Toán th

Chia sẻ bởi Phan Thúy Linh | Ngày 12/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: toán th thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

THIẾT KẾ BÀI HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
Danh sách nhóm
Phạm Minh Thuận Lê Thanh Thanh
Huỳnh Thiên Thương Cơ Nai H Nguyệt
Nguyễn Tấn Trường Võ Thị Hoài Thu
Phan Thị Thùy Linh Trần Anh Thi
Nguyễn Hoàng Hồng Lê Nguyễn Thị Nhựt Thi
Phạm Thị Ngọc Quyên Hồ Lê Kiều Châu
Ngô Hải Bích Võ Huỳnh Trà Ly
CẤU TRÚC
Kĩ thuật thiết kế bài học là một công việc phức tạp và đầy sáng tạo.
Ở tiểu học, tiết dạy học toán bao gồm:
Tiết hình thành kiến thức mới
Tiết luyện tập
Tiết ôn tập
Tiết kiểm tra
Tiết ngoại khóa.
Khái quát
Phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ môn toán tiểu học.
Xuất phát từ đặc điểm cấu trúc nội dung và quán triệt đặc thù các phương pháp.
Chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý và phù hợp với sự phát triển tư duy của học sinh.
Phải tính đến điều kiện dạy và học, điều kiện sống của học sinh.
Phải lưu ý đặc thù, tính chất giờ học, môn học.
Xác định rõ và đầy đủ mục tiêu, nội dung, mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng và phát triển tư duy.
Lựa chon, phối hợp linh hoạt các phương pháp, phương tiện và HTTC dạy học.
Cân đối và điều chỉnh nội dung đúng trọng tâm, hệ thống, đa dạng…
Soạn cụ thể cách đặt vấn đề, hệ thống câu hỏi, dự kiến câu trả lời và những khó khăn của học sinh…
Các đồ dùng dạy học và các đồ dùng trực quan cần được chuẩn bị chu đáo…
Dự kiến cách trình bày bảng.
Rà soát lại, cân đối điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu đúng trọng tâm, dự kiến thời gian cho từng hoạt động.
Lưu ý rút kinh nghiệm giờ dạy để bổ sung và chỉnh lý lại nội dungcho tiết dạy năm sau và loại kế hoạch bài dạy phù hợp với loại bài.

Cần nắm vững yêu cầu kiến thức, kỹ năng, cơ bản cần đạt được đối với học sinh tiểu học.
Có thể tham khảo một số tài liệu để thiết kế bài học.
Lựa chọn phương pháp, phương tiện, HTTC phù hợp với từng bài và ứng dụng nhiều PPDH hiện đại.
Nắm vững đặc điểm tình hình, cơ sở vật chất và đặc điểm của học sinh.
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch dạy học
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học
Chú ý: Khi xác định mục tiêu trong từng tiết dạy
Bao gồm giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kĩ năng khi học toán và thái độ cần có đối với môn toán.
Xác định mục tiêu tiết dạy là vấn đề then chốt khi chuẩn bị lên lớp, là chuẩn quyết định tiết dạy có hiệu quả hay không.
Được lượng hóa bằng các động từ hành động. Gồm các động từ thuộc các mảng: kiến thức, kĩ năng và thái độ.
a.. Mục tiêu dạy học
Chú ý: Khi xác định mục tiêu trong từng tiết dạy:
Đọc kỹ nội dung bài học trong sách giáo khoa, sách giáo viên.
Cần nắm được sau khi học xong, học sinh cần nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và có thể giáo dục hoc sinh như thế nào.
Xác định vị trí của bài học.
Nắm được trình độ của học sinh.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học
Ví dụ:
Bài “ Diện tích hình bình hành” _ Toán 4 có mục tiêu sau:
Hình thành công thức tính và biết cách diện tích hình bình hành.
Học sinh có kỹ năng thực hành tính và tính đúng diện tích hình bình hành theo các số đo trước, bước đầu biết vận dụng công thức để giải toán.
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận trong tính toán, giải toán.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học
Nhóm 1: các đồ dùng, vật dụng trực quan, cụ thể. Gồm vật tư, vật mẫu, mô hình, hình ảnh, bảng chống lóa…
Nhóm 2: Tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, vở bài tập, phiếu học tập…
Nhóm 3: Các thiết bị hiện đại: máy vi tính, máy chiếu, đĩa CD, đèn chiếu, băng hình…
b. Các đồ dùng dạy học
Định ra kiến thức trọng tâm, đa dạng, phù hợp với đối tượng học sinh, hợp lý về thời gian… nhằm đạt được mục tiêu.
Cần nêu tên từng hoạt động và thời lượng tương ứng, dự kiến tiên hành theo một trình tự hợp lý…
Cần xác định rõ mục tiêu và thời gian cho từng hoạt động, nên tổ chức theo nhóm nào, khi nào dạy cho cả lớp , dạy cá nhân hay trò chơi…
c. các hoạt động dạy học chủ yếu
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học
Bước kiểm tra bài cũ:
Khoảng 3 – 5 phút
Dự kiến hình thức kiểm tra: kiểm tra miệng, viết hoặc kết hợp kiểm tra miệng và vở bài tập.
Dự kiến số lượng và tên học sinh cần kiểm tra.
Dự kiến câu hỏi hoặc các bài tập cần kiểm tra hoặc chuẩn bị phiếu kiểm tra
c. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bước dạy bài mới
Các bước lên lớp
Thời gian khoảng 8 – 10 phút. Giáo viên cần dự kiến
Cách đặt vấn đề, chọn cách vào bài để học sinh nhận thức được mục đích và kế hoạch tiết học.
Các phương pháp, HTTC dạy học, những đồ dùng dạy học: bảng phụ, tranh vẽ, mô hình, sơ đồ, sách giáo khoa …
Các biện pháp để học sinh tích cực tham gia bài học. Các cách đánh giá KHHT của học sinh.
Dự kiến tình huống, khó khăn, sai lầm của học sinh.
Dự kiến cách trình bày bảng cho hợp lý, khoa học.
Bước luyện tập _ thực hành
Các bước lên lớp
Khoảng 15 – 20 phút
Các bài tập luyện tập, thực hành sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với trình độ học sinh.
Dự kiến các bài sẽ tiến hành lên lớp , bài nào sẽ giao cho học sinh về nhà làm.
Dự kiến các khó khăn, sai lầm học sinh có thể mắc phải.
Dự kiến cách giúp học sinh yếu và học sinh giỏi khai thác tốt hơn nội dung bài tập trong tiết học.
Bước củng cố, dặn dò:
Các bước lên lớp
Khoảng 3 – 5 phút
Dự kiến hệ thống câu hỏi để kiểm tra sự lĩnh hội bài học của học sinh.
Thiết kế trò chơi củng cố bài học và kết hợp đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Khi dặn dò công việc cho học sinh về nhà, xác định cụ thể bài nào làm, bài nào học thuộc lòng…
Dự kiến cách hướng dẫn học sinh ôn lại các kiến thức có liên quan, những đồ dùng học tập liên quan đến bài học sau.
Cảm ơn cô và các bạn
lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thúy Linh
Dung lượng: 3,59MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)