Trang giáo án thương tâm
Chia sẻ bởi Nguyễn Thượng Hiền |
Ngày 12/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: Trang giáo án thương tâm thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Những trang giáo án thảm sầu
Cha mẹ nuôi con 12 năm ăn học, tốt nghiệp CĐ, ĐH, bỏ cả núi tiền xin việc, được điều lên vùng cao “vì trẻ em thân yêu”, lương hợp đồng chừng 1 triệu đồng/tháng. Có người chấp nhận hàng chục năm như vậy, nhưng chuyện về những trang giáo án thảm sầu không dừng lại ở đó… >> Yên Bình dậy sóng
/ Cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn cho biết, gia đình đã bán trâu, vay mượn, đem đủ 40 triệu mang đến tận nhà lãnh đạo huyện “lót tay” mà nay cô vẫn bị chấm dứt hợp đồng vĩnh viễn.
Bị nghề giáo hành hạ
Ông Nguyễn Duy Vượng là một giám đốc doanh nghiệp có tâm ở huyện Yên Bình, vì mải mê đi đòi công lý quá, đến mức lãnh đạo tỉnh Yên Bái phải lên truyền hình nói riêng về các “chủ đề kiện cáo” rất được dư luận ủng hộ của ông. Và dạo này, ông thấy nhiều người trẻ, xinh xắn, trí thức đến xin làm công nhân khâu bao bì cáctông ở công ty mình quá, trong đó có Nguyễn Văn A - một bạn trẻ gần 30 tuổi.
Ngồi trước mặt nhà báo, A và bà mẹ sầu khổ của em cùng ngậm ngùi. Cháu nó học nhạc họa ra, nhìn đâu cũng vướng khó, bỗng có chị hàng xóm đưa đến gặp chị M làm ở huyện, bảo là đưa 50 triệu đồng thì chạy cho cái biên chế. Gia đình vay ngân hàng được 25 triệu đồng, chị ấy lo lót cho đi dạy ở vùng cao cách nhà 30km. Suốt 2 năm, mức lương 800 - 900 nghìn đồng, cậu bé chạy từ trường nọ đến trường kia.
/ Cô giáo Triệu Thị Hương chỉ biết ngơ ngác khóc lóc, không hiểu sao người ta lại đưa mình và 79 người khác ra khỏi biên chế nhà nước.
Ở trọ cách nhà 40km, xe máy đổ xăng leo núi, đi bộ vào bản dạy học. Vào khu nội trú của trường ở nhờ, ăn cơm nghèo xa nhà cùng chúng bạn. Suốt 2 năm làm việc cật lực, đi lại vất vả, bỗng dưng cậu bị cắt hợp đồng. Số tiền lương “đi làm không công”, cộng cả hai năm vào, vẫn chưa đủ số tiền 25 triệu mà cha mẹ chạy cho cậu đi làm kia. Chưa đủ tiền trả phòng trọ và đổ xăng chiếc xe máy Trung Quốc.
Phòng Giáo dục không trả lời cắt hợp đồng, lần nào cậu bé thơ ngây lên hỏi, họ cũng bảo sẽ trả lời sau, cứ về và đợi rồi lên hỏi, năm này qua năm khác. “Anh giáo trẻ” và bà mẹ nghèo đành cất bước đi làm thuê. Vừa rồi, không chịu nổi cái bụi bặm, bẩn thỉu của bao bì khâu vá, A đã đi bán quần áo dạo trong các khu chung cư, với giá 25.000 đồng/cái quần tất rởm.
/
Cuộc họp úi xùi, nhiều bất công do Chủ tịch UBND huyện và Trưởng phòng giáo dục chủ trì đã bị… giáo viên bỏ về hết.
“Về vườn” với những món nợ chồng chất
Trường hợp khác là cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn, sinh năm 1985 ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. Mẹ Hoàn là bà Liên, giáo viên tiểu học dạy giỏi, xông pha vùng sâu vùng xa có tiếng suốt 36 năm qua ở chính ngay huyện Yên Bình. Bà Liên bảo, mẹ theo nghiệp này, thấy có phúc nên muốn con gái theo cho trọn nghĩa với vùng đất khó khăn này. Bà cho Kim Hoàn theo học đại học, khoa Giáo dục thể chất, nhưng trở về, xin ở đâu người ta cũng từ chối.
Bỗng dưng có bà chị cùng ngành giáo dục mách nước, thôi thì cá chuối đắm đuối vì con, mình là nhà giáo, biết chạy tiền đút lót là điều khốn nạn - đểu giả, nhưng “xã hội giờ nó thế biết làm sao”. Người ta yêu cầu có 40-50 triệu thì giáo sinh Ngô Thị Kim Hoàn sẽ được đi dạy, sau 3 tháng được biên chế ngay. Bà Liên cắn răng đi vay, bán trâu bò, lợn gà đem đến gặp vợ của một lãnh đạo huyện Yên Bình “nộp” để cho con được đi dạy học.
Đúng như “thỏa thuận ngầm” với vợ của “quan”, chỉ thời gian ngắn sau, Hoàn được đích thân vị lãnh đạo huyện kia ký công văn cho phép Trường Tiểu học xã Tân Hương được ký hợp đồng với 3 “cô giáo”, gồm Hoàn và các cô Lương Thị Hiệp, Dương Thị Linh Chi. Cả đại gia đình ăn mừng trong nỗi lo nợ nần chồng chất. Cứ bỏ rẻ, lương 1 triệu, thì phải mất 5 năm vượt đường trường, leo núi, dạy học liên tục Hoàn mới có đủ tiền bù vào số tiền mẹ đã vay nóng vay nguội, bán trâu nái lợn con “
Cha mẹ nuôi con 12 năm ăn học, tốt nghiệp CĐ, ĐH, bỏ cả núi tiền xin việc, được điều lên vùng cao “vì trẻ em thân yêu”, lương hợp đồng chừng 1 triệu đồng/tháng. Có người chấp nhận hàng chục năm như vậy, nhưng chuyện về những trang giáo án thảm sầu không dừng lại ở đó… >> Yên Bình dậy sóng
/ Cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn cho biết, gia đình đã bán trâu, vay mượn, đem đủ 40 triệu mang đến tận nhà lãnh đạo huyện “lót tay” mà nay cô vẫn bị chấm dứt hợp đồng vĩnh viễn.
Bị nghề giáo hành hạ
Ông Nguyễn Duy Vượng là một giám đốc doanh nghiệp có tâm ở huyện Yên Bình, vì mải mê đi đòi công lý quá, đến mức lãnh đạo tỉnh Yên Bái phải lên truyền hình nói riêng về các “chủ đề kiện cáo” rất được dư luận ủng hộ của ông. Và dạo này, ông thấy nhiều người trẻ, xinh xắn, trí thức đến xin làm công nhân khâu bao bì cáctông ở công ty mình quá, trong đó có Nguyễn Văn A - một bạn trẻ gần 30 tuổi.
Ngồi trước mặt nhà báo, A và bà mẹ sầu khổ của em cùng ngậm ngùi. Cháu nó học nhạc họa ra, nhìn đâu cũng vướng khó, bỗng có chị hàng xóm đưa đến gặp chị M làm ở huyện, bảo là đưa 50 triệu đồng thì chạy cho cái biên chế. Gia đình vay ngân hàng được 25 triệu đồng, chị ấy lo lót cho đi dạy ở vùng cao cách nhà 30km. Suốt 2 năm, mức lương 800 - 900 nghìn đồng, cậu bé chạy từ trường nọ đến trường kia.
/ Cô giáo Triệu Thị Hương chỉ biết ngơ ngác khóc lóc, không hiểu sao người ta lại đưa mình và 79 người khác ra khỏi biên chế nhà nước.
Ở trọ cách nhà 40km, xe máy đổ xăng leo núi, đi bộ vào bản dạy học. Vào khu nội trú của trường ở nhờ, ăn cơm nghèo xa nhà cùng chúng bạn. Suốt 2 năm làm việc cật lực, đi lại vất vả, bỗng dưng cậu bị cắt hợp đồng. Số tiền lương “đi làm không công”, cộng cả hai năm vào, vẫn chưa đủ số tiền 25 triệu mà cha mẹ chạy cho cậu đi làm kia. Chưa đủ tiền trả phòng trọ và đổ xăng chiếc xe máy Trung Quốc.
Phòng Giáo dục không trả lời cắt hợp đồng, lần nào cậu bé thơ ngây lên hỏi, họ cũng bảo sẽ trả lời sau, cứ về và đợi rồi lên hỏi, năm này qua năm khác. “Anh giáo trẻ” và bà mẹ nghèo đành cất bước đi làm thuê. Vừa rồi, không chịu nổi cái bụi bặm, bẩn thỉu của bao bì khâu vá, A đã đi bán quần áo dạo trong các khu chung cư, với giá 25.000 đồng/cái quần tất rởm.
/
Cuộc họp úi xùi, nhiều bất công do Chủ tịch UBND huyện và Trưởng phòng giáo dục chủ trì đã bị… giáo viên bỏ về hết.
“Về vườn” với những món nợ chồng chất
Trường hợp khác là cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn, sinh năm 1985 ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. Mẹ Hoàn là bà Liên, giáo viên tiểu học dạy giỏi, xông pha vùng sâu vùng xa có tiếng suốt 36 năm qua ở chính ngay huyện Yên Bình. Bà Liên bảo, mẹ theo nghiệp này, thấy có phúc nên muốn con gái theo cho trọn nghĩa với vùng đất khó khăn này. Bà cho Kim Hoàn theo học đại học, khoa Giáo dục thể chất, nhưng trở về, xin ở đâu người ta cũng từ chối.
Bỗng dưng có bà chị cùng ngành giáo dục mách nước, thôi thì cá chuối đắm đuối vì con, mình là nhà giáo, biết chạy tiền đút lót là điều khốn nạn - đểu giả, nhưng “xã hội giờ nó thế biết làm sao”. Người ta yêu cầu có 40-50 triệu thì giáo sinh Ngô Thị Kim Hoàn sẽ được đi dạy, sau 3 tháng được biên chế ngay. Bà Liên cắn răng đi vay, bán trâu bò, lợn gà đem đến gặp vợ của một lãnh đạo huyện Yên Bình “nộp” để cho con được đi dạy học.
Đúng như “thỏa thuận ngầm” với vợ của “quan”, chỉ thời gian ngắn sau, Hoàn được đích thân vị lãnh đạo huyện kia ký công văn cho phép Trường Tiểu học xã Tân Hương được ký hợp đồng với 3 “cô giáo”, gồm Hoàn và các cô Lương Thị Hiệp, Dương Thị Linh Chi. Cả đại gia đình ăn mừng trong nỗi lo nợ nần chồng chất. Cứ bỏ rẻ, lương 1 triệu, thì phải mất 5 năm vượt đường trường, leo núi, dạy học liên tục Hoàn mới có đủ tiền bù vào số tiền mẹ đã vay nóng vay nguội, bán trâu nái lợn con “
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thượng Hiền
Dung lượng: 186,06KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)