Trình chiếu bài viết Duy Thành quê tôi

Chia sẻ bởi Trần Thanh Dục | Ngày 12/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Trình chiếu bài viết Duy Thành quê tôi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Duy Thành là một xã nằm phía Đông của huyện Duy Xuyên, là một xã có bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng. Suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, tùy theo thời kì gay go của cách mạng, Duy Thành đã mấy lần tách chia rồi sáp nhập về địa bàn hành chính nhưng đến nay vẫn giữ được dáng dấp cốt lõi mà các bậc tiền bối ngày xưa đã thành làng, lập ấp, vẫn hiền hòa và ngày càng đổi thay theo từng giai đoạn của thời cuộc. Với diện tích 8,1km2 (810ha) trong đó diện tích canh tác là 310ha.
Trong thời kháng Pháp, Duy Thành là vùng đất đồng chua, nước mặn, diện tích đất canh tác ít, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, sản lượng thấp, mỗi năm làm 2 vụ lúa chủ yếu là dựa vào nguồn nước trời, không có thủy lợi còn một phần nhỏ là ruộng lúa nước. Người dân đào ao tát nước, vất vả tốn nhiều công sức, thu nhập thấp nhưng phải gánh chịu bao mức sưu thuế nặng nề.
Cả xã không có trường công. Trường học Bàn Thạch (Duy Vinh) chỉ dạy đến lớp Hai. Ai muốn học lớp Ba trở lên thì phải qua Hội An hoặc lên huyện. Cả xã chỉ có 10 người tốt nghiệp tiểu học.
Trong thời kì cách mạng, cuối năm 1950, theo yêu của Cách mạng địa hình xã Duy Thành phải giải tán, sáp nhập với xã Duy Phước-Duy Vinh-Duy Nghĩa. Năm 1964, Cách mạng thành công địa danh cũ đã được phục hồi gồm 4 thôn như hiện nay: Vân Quật-Thi Thại-An Lạc-Nhơn Bồi. Đây là một mảnh đất thuộc vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Bọn đế quốc và tay sai đã ra sức thực hiện hàng trăm cuộc càn quét vô cùng tàn khốc nhằm đè bẹp ý chí đấu tranh cách mạng của đồng bào vốn đã chịu nhiều sự khắc nghiệt của thời tiết và thiên tai.
Với ý chí “Tự lực, tự cường và truyền thống yêu quê hương đất nước” sâu sắc, nhân dân Duy Thành đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét với quy mô lớn của địch, đặc biệt là trận đánh ngày 28/5/1965 diễn ra trên làng Vân Quật tiêu diệt 1 tiểu đoàn hỗn hợp của quận Duy Xuyên.
Sau ngày quê hương được giải phóng, Duy Thành mang trên mình vết thương chiến tranh một cách nặng nề với hàng nghìn hố bom và ẩn chứa trong lòng hàng chục tấn vũ khí các loại mà kẻ thù để lại, làng mạc hoang tàn, tiêu điều, xơ xác.
Nhân dân Duy Thành bắt tay vào công cuộc kiến thiết quê nhà, khai hoang vỡ hóa, tháo gỡ bom mìn, mở rộng diện tích đất canh tác. Cuộc sống nhân dân vô cùng khó khăn thiếu thốn. Nhà cửa chủ yếu là tranh tre vách đất, giao thông đi lại hết sức khó khăn cách trở còn nhiều cảnh “Qua sông lụy đò” nhất là trong mùa mưa lũ. Trường học hết sức nghèo nàn, trẻ em thất học trong chiến tranh còn nhiều, số người mù chữ tăng cao. Nhưng với bản chất “Cần cù, chất phác” và “Tự lực cánh sinh” cùng với sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Duy Thành đã từng bước đẩy lùi những khó khăn đó.
Đến nay, toàn xã 8213 người với 2136 hộ gia đình, được phân chia thành 35 tổ đoàn kết. Công tác lãnh đạo của địa phương được đưa lên hàng đầu. Hằng năm, Đảng ủy xã được cấp trên tăng cường đội ngũ lãnh đạo cho Ban thường vụ, đồng thời thường xuyên củng cố và phát triển các chi bộ và đảng viên cơ sở. Từ 1 chi bộ với 3 đảng viên năm 1947 đến nay đã có 9 chi bộ với 160 đảng viên hội đủ sức mạnh tổng hợp để lãnh đạo nhân dân toàn xã một cách toàn diện cùng với cả nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

“Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống” là câu nói dân gian, là kinh nghiệm quý giá mà bao thế hệ ông cha đã đúc kết và truyền lại cho muôn vạn đời sau. Muốn cho nông nghiệp phát triển thì nguồn nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, bất cứ thời điểm nào, công tác thủy lợi đã được lãnh đạo địa phương và nhân dân trong xã đặt lên mục tiêu hàng đầu, thường xuyên quan tâm đến công tác đắp đập be bờ chống sự xâm thực của nước mặn là một công việc triền miên hằng năm và dai dẳng nhất.
Được sự đầu tư và quan tâm của Nhà nước, năm 2003 công trình cầu đập ngăn mặn Ba Ra được khởi công và đến năm 2005 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Vì chủ động được nguồn nước nên năng suất lúa và cây trồng trong toàn xã được tăng cao.
Công trình cầu-đập Ba Ra Duy Thành
Sản lượng thóc thu được bình quân 6 tạ/ha được xếp vào diện xã được mùa nhất trong toàn huyện. Chăn nuôi cũng phát triển đáng kể với 80 con trâu, 900 con bò, 6545 con heo, 38000 con gia cầm. Tỉ lệ hộ nghèo được giảm xuống từ trên 25% xuống còn 21,38% (411 hộ). Con em đến trường ngày càng đông. Tỉ lệ học sinh nghỉ học dở chừng kể cả 3 cấp học dưới 3%. Giao thông được chú trọng và thông suốt trong toàn xã. Phong trào làm đường bê tông liên thôn liên xóm được nhân dân sôi nổi hưởng ứng trở thành một phong trào sâu rộng và mạnh mẽ nhất. Từ phong trào này, nhân dân toàn đã làm được 1 138km và 837km đường giao nội đồng. Tháng 10/2013, công trình cầu bê tông tổ 16, thôn Thi Thại được thông xe kĩ thuật và đưa vào sử dụng. Đây là chiếc cầu “Nối những bờ vui” cuối cùng của xã đã trở thành hiện thực, đem lại niềm vui không thể nào diễn tả nổi cho bà con nhân dân trong vùng.
Công trình
cầu bê tông
tổ 16,
thôn Thi Thại,
xã Duy Thành
Việc khám chữa bệnh cho nhân dân được chú ý. Đời sống tinh thần được quan tâm. Toàn xã có 2 ngôi chùa và 35 ngôi nhà thờ tộc họ được xây dựng khang trang mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tình hình chính trị và an ninh quốc phòng được giữ vững. Hằng năm, nhân dân trong xã làm tốt việc đưa con em lên đường bảo vệ Tổ quốc đạt và vượt chỉ tiêu mà cấp trên giao. Nhà cửa được xây dựng cơ bản và kiên cố hơn. Nhiều ngôi nhà cấp ba được mọc lên với các lối kiến trúc mới lạ, thẫm mĩ.
Nhà
thờ
tộc

Viết
Thôn
Vân
Quật
Phương tiện giao thông được nhân dân đầu tư và mua sắm ngày một nhiều. Cơ sở vật chất trường học, trạm y tế được tăng cường và tầng hóa với quy mô lớn, hệ thống điện lưới thắp sáng và đài truyền thanh được đầu tư xây dựng thích đáng. Chất lượng học tập của học sinh ngày càng tiến bộ, trình độ dân trí ngày được nâng cao. Đến năm 2013, trình độ phổ cập toàn dân đạt 87%. Số người đạt trình độ trên Đại học 11%. Đã tốt nghiệp và đang học Đại học 194 người, Cao đẳng 213 người, trung cấp 297 người. Trung tâm giáo dục cộng đồng được củng cố và đi vào hoạt động từ năm 2012.
Trường Trung học cơ sở Quang Trung
Phong trào đền ơn đáp nghĩa cũng được quan tâm thường xuyên với 71 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hiện còn sống 5 mẹ, 553 gia đình liệt sĩ, 130 thương binh, 25 bệnh binh các hạng. Nghĩa trang của xã đã 3 lần chỉnh trang và nâng cấp, là nơi yên nghỉ của 534 liệt sĩ, là những người con của quê hương đã không tiếc máu xương để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc nói chung và cho nhân dân Duy Thành nói riêng. Đồng thời đây cũng là nơi để bao nhiêu thế hệ con cháu hôm nay tỏ bày sự biết ơn sâu sắc nhất với bao thế hệ đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng liêng này. Với sự cống hiến vô cùng to lớn đó, xã Duy Thành đã được Đảng, Nhà nước và Chỉnh phủ phong tặng danh hiệu “Xã anh hùng” vào năm 2001.
Trụ sở
Ủy ban
nhân dân
xã Duy Thành
Ngoài ra, phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng được quan tâm thích đáng và diễn ra đều khắp ở 4 thôn. Đặc biệt đã tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp xã gồm 8 môn. Công tác cổ động trực quan cũng thực sự đi vào lòng dân, nhà nhà đều có có cổng ngõ tư gia và ảnh Bác Hồ. Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được nhân dân đồng thuận và thực hiện một cách sâu rộng với tổng số 1068 gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm 2013. Công nghệ thông tin được tiếp cận và áp dụng ngày một nhiều ...
Đó là sự chuyển mình đi lên của một vùng quê vốn là xã bãi ngang ven biển như Duy Thành quê tôi đã và đang từng ngày thay da đổi thịt cùng với cả nước ra sức thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc biệt thực hiện phong trào xây dựng “Nông thôn mới” hiện nay.
Trường Tiểu học Duy Thành
Trường Mẫu giáo Duy Thành
Tượng đài chiến thắng thôn Vân Quật
Trạm y tế xã Duy Thành
Một đoạn đường bê tông
Nhà Văn hóa thôn Thi Thại
Cầu bê tông tổ 16, thôn Thi Thại, Duy Thành
Cổng đường làng tổ 13, thôn Thi Thại
Phía Đông dốc cầu Ba Ra Duy Thành
Lòng đường cầu Ba Ra Duy Thành
Có được những kết quả và thành tựu nêu trên, là một giáo viên được công tác tại xã nhà, trước hết xin ghi nhận đường lối lãnh đạo của Đảng và đặc biệt là sự vận dụng của Đảng bộ xã một cách linh hoạt, phù hợp với lòng dân, được nhân dân đồng thuận và ủng hộ, làm cho nhân dân tin theo Đảng, phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước, yêu quê hương, chung lưng đấu cật với Đảng, đùm cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi cùng nhau đứng vững dưới ngọn cờ độc lập của dân tộc với chân lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” mà Bác Hồ đã đem lại.

Tác giả
Trần Thanh Dục-Trường Tiểu học Duy Thành
Viết ngày 09/11/2013
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Dục
Dung lượng: 10,29MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)