Trac nghiem khach quan la gi?

Chia sẻ bởi Huỳnh Nguyệt Thanh | Ngày 12/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Trac nghiem khach quan la gi? thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Trắc nghiệm khách quan là gì?
Soạn đề TNKQ
TS. Hoàng Cao Cương
TS. Trần Minh Phương
Trắc nghiệm khách quan là gì?
Định nghĩa
Các dạng TNKQ
Ưu điểm
Nhược điểm
khách quan hóa các sản phẩm KT&ĐG.
kết quả không phụ thuộc vào chủ quan người đánh giá
Định nghĩa
Trắc nghiệm chủ quan
Tự luận
Trắc nghiệm có kết thúc mở
Trắc nghiệm bán khách quan
Trắc nghiệm trả lời ngắn
Trắc nghiệm kiểu điền chỗ trống
Các dạng TNKQ
Đúng/ sai
Đa lựa chọn
Tương ứng cặp
Bán khách quan
Điền chỗ trống
Trả lời ngắn
MINH HỌA
Tương ứng cặp
Trả lời ngắn
Điền chỗ trống
Tự luận
Câu hỏi có kết thúc mở
Đúng/ sai
Đa lựa chọn
Tự luận
(câu hỏi có kết thúc mở)
Tại sao bảng con là người bạn thân thiết của em.
Em và bạn em hưởng ứng đợt bảo vệ môi trường do nhà trường vừa phát động như thế nào?
Đúng/ sai
Phấn là đồ dùng học tập?
Đúng
Sai
Đa lựa chọn
Tìm từ đồng nghĩa với vị thành niên?
phụ nữ
thiếu niên
thanh niên
đàn ông
Tương ứng cặp
Nối nơi hoạt động với người hoạt động.
Trả lời ngắn (Bán khách quan)
Tự viết một nhãn vở.





Hạn định khu vực trả lời:
các thông tin để nhận diện ra chủ nhân và để chủ nhân nhận ra cuốn vở
không ghi thông tin thừa: nơi sinh sống, cha mẹ tên gì, làm gì, vở còn mấy trang....
tên trường
lớp
tên môn/ phân môn
họ và tên
năm học
Trả lời ngắn (Bán khách quan)
Hãy kể tên các đồ dùng học tập của em và bạn em.






Hạn định khu vực trả lời:
- đồ dùng thiết yếu cho học tập
- không ghi vật dụng không dùng trong học tập như đồ ăn, phương tiện đi lại, đồ chơi...
sách giáo khoa
vở
bút
bảng con
.... hộp bút
cặp, túi...
Điền chỗ trống (bán khách quan)
Điền dấu thanh thích hợp để được tiếng sau đây có nghĩa......
choan

Điền từ thích hợp để câu sau đây có nghĩa:
................... ăn cỏ đồng ta
Ưu điểm
Vùng quét nội dung KT&KN
rộng
chi tiết
Kết quả khách quan
KT & ĐG ở cơ sở
thông tin cập nhật và chi tiết về từng HS
kết quả đáng tin cậy
dễ báo cáo thống kê
KT & ĐG diện rộng
dễ nhân bản
kết quả đáng tin cậy
tiện tự động hóa trong chấm điểm
TNKQ có độ dài ngắn, cấu trúc giản dị, nên:
tiện gộp nhiều đề lại thành một Bộ đề  tăng độ tin cậy
chứa nhiều chủ đề khác nhau  tăng thông tin về HS.
TNKQ thiết kế đúng và chất lượng sẽ tốt hơn Tự luận.
!
Godshak & cộng sự, 1966, và Choppin & Purves, 1969, so sánh bài làm TNKQ với bài làm theo Tự luận của cùng một nhóm hS, đã có 2 kết luận quan trọng:
Kết quả qua TNKQ dự báo tốt kết quả qua Tự luận. Ngoài ra còn bổ sung hàng loạt chi tiết mà bài làm qua Tự luận không thể có được.
Kết quả qua Tự luận không dự liệu được kết quả của TNKQ.
Nhược điểm
Khuyến khích đoán mò, nhất là ở dạng đúng/ sai.
Dạng đa lựa chọn chỉ yêu cầu tìm đúng câu trả lời, nên
không nhớ chi tiết
dừng phát triển nhận thức chỉ ở mức Nhận biết
Thiên về kĩ năng đọc - hiểu, hạn chế kĩ năng viết, nên
không biết soạn trả lời
không phát triển khả năng tạo lập câu và văn bản
Nhiễu trong các câu trả lời có vẻ ngoài hợp lí, lượng lại vượt trội  làm vẩn đục môi trường sư phạm, nhất là tiểu học.
Do người soạn đề chủ quan, nên câu TNKQ thường:
tầm thường, rời rạc, không bao quát
bỏ qua phát triển tư duy qua các kĩ năng phân tích và tổng hợp
!
TNKQ không tiết kiệm được thời gian, vì:
Trước khi ra đề phải cân nhắc kĩ chiến lược ra đề để có tính hệ thống cao và vô tình bỏ sót một số vùng KT&KN cần KT&ĐG.
Về mặt kĩ thuật, người ra đề phải chuyên nghiệp.
Trước khi đưa ra đại trà phải có thời gian thử nghiệm và hiệu chỉnh bộ đề cho sát với thực tế.
Soạn đề TNKQ
Yêu cầu về hình thức
Yêu cầu về nội dung
YÊU CẦU HÌNH THỨC
2 loạt quy tắc:
Câu hỏi
Câu trả lời
Cấu trúc thành tố đề TNKQ
Tìm từ đồng nghĩa với
vị thành niên?

phụ nữ
thiếu niên
thanh niên
đàn ông
Câu trả lời đúng
Câu trả lời nhiễu
Thân câu hỏi
Lệnh
Câu hỏi
1. Câu hỏi không lặp nguyên văn bài đã học.
2. Thân câu hỏi không chứa từ phủ định.
3. Câu hỏi không làm rối trí HS.
4. Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ được vấn đề cần hỏi.
5. Hình thức câu hỏi không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân.
6. Phần thân chứa càng nhiều yếu tố hỏi càng tốt. Đoạn lặp lại, nếu có ở trả lời, phải đưa vào thân câu hỏi.
7. Không dùng các câu hỏi có nội dung chính trị, tôn giáo hoặc quảng cáo..., ngoài phạm vi GDTH.
8. Không dùng câu hỏi móc xích: trả lời đúng câu trước mới đến được câu tiếp sau.
9. Không dùng câu hỏi đa lựa chọn nếu các dạng đúng/ sai, điền, cặp tương hợp... tốt hơn.
MINH HỌA
Không lặp lại nguyên văn bài học.
Có dịp về Sóc Trăng, bạn nên tới thăm chùa Dơi. Quanh chùa, cây cối mọc um tùm, nhiều nhất là những cây sao, cây dầu. Có hàng vạn chú dơi khổng lồ sinh sống nơi đây. Những chú dơi khổng lồ, sải cánh tới hàng mét, khéo léo treo mình ngủ dưới những nhành cây...

1. Chùa Dơi có gì đặc biệt?
Có nhiều tượng Phật
Có nhiều chú dơi sinh sống
Có lễ hội đông vui
? 2. Dơi ngủ như thế nào?
Treo mình ngủ dưới những nhành cây
Năm ngủ trong tổ
Đứng ngủ tại sân chùa
Đề Lớp 3 Tiếng Việt
Thân câu hỏi không chứa từ phủ định

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của loài chim?
Có xương sống
Có lông mao
Đẻ con và nuôi con bằng sữa
Có lông mao
Đề Lớp 3 TNXH
Câu hỏi không làm rối trí HS
Mồm bò mà lại không phải mồm bò, mà lại là mồm bò
Câu đố Việt Nam
Hình thức câu hỏi không chi phối, làm ảnh hưởng đến phần thân

Cặp từ nào dưới đây có từ đồng âm?
A. vỗ bờ - vỗ tay
B. vách đá - đá bóng
C. mắt cá - mắt lưới
d. lưng núi - đau lưng
Phần thân chứa càng nhiều yếu tố hỏi càng tốt. Đoạn lặp lại, nếu có ở trả lời, phải đưa vào thân câu hỏi.

Những sự vật nào của Tây Nguyên được miêu tả trong đoạn văn?
A. Thảo nguyên, đồi tranh, đất đỏ, rừng, đồn điền, nương ngô
B. Thảo nguyên, đồi tranh, đất đỏ, rừng, dãy lúa, nương ngô
C. Thảo nguyên, đồi tranh, đất đỏ, rừng, đồn điền, bờ suối.
Không dùng câu hỏi móc xích: trả lời đúng câu trước mới đến được câu tiếp sau.
10. Trong những câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
B. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ.
C. Đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng, run rẩy như đang thở, không có mảy may biểu hiện của sự tàn úa.
11. Câu ghép em vừa tìm được có mấy vế câu?
Hai vế
B. Ba vế
C. Bốn vế
Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ được vấn đề cần hỏi.
Trong bài văn trên có mấy đại từ xưng hô?
A. Một đại từ. (Đó là ........................)
B. Hai đại từ. Đó là ........................)
C. Ba đại từ. Đó là ........................)
D. Bốn đại từ. Đó là ........................)


Thân câu hỏi phải có nghĩa và phải nêu rõ được vấn đề cần hỏi.
Trong hai câu văn sau: Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đó, từ đỏ hóa tím xanh..." Câu in đậm liên kết với câu đứng trước bằng cách nào?
A. Bằng từ ngữ nối. (Đó là từ ........................)
B. Chỉ bằng lặp từ ngữ. (Từ lặp lại là ........................)
C. Chỉ bằng cách thay thế từ ngữ. (Từ được thay thế là ................)
D. Bằng cách lặp và thay thế từ ngữ. (Từ lặp lại là ........................ Từ................ở câu 2 thay thế cho .............. ở câu 1)



Câu trả lời
1. Câu trả lời cần có cấu trúc và độ dài như nhau.
2. Một câu hỏi chỉ có 1 câu trả lời đúng hoặc 1 câu trả lời tốt nhất.
3. Câu nhiễu phải có vẻ ngoài hợp lí, có liên quan đến nội dung câu hỏi đề cập.
4. Trong câu hỏi không được đưa một yếu tố nào có thể trở thành tín hiệu manh mối dẫn tới câu trả lời đúng.
5. Câu trả lời đúng được đặt ngẫu nhiên trong dãy câu trả lời.
6. Không dùng dạng trả lời: không có câu (trả lời ) nào trên đây là đúng hoặc tất cả những câu ‎trên.
7. Không dùng các từ ngữ không bao giờ, luôn luôn trong câu trả lời nhiễu.
8. Không dùng các thế đồng nghĩa hoặc trái nghĩa trong dãy câu trả lời.

Nội dung đoạn văn cho biết điều gi?
Cảnh mùa xuân tươi đẹp
Loài chim én tìm nơi làm tổ vào mùa đông sau kì đi tránh rét
Hình dáng và hoạt động của loài chim én trong một thời tiết
Vẻ đẹp và đặc tính của loài chim én giúp cảnh mùa xuân thêm sinh động
MINH HỌA
Câu trả lời cần có cấu trúc và độ dài như nhau.
Câu trả lời cần có cấu trúc và độ dài như nhau.
Quan án phá được vụ án là nhờ đâu?
Công minh, quyết đoán
Thông minh, quyết đoán, nắm được tâm lí tội phạm
Muốn tìm ra sự thật.
Một câu hỏi chỉ có 1 câu trả lời đúng hoặc 1 câu trả lời tốt nhất.
Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B và C để tạo thêm các câu kể Ai làm gì?
Câu nhiễu phải có vẻ ngoài hợp lí, có liên quan đến nội dung câu hỏi đề cập

Bài văn tả cảnh trăng bắt đầu lên vào thời điểm nào trong ngày?
Thời điểm ngày chưa tắt hẳn
Mặt trăng đỏ như mặt trời
Cơn gió nhẹ hiu hiu thổi.
Trong câu hỏi không được đưa một yếu tố nào có thể trở thành tín hiệu manh mối dẫn tới câu trả lời đúng
Có thể thay từ thăm thẳm trong câu văn tả bầu trời ban đêm "Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao" bằng từ nào cùng nghĩa?
A. Sâu thẳm
B. Xanh thắm
C. Thắm tươi
Không dùng dạng trả lời: không có câu (trả lời ) nào trên đây là đúng hoặc tất cả những câu ‎trên.

Vì sao chim họa mi được gọi là nhạc sĩ giang hồ:
tự do rong ruổi bay chơi khắp nơi
tiếng hót như một điệu đàn
hót cho các bạn xa gần lắng nghe
cả ba phương án trên
Không dùng các từ ngữ không bao giờ, luôn luôn trong câu trả lời nhiễu
Vì sao cụ giáo Chu phải nói to một lần nữa với thầy giáo mình?
Cụ đồ bị nặng tai
Cụ đồ luôn phải nghe hai lần
Đám môn sinh trò chuyện ồn ào.
Nghĩa thầy trò, Tiếng Việt 5, t.2

Không dùng các từ ngữ không bao giờ, luôn luôn trong câu trả lời nhiễu
Vào lúc nào Cà Mau có sớm nắng chiều mưa?
Tháng bảy, tháng tám
Không bao giờ
Tháng ba, tháng tư.
Đát Cà Mau, Tiếng Việt 5, t.1

Không dùng các thế đồng nghĩa hoặc trái nghĩa trong dãy câu trả lời.

Từ nào cùng nghĩa với từ siêng năng?
cần cù
lười biếng
biếng nhác
chuyên cần
YÊU CẦU NỘI DUNG
Bộ đề TNKQ cần :
Quét rộng: phủ trọn vùng KT&KN
Tinh tế: buộc phải nhớ chi tiết và cụ thể
Cần yếu: có điểm nhấn trọng tâm về các KT&KN
Vừa sức: sát đặc điểm vùng và tâm lí lứa tuổi
Dễ nhân mẫu: cho dùng đại trà và chấm tự động
CẤU TRÚC HÓA BỘ ĐỀ
Cấu trúc hóa Bộ đề giúp hiện thực hóa 5 yêu cầu về nội dung.
Cấu trúc hóa Bộ đề:
Xác định tổng lượng câu hỏi
Xác định tỉ trọng:
Số câu hỏi của từng mạch KT&KN
Tỉ lệ khó/ dễ của các câu hỏi trong từng mạch.
CÔNG THỨC CẤU TRÚC HÓA
Năm 2004, các nhà giáo dục 10 nước Châu Á - Thái Bình Dương đã họp lại ở Băng Cốc và thống nhất được một công thức chung cho tính tổng lượng một Bộ đề TNKQ một môn học:
M x N x H
trong đó:
M: số mạch KT & KN một môn học
N: Số tiểu nhóm trong một mạch KT&KN
H: Số câu hỏi cho một tiểu nhóm.
Để tiện tính toán tự động, họ cho rằng, số mạch KT&KN của một môn học nên là 4, số tiểu nhóm nên là 3 và số câu hỏi cho lớp 3 nên là 3 và lớp 5 nên là 5. Như vậy, Bộ đề TNKQ vào cuối năm sẽ có tổng câu hỏi ở lớp 3 là 36 và ở lớp 5 là 60.
Tổng lượng Bộ đề TNKQ
Các tham số quyết định tổng lượng:
Khối lượng KT&KN cần kiểm tra
Mức độ khó/ dễ của đề
Trình độ nhận thức của HS
Đặc điểm tâm sinh lí HS
Thời gian HS làm bài
Khả năng xử lí dữ liệu tự động
Tổng lượng Bộ đề TNKQ
Công thức của các nhà GD Châu Á - Thái Bình Dương dựa trên thực tế phân phối đồng đều các mạch KT&KN ở từng môn học.
Khi một Chương trình không có sự cân đối này thì công thức này buộc phải chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế.
Tỉ trọng mức độ khó/dễ của các câu hỏi
10 nước Châu Á - Thái Bình Dương xác định tỉ trọng về độ khó của câu hỏi ở từng tiểu nhóm KT & KN theo phân loại SOLO như sau:

Cám ơn các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Nguyệt Thanh
Dung lượng: 525,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)