Trẻ khuyết tật
Chia sẻ bởi Thái Thị Đạo |
Ngày 12/10/2018 |
67
Chia sẻ tài liệu: Trẻ khuyết tật thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Hội thi
“TÌM HIỂU KIẾN THỨC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT”
Ban đại diện cha mẹ xã …..
/CARITAS AUSTRALIA
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Ban đại diện cha mẹ xã …
CARITAS AUSTRALIA
PHẦN THI
/CARITAS AUSTRALIA
2
3
4
5
6
GỒM 20 CÂU HỎI
Ban đại diện cha mẹ xã …..
1
Tình huống 1:
Đạt là con út trong một gia đình có ba mẹ là giáo viên. Lúc Đạt lên 3 tuổi, em bị viêm tai giữa do không được chữa trị kịp thời nên em bị điếc nặng, không nghe được bình thường. Tuy vậy, em vẫn nghe được những âm thanh lớn như tiếng trống trường, tiếng sấm. Phát hiện như vậy bố mẹ em đã kiên trì tập luyện cho em nói bằng cách mỗi lần giao tiếp với em thì đều khuyến khích em nhìn vào miệng người nói chuyện để tập đoán hình miệng và tập cho em phát âm theo. Qua một thời gian dày công tập luyện cho con, lúc này Đạt đã 8 tuổi, khi nói chuyện với người khác Đạt vẫn không cần đeo mày trợ thính mà chỉ cần nhìn miệng người khác là Đạt có thể hiểu được và nói những câu đơn giản mặc dù phát âm của Đạt không được rõ lắm. Hiện nay Đạt đang học lớp 3 với các bạn bình thường khác.
Suy nghĩ của anh chị khi nghe câu chuyện trên.
Nếu anh chị có một người bạn có một cháu bé tên là Hoa bị như vậy nhưng không áp dụng như bố mẹ em Đạt mà khi giao tiếp chủ yếu ra hiệu cho trẻ và trẻ đó không biết nói thì anh chị khuyên người bạn đó của mình như thế nào?
Lập kế hoạch để giúp Hoa có thể nghe và nói được những từ đơn giản nhất trong thời gian 6 tháng.
Tình huống 2:
Bé Mai năm nay 7 tuổi, là con thứ 3 trong 1 gia đình nghèo đông con. Mai được chẩn đoán là bị bại não thể múa vờn nhưng trí tuệ của Mai vẫn bình thường như những trẻ khác, Mai có thể đi lại được nhưng không vững, bàn tay bị co cứng không cầm nắm được. Bố Mai trước đây là công nhân nhà máy sản xuất hoá chất, nhưng sau khi nhà máy giải thể thì bị mất việc, Bố Mai rất hay uống rượu và đánh mẹ Mai và các con. Mẹ Mai là giáo viên mầm non với mức lương rất thấp, chỉ đủ chi tiêu trong gia đình. Năm học tới Mai cần được đi học nhưng bố Mai không đồng ý với lý do con gái học làm gì cho tốn tiền mà có đi thì cũng không học được. Mẹ Mai rất muốn Mai có thể đến trường cùng các bạn nhưng lại không dám quyết định. Vậy:
1. Làm thế nào để thuyết phục bố Mai cho bé Mai đến lớp.
2. Lập kế hoạch giúp bé Mai PHCN bàn tay trong vòng 6 tháng tới
Tình huống 3:
Bé Linh năm nay 8 tuổi, Bé bị khuyết tật về trí tuệ. Bố mẹ bé cho rằng bé đi học thì cũng không thể tiếp thu bài và sợ bị các bạn trong lớp bắt nạt nên đã không cho bé ra lớp học.
Theo bạn Linh có thể đi học được như các bạn không? Cần phải thuyết phục bố mẹ Linh như thế nào để giúp em có thể được đến trường như các bạn/
Theo bạn việc Linh ra lớp học có những ích lợi cho bản thân Linh.
Tình huống 4:
An năm nay 12 tuổi là con độc nhất trong gia đình, gia đình em không thuộc diện khá giả nhưng bố mẹ em tằn tiện, tích góp cũng đủ nuôi em và ổn định được cuộc sống gia đình. Ngay từ nhỏ bố mẹ đã phát hiện em chậm phát triển trí tuệ và tăng động hay quậy phá lung tung, lên 06 tuổi em được bố mẹ đưa đến trường để học, mặc dầu khuyết tật nhưng em vẫn có thể viết chữ được và có thể làm được những phép cộng trừ đơn giản nhưng ở lớp em thường hay quậy phá khiến cho các bạn cùng lớp không thể nào học được nên sau một thời gian dài cô giáo bằng nhiều biện pháp giáo dục nhưng vẫn không thể nào điều chỉnh được tính tăng động của em. Cô đành báo cáo với Ban giám hiệu cho em ở nhà. Trong suốt thời gian ở nhà em không được học và thường hay phá phách bà con xóm giềng.
1. Theo bạn An có thể đến trường học như các bạn được không ? Cần
có biện pháp như thế nào để cho bạn An biết chữ để phục vụ cho
cuộc sống của mình ?
2. Gia đình em cần phải làm gì để giảm bớt tính tăng động của em và
giúp em có thể học được ?
3. Lập kế hoạch dạy văn hóa đối với bạn An trong thời gian 06 tháng ?
Tình huống 5:
Bé Phú sinh ra đã bị bệnh down . Năm nay Phú lên 8 tuổi. Do bị down nên Phú không nhanh nhẹn và hiểu biết như những đứa trẻ cùng tuổi và không được đi học nhưng Phú cũng biết nhiều thứ như biết tất cả các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè hàng xóm, thích đứng từ ngoài cửa để nhìn các bạn học, thích xem chương trình hoạt hình và Phú thường có biểu hiện thái độ rất rõ ràng mỗi khi thích hoặc không thích. Tuy nhiên Phú lại không biết chào hỏi mỗi khi khách đến nhà, không biết mặc quần áo, không biết vệ sinh cá nhân, không vâng lời mỗi khi không thích...không tự đút cơm ăn vì lâu nay gia đình Phú nghĩ rằng Phú bị bệnh down rồi thì cho dù có dạy cũng không biết nên gia đình để mặc cho Phú lớn dần mà không dạy dỗ gì cả. Vậy
Theo bạn bé Phú có thể đến trường được không? Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể nên làm gì để giúp bé Phú có thể đến trường và tham gia được các hoạt động cùng các bạn?
Hình thức giáo dục của gia đình đối với bé Phú như vậy có đúng không?
Theo bạn gia đình Phú nên làm thế nào để cải thiện nhận thức và hành vi của em Phú?
Tình huống 6:
Thành là một cậu bé năm nay 12 tuổi. Gia đình Thành có hai chị em, chị năm nay đang học lớp 9 ở trường học gần nhà. Bố Thành mất sớm còn lại người mẹ nhưng bà ngày này qua ngày khác bận rộn rất nhiều công việc đồng án nên không có thời gian chăm sóc con cái mình được. Thành suốt ngày khuôn mặt buồn rười rượi ai đến nhà Thành cũng chẵng thưa chào, học hành thì mặc dầu cô giáo sát bên cạnh chỉ bảo nhưng Thành cũng chẳng nhớ được chữ nào. Thành có thể đi chăn bò, câu cá nhưng không hề chăm sóc bản thân đầu tóc Thành lúc nào cũng bù xù, áo quần thành chẳng lúc nào được giặt...vv.
1. Theo bạn Thành có thể đến trường học hòa nhập được không ?
Vì sao?
3. Gia đình Thành cần phải làm gì để giáo dục Thành được tốt hơn ?
2. Nếu như được tư vấn cho gia đình Thành về chăm sóc, giáo dục Thành thì bạn tư vấn nội dung gi?
“TÌM HIỂU KIẾN THỨC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT”
Ban đại diện cha mẹ xã …..
/CARITAS AUSTRALIA
CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
Ban đại diện cha mẹ xã …
CARITAS AUSTRALIA
PHẦN THI
/CARITAS AUSTRALIA
2
3
4
5
6
GỒM 20 CÂU HỎI
Ban đại diện cha mẹ xã …..
1
Tình huống 1:
Đạt là con út trong một gia đình có ba mẹ là giáo viên. Lúc Đạt lên 3 tuổi, em bị viêm tai giữa do không được chữa trị kịp thời nên em bị điếc nặng, không nghe được bình thường. Tuy vậy, em vẫn nghe được những âm thanh lớn như tiếng trống trường, tiếng sấm. Phát hiện như vậy bố mẹ em đã kiên trì tập luyện cho em nói bằng cách mỗi lần giao tiếp với em thì đều khuyến khích em nhìn vào miệng người nói chuyện để tập đoán hình miệng và tập cho em phát âm theo. Qua một thời gian dày công tập luyện cho con, lúc này Đạt đã 8 tuổi, khi nói chuyện với người khác Đạt vẫn không cần đeo mày trợ thính mà chỉ cần nhìn miệng người khác là Đạt có thể hiểu được và nói những câu đơn giản mặc dù phát âm của Đạt không được rõ lắm. Hiện nay Đạt đang học lớp 3 với các bạn bình thường khác.
Suy nghĩ của anh chị khi nghe câu chuyện trên.
Nếu anh chị có một người bạn có một cháu bé tên là Hoa bị như vậy nhưng không áp dụng như bố mẹ em Đạt mà khi giao tiếp chủ yếu ra hiệu cho trẻ và trẻ đó không biết nói thì anh chị khuyên người bạn đó của mình như thế nào?
Lập kế hoạch để giúp Hoa có thể nghe và nói được những từ đơn giản nhất trong thời gian 6 tháng.
Tình huống 2:
Bé Mai năm nay 7 tuổi, là con thứ 3 trong 1 gia đình nghèo đông con. Mai được chẩn đoán là bị bại não thể múa vờn nhưng trí tuệ của Mai vẫn bình thường như những trẻ khác, Mai có thể đi lại được nhưng không vững, bàn tay bị co cứng không cầm nắm được. Bố Mai trước đây là công nhân nhà máy sản xuất hoá chất, nhưng sau khi nhà máy giải thể thì bị mất việc, Bố Mai rất hay uống rượu và đánh mẹ Mai và các con. Mẹ Mai là giáo viên mầm non với mức lương rất thấp, chỉ đủ chi tiêu trong gia đình. Năm học tới Mai cần được đi học nhưng bố Mai không đồng ý với lý do con gái học làm gì cho tốn tiền mà có đi thì cũng không học được. Mẹ Mai rất muốn Mai có thể đến trường cùng các bạn nhưng lại không dám quyết định. Vậy:
1. Làm thế nào để thuyết phục bố Mai cho bé Mai đến lớp.
2. Lập kế hoạch giúp bé Mai PHCN bàn tay trong vòng 6 tháng tới
Tình huống 3:
Bé Linh năm nay 8 tuổi, Bé bị khuyết tật về trí tuệ. Bố mẹ bé cho rằng bé đi học thì cũng không thể tiếp thu bài và sợ bị các bạn trong lớp bắt nạt nên đã không cho bé ra lớp học.
Theo bạn Linh có thể đi học được như các bạn không? Cần phải thuyết phục bố mẹ Linh như thế nào để giúp em có thể được đến trường như các bạn/
Theo bạn việc Linh ra lớp học có những ích lợi cho bản thân Linh.
Tình huống 4:
An năm nay 12 tuổi là con độc nhất trong gia đình, gia đình em không thuộc diện khá giả nhưng bố mẹ em tằn tiện, tích góp cũng đủ nuôi em và ổn định được cuộc sống gia đình. Ngay từ nhỏ bố mẹ đã phát hiện em chậm phát triển trí tuệ và tăng động hay quậy phá lung tung, lên 06 tuổi em được bố mẹ đưa đến trường để học, mặc dầu khuyết tật nhưng em vẫn có thể viết chữ được và có thể làm được những phép cộng trừ đơn giản nhưng ở lớp em thường hay quậy phá khiến cho các bạn cùng lớp không thể nào học được nên sau một thời gian dài cô giáo bằng nhiều biện pháp giáo dục nhưng vẫn không thể nào điều chỉnh được tính tăng động của em. Cô đành báo cáo với Ban giám hiệu cho em ở nhà. Trong suốt thời gian ở nhà em không được học và thường hay phá phách bà con xóm giềng.
1. Theo bạn An có thể đến trường học như các bạn được không ? Cần
có biện pháp như thế nào để cho bạn An biết chữ để phục vụ cho
cuộc sống của mình ?
2. Gia đình em cần phải làm gì để giảm bớt tính tăng động của em và
giúp em có thể học được ?
3. Lập kế hoạch dạy văn hóa đối với bạn An trong thời gian 06 tháng ?
Tình huống 5:
Bé Phú sinh ra đã bị bệnh down . Năm nay Phú lên 8 tuổi. Do bị down nên Phú không nhanh nhẹn và hiểu biết như những đứa trẻ cùng tuổi và không được đi học nhưng Phú cũng biết nhiều thứ như biết tất cả các thành viên trong gia đình cũng như bạn bè hàng xóm, thích đứng từ ngoài cửa để nhìn các bạn học, thích xem chương trình hoạt hình và Phú thường có biểu hiện thái độ rất rõ ràng mỗi khi thích hoặc không thích. Tuy nhiên Phú lại không biết chào hỏi mỗi khi khách đến nhà, không biết mặc quần áo, không biết vệ sinh cá nhân, không vâng lời mỗi khi không thích...không tự đút cơm ăn vì lâu nay gia đình Phú nghĩ rằng Phú bị bệnh down rồi thì cho dù có dạy cũng không biết nên gia đình để mặc cho Phú lớn dần mà không dạy dỗ gì cả. Vậy
Theo bạn bé Phú có thể đến trường được không? Chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể nên làm gì để giúp bé Phú có thể đến trường và tham gia được các hoạt động cùng các bạn?
Hình thức giáo dục của gia đình đối với bé Phú như vậy có đúng không?
Theo bạn gia đình Phú nên làm thế nào để cải thiện nhận thức và hành vi của em Phú?
Tình huống 6:
Thành là một cậu bé năm nay 12 tuổi. Gia đình Thành có hai chị em, chị năm nay đang học lớp 9 ở trường học gần nhà. Bố Thành mất sớm còn lại người mẹ nhưng bà ngày này qua ngày khác bận rộn rất nhiều công việc đồng án nên không có thời gian chăm sóc con cái mình được. Thành suốt ngày khuôn mặt buồn rười rượi ai đến nhà Thành cũng chẵng thưa chào, học hành thì mặc dầu cô giáo sát bên cạnh chỉ bảo nhưng Thành cũng chẳng nhớ được chữ nào. Thành có thể đi chăn bò, câu cá nhưng không hề chăm sóc bản thân đầu tóc Thành lúc nào cũng bù xù, áo quần thành chẳng lúc nào được giặt...vv.
1. Theo bạn Thành có thể đến trường học hòa nhập được không ?
Vì sao?
3. Gia đình Thành cần phải làm gì để giáo dục Thành được tốt hơn ?
2. Nếu như được tư vấn cho gia đình Thành về chăm sóc, giáo dục Thành thì bạn tư vấn nội dung gi?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Thị Đạo
Dung lượng: 67,40KB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)