Tom tat luan van tot nghiep

Chia sẻ bởi Trần Thị Bích Hồng | Ngày 24/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Tom tat luan van tot nghiep thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

phát huy tính tích cực của học sinh qua sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học mĩ thuật ở tiểu học
Người hướng dẫn: Cử nhân Nguyễn Đức Vượng
Người thực hiện: SV Trần Thị Bích Hồng
Cấu trúc luận văn: 4 phần

a- phần mở đầu
1- Lí do chọn đề tài
2- Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4- Phương pháp nghiên cứu
5- Cấu trúc đề tài
b- Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phát huy tính tích cực của học sinh qua sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học Mĩ thuật ở Tiểu học
Chương 3: Thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học Trưng Vương

c- kết luận và ý kiến đề xuất
d-tài liệu tham khảo
Chương 2: Phát huy tính tích cực của học sinh qua sử dụng Đdtq trong giờ học Mĩ thuật ở Tiểu học
1- Sử dụng đdtq trong phân môn Vẽ theo mẫu
Để thực hiện những yêu cầu của phân môn này đặt ra, đồng thời phát huy được tính tích cực của HS trong quá trình học, GV cần lưu ý từ khâu chuẩn bị đdtq. đdtq ngoài yêu cầu là đối tượng cho HS quan sát, phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học. Nó còn có yêu cầu về mặt thẩm mĩ để thu hút sự tập trung chú ý của HS và tạo nên không khí nghệ thuật cho giờ học.
Đối với việc bày mẫu, GV cũng cần quan tâm tới yếu tố ánh sáng và tính thẩm mĩ. Đồng thời phải đảm bảo cho HS cả lớp đều quan sát mẫu ở tư thế thoải mái nhất. GV có thể tổ chức cho HS chuẩn bị mẫu và bày mẫu theo nhóm. Cách tổ chức này không ngừng tạo điều kiện cho HS hoạt động tích cực, hứng thú mà còn giúp các em chủ động trong việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Điều này góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho HS.
Trong quá trình khai thác kiến thức trên đdtq, GV cần linh hoạt, sáng tạo, phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau giúp HS tự giác và chủ động trong việc nắm rõ đặc điểm của đối tượng, nắm được quy trình vẽ,. HS phát huy được tính tích cực của bản thân qua quá trình tri giác và tư duy.
2- Sử dụng ĐDTQ trong phân môn Vẽ trang trí
Đối với vẽ trang trí, những kiến thức: hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, gam màu, hoạ tiết,. HS tiếp thu được đều thông qua quan sát mẫu. Như vậy đdtq không thể thiếu trong phân môn này. Đối với mỗi loại bài vẽ trang trí lại có những đồ dùng riêng để khai thác. Tuy nhiên, nếu GV nêu ngay kiến thức trên đồ dùng thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Nếu như GV sử dụng ĐDTQ trên cơ sở đa dạng hoá các phương pháp dạy học (trực quan, quan sát, gợi mở vấn đáp,.), HS cả lớp cùng quan sát, suy nghĩ và phát hiện vấn đề để trả lời câu hỏi thì tính tích cực của HS được phát huy.
Đặc biệt, GV có thể sáng tạo một số trò chơi để giờ học thêm sinh động, tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực của HS.
3- Sử dụng ĐDTQ trong phân môn Vẽ tranh
Một bài vẽ tranh hay, sinh động yêu cầu giáo viên phải có cách truyền tải kiến thức sinh động. GV chỉ trình bày bài giảng bằng lời nói suông thì không thu hút được sự chú ý của HS mà yêu cầu phải có ĐDTQ để minh hoạ. Như vậy, ĐDTQ trong phân môn này cũng quan trọng không kém ở hai phân môn Vẽ theo mẫu và Vẽ trang trí.
Sử dụng ĐDTQ, GV có thể phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Phương pháp phân tích, gợi mở vấn đáp có thể áp dụng để giúp HS liên hệ thực tế, tưởng tượng và nhớ lại những hình ảnh có liên quan đến đề tài: khung cảnh, màu sắc, hình dáng nhân vật,. Đây là khâu quan trọng để hình thành biểu tượng về nội dung đề tài cần thiết để vẽ tranh.
Phương pháp quan sát, trực quan,. được GV sử dụng khi khai thác kiến thức trên đồ dùng. HS quan sát, so sánh, phân tích, đối chiếu rồi đưa ra câu trả lời. HS sẽ dần dần hình thành các kiến thức cơ bản như: cách bố cục tranh, cách vẽ màu, quy trình vẽ tranh,. Phương pháp trò chơi có thể được sử dụng nhằm củng cố kiến thức bài học cho HS.
Lưu ý: Trong hoạt động 4 (nhận xét, đánh giá) của giờ học Vẽ tranh hay Vẽ trang trí, Vẽ theo mẫu thì các bài vẽ của học sinh cũng chính là những ĐDTQ quan trọng giúp phát huy tính tích cực của HS.
4- Sử dụng ĐDTQ trong phân môn Thường thức mĩ thuật
Thường thức mĩ thuật là phân môn nặng về lí thuyết nên HS rất dễ có cảm giác nhàm chán, không hứng thú với giờ học. Mặt khác HS phải xem tranh bằng phiên bản in trong SGK vừa nhỏ vừa khó trung thành với tranh thật nên tác dụng của bài học bị hạn chế. GV cần quan tâm khắc phục điều này để giờ học có chất lượng cao hơn. Trong điều kiện không có tranh gốc GV phải chuẩn bị tranh phiên bản đã được phóng to đủ để HS cả lớp quan sát. GV cần linh hoạt trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tránh tình trạng GV truyền thụ kiến thức một chiều, HS không được thoải mái bày tỏ quan điểm của mình về tác phẩm mĩ thuật. GV phải định hướng cho HS quan sát từ bao quát đến chi tiết và từ chi tiết nêu bật được nội dung tác phẩm.
Có thể sử dụng hình thức thảo luận cặp, nhóm để tìm hiểu về nội dung và hình thức của tác phẩm. Tổ chức trò chơi "Tập làm hướng dẫn viên" để HS có điều kiện để củng cố tri thức, ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn và phát triển kĩ năng nói, rèn luyện tinh thần tập thể,. Như vậy, tính tích cực của HS được phát huy.
5- Sử dụng ĐDTQ trong phân môn Tập nặn tạo dáng
Đối với phân môn này, ĐDTQ đầy đủ, đa dạng, có tính thẩm mĩ, phù hợp với nội dung bài học là điều kiện giúp GV truyền tải kiến thức bài học dễ dàng, HS sẽ càng hứng thú và có tích cực trong quá trình học.
Để HS hình thành biểu tượng ban đầu về đối tượng,. thì GV phải có tranh ảnh, mô hình cụ thể để HS quan sát. Trên cơ sở những gợi ý của GV, HS suy nghĩ, phân tích, cân nhắc để đưa ra câu trả lời về đặc điểm, hình dáng, màu sắc của đối tượng và hình thành cách nặn, tạo dáng.
ở bước hướng dẫn cách nặn, tạo dáng, GV phải thao tác một cách thuần thục để tạo ra những sản phẩm đẹp. Như vậy sẽ tạo cảm giác thích thú ở HS, các em sẽ có ham muốn làm ra những sản phẩm đẹp, tích cực trong quá trình thực hành.
Phương pháp trò chơi có thể được sử dụng nhằm phát huy tính tích cực của HS.
Chương 3: Thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật ở trường Tiểu học Trưng Vương
Qua việc dự giờ một số tiết học Mĩ thuật ở trường Tiểu học Trưng Vương, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng ĐDTQ trong dạy học Mĩ thuật còn nhiều bất cập:
Do đội ngũ GV còn thiếu (cả về mặt số lượng và chất lượng). Nhận thức về vai trò của ĐDTQ trong dạy học Mĩ thuật của GV còn nhiều hạn chế. ĐDTQ còn thiếu hoặc do GV ngại chuẩn bị. ở một số ít GV tuy đã biết cách khai thác kiến thức trên đồ dùng nhưng chưa thuần thục. Dạy học trên đồ dùng còn quá khuôn mẫu, máy móc. GV chưa sáng tạo được đồ dùng cũng như cách sử dụng đồ dùng vào trong bài học. Tất cả những lí do trên làm cho chất lượng giờ học, tính tích cực của HS không được phát huy hay phát huy không triệt để.
c- kết luận và ý kiến đề xuất
1- Kết luận
Phát huy tính tích cực của HS là yêu cầu đặt ra trong bất cứ bài học nào, của bất cứ phân môn nào của bộ môn Mĩ thuật. Để làm được điều đó, GV có thể áp dụng PP trực quan thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan, kết hợp với PP khác: kể chuyện, gợi mở vấn đáp, trò chơi,.Tuỳ vào từng bài cụ thể và từng phân môn cụ thể, GV sử dụng phương pháp nào cho phù hợp nhằm khai thác kiến thức ở đồ dùng một cách tối đa. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là phải tạo được không khí sôi nổi, kích thích được hứng thú của học sinh cả lớp tạo cho các em một tâm lí thoải mái, không gò bó, ép buộc, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi Tiểu học, có như vậy hiệu quả của giờ học đạt được mới cao. Và mục đích cuối cùng sâu xa hơn đó là nhằm giúp các em nắm được những kiến thức sơ đẳng ban đầu của bôn môn Mĩ thuật, hình thành ở các em một số kĩ năng cơ bản: quan sát, nhận xét, đánh giá, vẽ tranh,.và giáo dục thẩm mĩ cho các em. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần xây dựng một nhân cách toàn diện trong tương lai.
2- ý kiến đề xuất
- Cần chú ý tăng cường đội ngũ giáo viên chuyên dạy Mĩ thuật về cả số lượng và chất lượng bằng cách mở thêm các khoa sư phạm Mĩ thuật ở các trường sư phạm và trường Mĩ thuật để đáp ứng nhu cầu dạy và học Mĩ thuật trong cả nước hiện nay.
- Nâng cao chất lượng giáo viên Mĩ thuật ngay từ khi họ còn là sinh viên. Có thể tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm giỏi môn Mĩ thuật. Đối với giáo viên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để giáo viên củng cố kiến thức, phương pháp dạy học.
- Giáo dục cho sinh viên sư phạm và giáo viên hiểu rõ vai trò của môn học Mĩ thuật ở tiểu học để từ đó giúp cho việc dạy học môn Mĩ thuật đi vào nề nếp để môn Mĩ thuật không bị coi là môn học phụ trong chương trình học của các em.
- Cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho môn Mĩ thuật.
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo đồ dùng dạy học môn Mĩ thuật trong sinh viên và giáo viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Bích Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)