Tổng hợp - bản đồ tư duy

Chia sẻ bởi Lâm Thị Hằng | Ngày 14/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: tổng hợp - bản đồ tư duy thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




TÀI LIỆU TẬP HUẤN

CHUYÊN ĐỀ “TRƯỜNG THCS TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC” VÀ XÂY DỰNG ĐIỂN HÌNH VỀ “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”


Nhóm biên soạn: TS. Trần Đình Châu
TS. Phạm Văn Nam
TS. Đặng Thị Thu Thủy
TS. Phùng Khắc Bình
Và các tác giả Sổ tay “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”









THÁNG 01 NĂM 2011
THIẾT KẾ, SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ NHÀ TRƯỜNG
TS. Trần Đình Châu, Dự án Phát triển Giáo dục THCS II,
Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Mục tiêu:
- Hiểu được bản đồ tư duy và vai trò của nó trong đổi mới PPDH cũng như hỗ trợ công tác quản lý nhà trường.
- Vận dụng bản đồ tư duy vào công việc học tập các chuyên đề khác và nghiên cứu của học viên cao học quản lý giáo dục.
- Lập được bản đồ tư duy về kế hoạch công tác hoặc một bài dạy theo chuyên môn của mình.
- Có kế hoạch vận dụng vào công tác chuyên môn của mình và phổ biến cho nhà trường (cơ quan, đơn vị).
Nhiệm vụ : Tìm hiểu một số vấn đề chung về bản đồ tư duy, thiết kế sử dụng BĐTD hỗ trợ đổi mới PPDH và công tác quản lý nhà trường
Chuẩn bị: Máy tính, máy chiếu
Tài liệu.
Giấy A4, bút, bút màu, tẩy,..
Tiến trình thực hiện:
- Nghe giới thiệu về: Thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH và hỗ trợ công tác quản lý nhà trường.
- Học viên tự nghiên cứu tài liệu.
- Làm việc theo nhóm về các nội dung sau:
1/ Bản đồ tư duy là gì?Vai trò của bản đồ tư duy?
............................................................................................................................................. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2 /Những ưu điểm của BĐTD trong việc đổi mới phương pháp dạy học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................
3 /Những ưu điểm của BĐTD trong công tác quản lí giáo dục
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................
4/Những khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng BĐTD
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................
5/ Những ý kiến đề xuất trong việc thiết kế, sử dụng BĐTD đổi mới PPDH cũng như hỗ trợ công tác quản lý
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................
Nội dung chuyên đề:
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của mỗi người.
BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì... và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó được coi là sự lựa chọn cho toàn bộ trí óc hướng tới lối suy nghĩ mạch lạc. Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não. Theo Tony Buzan “một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ…” và “màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho BĐTD những rung động cộng hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo”.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức,... và lập kế hoạch công tác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Thị Hằng
Dung lượng: 12,05MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)