Tổng hợp đề thi KII ngữvăn các lớp cấp II

Chia sẻ bởi Lỡ Ngọc Sơn | Ngày 12/10/2018 | 90

Chia sẻ tài liệu: Tổng hợp đề thi KII ngữvăn các lớp cấp II thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Họ tên :......................................
Lớp : ..........................................
Số báo danh : ............................
ĐỀ THI HỌC KỲ II – NH : 2005 – 2006
KHỐI 6
Môn : Ngữ Văn Thời gian : 90 phút

Số phách





Điểm
Chữ ký của giám thị



Số phách

 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 5đ )
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các đáp án.
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…”
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập 2, trang 41)
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?
A-Biểu cảm B-Tự sự C-Miêu tả D-Nghị luận
Ngôi kể trong đoạn văn?
A-Ngôi thứ nhất B-Ngôi thứ ba C-Ngôi thứ hai D-Ngôi thứ nhất số nhiều
Thứ tự kể trong đoạn văn?
A-Không theo thứ tự nào
B -Nhân vật chính vượt thác - nhân vật chính ở nhà.
C-Từng động tác chống sào kết hợp so sánh với dượng Hương Thư ở nhà.
D-Từng động tác chống sào của dượng Hương Thư.
4-Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn trên?
A-Sáu từ B-Năm từ C-Bốn từ D-Ba từ
5-Trong câu:
… “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra,cặpmắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”…
Có bao nhiêu từ mượn?
A-Một từ B-Hai từ C-Ba từ D-Bốn từ
6-Trong đoạn văn trên, tác giả dùng phép so sánh mấy lần?
A-Một lần B-Hai lần C-Ba lần D-Bốn lần
7-Biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng trong đoạn văn sau?
“Măng chồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ trỗi dậy. Bẹ măng bọc kỹ thân cây non, ủ kỹ như áo mẹ trùm lần ngoài cho đứa con non nớt.”
A-So sánh . B-Nhân hoá. C-Ẩn dụ. D-So sánh và nhân hoá.
8-Nói đến văn bản nhật dụng, chủ yếu là nói đến phương diện nào?
A-Thể loại. B-Kiểu văn bản.
C-Tính chất nội dung văn bản. D-Hình thức nghệ thuật văn bản.




Không ghi trong phần này

 9-Văn bản nào là văn bản nhật dụng?
A-Cây tre Việt Nam. B-Lòng yêu nước. C-Động Phong Nha. D-Lao xao.
10-Khổ thơ sau đây chép thiếu một từ, tìm từ đúng nhất điền vào chỗ trống cho thích hợp:
… “ Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi ……………………
Chòm râu im phăng phắc”
A-Lặng yên. B-Trầm ngâm. C-Đinh ninh. D-Suy tư.
II - PHẦN TỰ LUẬN: (5đ)
Mỗi lần em bệnh, mẹ em (hoặc người thân) luôn kề cận chăm sóc em từng li từng tí. Hãy miêu tả hình ảnh của mẹ (hoặc người thân) trong lúc ấy.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6 –HK II

I-PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5đ) Mỗi câu làm đúng được 0,5 điểm
1.C ; 2.C ; 3.C ; 4.D ; 5.D ; 6.B; 7.D ; 8.C ; 9.C ; 10.C
II-PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
A-Mở bài: Giới thiệu khái quát về người được tả ( 1 điểm )
B-Thân bài: (3 điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lỡ Ngọc Sơn
Dung lượng: 19,45KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)