sự và cách làm bài văn tự sự:
- Đặc điểm văn tự sự;
- Sự việc, nhân vật, ngôi kể trong văn tự sự;
- Bố cục, thứ tự kể, cách dựng đoạn và lời văn trong bài văn tự sự.
2. Cụ thể:
- Viết bài văn kể lại bằng lời văn của mình một đoạn truyện hoặc cả truyện của 1 trong 4 chuyện dân gian đã giới hạn ở mục (I).
- Viết bài văn kể câu chuyện đời thường.
----------------------------------------------
LỚP 7
I) Đọc- hiểu văn bản:
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, hệ thống câu hỏi Hướng dẫn chuẩn bị bài, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập.
- HS cần nắm vững: Thể thơ, hoàn cảnh sáng tác, Giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản.
* Giới hạn một số văn bản:
- Cảnh khuya – Hồ Chí Minh;
- Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh;
- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh;
- Một thứ quà của lúa non: Cốm- Thạch Lam;
II) Tiếng Việt :
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, Luyện tập, Ôn tập cuối kì và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập, giúp HS nắm vững khái niệm, đặc điểm cấu tạo và phân tích được tác dụng của các kiển thức Tiếng Việt đã học.
- Vận dụng:
+ Bài tập phát hiện: Nhận biết các đơn vị kiến thức đã học trong một câu văn, đoạn văn (thơ) cụ thể;
+ Bài tập vận dụng: Biết viết một câu văn, 1 đoạn văn ngắn khoảng 3- 5 câu có sử dụng các kiến thức đã học và phân tích được tác dụng của nó.
* Cụ thể:
- Từ ghép, Từ láy;
- Thành ngữ;
- Từ đồng nghĩa;
- Điệp ngữ;
III) Tập làm văn
1. Nắm được những vấn đề chung về văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm:
- Đặc điểm văn biểu cảm;
- Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm;
- Bố cục, cách thức xây dựng đoạn, bài văn và lời văn trong bài văn biểu cảm.
2. Cụ thể :
- HS dựa vào kiến thức đã học trong các văn bản đã giới hạn ở mục (I) để viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
--------------------------------------------------------
LỚP 8
I) Đọc- hiểu văn bản:
* Yêu cầu chung:
- GV dựa vào mục Ghi nhớ, hệ thống câu hỏi Hướng dẫn chuẩn bị bài, Ôn tập truyện và kí và tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS để soạn câu hỏi, bài tập cho HS ôn tập.
- Nắm được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Vẹn
Dung lượng: 59,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)