Toàn bộ quyển 1 SGV

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Dương | Ngày 14/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Toàn bộ quyển 1 SGV thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Phần 2
Giới thiệu một số giáo án
Chương 1:
Làm quen với tin học và máy tính điện tử
Bài 1 : Thông tin và tin học
I/Mục đích và yêu cầu:
-Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu.
-Biết các dạng cơ bản của thông tin.
-Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người và tin học là ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin tự động bằng máy tính điện tử.
-Biết quá trình hoạt động thông tin của con người.
-Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
II/Phương pháp và phương tiện
- Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét.Tận dụng vốn hiểu biết một cách tự nhiên của học sinh.
-Học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát và tổng kết.
III/ Lưu ý sư phạm:
Nên để học sinh tự cảm nhận đúng dần dần các khái niệm, không đòi hỏi học sinh hiểu các định nghĩa, khái niệm một cách chính xác khoa học ngay.Tận dụng các kiến thức học sinh có thể đã biết qua đời sống xã hội .Có thể coi học sinh đã biết một số kiến thức để xây dựng khái niệm , kiến thức mới sau đó sẽ quay lại chính xác hóa kiến thức được coi là đã biết của học sinh sau
IV/Nội dung

Nội dung -hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh

Hoạt động 1: Đặt vấn đề về “ thông tin”
Đặt một câu hỏi để dẫn dắt đến khái niệm thông tin , ví dụ một câu hỏi đưa trực tiếp vấn đề:
Câu 1: Các hiểu biết về một con người hay một đối tượng cụ thể gọi là ?
Cũng có thể giáo viên đưa ra một vật dụng và cho học sinh mô tả- từ đây đưa ra khái niệm thông tin :
“ sự hiểu biết về một đối tượng”













Hoạt động 2:Các dạng biểu diễn thông tin.Tương tự trên giáo viên có thể đặt trực tiếp bằng phương pháp trao đổi hoặc phát vấn, ví dụ :
Câu 2: Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào?
Hay đặt vấn đề về cách thông tin của các thời kì qua đó kết luận về dạng thông tin cơ bản có 3 dạng mà máy tính có thể tiếp nhận được
Từ đây nói đến các dạng thông tin : văn bản –âm thanh – hình ảnh
Có thể mở rộng hơn về các dạng thông tin khác như phim ảnh và các dạng như mùi vị, cảm giác … nhấn mạnh đây là phạm trù mà máy tính hướng tới nên chưa đưa ra ở đây.



Hoạt động 3: Đưa ra khái niệm xử lí
Có thể đặt vấn đề chế biến một món ăn hoặc tạo ra một vật dụng từ nguyên liệu có sẵn, ví dụ :
Câu 3: Trong cuộc sống cái quan trọng là biết vận dụng cái gì ta biết vào cuộc sống.
Ví dụ: Chuẩn bị đi công việc thấy chuồn chuồn bay thấp, ta mang theo áo mưa vì biết sẽ mưa … Quá trình từ vài một thông tin em có, em đưa ra một kết luận –Theo em gọi là gì ?






Hoạt động 4 : Bộ xử lí
Có thể hướng dẫn quan sát các thiết bị dân dụng như bộ điều khiển từ xa cảu máy chiếu, ti vi, bộ điều khiển …. từ đây đưa ra khái niệm bộ xử lí và vi xử lí.


Câu 4: Thông thường em thấy một thiết bị điện tử như ti vi, máy điều khiển không khí. Ví dụ: tắt mở, điều chỉnh nhiệt độ, âm thanh…..; theo em các thiết bị đó được gọi là gì ?
Kết luận : bộ xử lí chính là phần quan trọng nhất trong một máy tính điện tử. Chương trình môn học này gọi là môn Tin học – môn học về xử lí thông tin chủ yếu với một máy tính điện tử .




Cho học sinh tình nguyện phát biểu.
(Học sinh trả lời và nhờ vài học sinh khác nhận xét)















Cho HS tình nguyện phát biểu
(HS trả lời và đè nghị học sinh đưa ra dẫn chứng cụ thể)












































Đánh giá nhận xét và cho kết luận –vi xử lí – cho học sinh kể thêm một số thiết bị có vi xử lí và nhận xét làm sao cho các em biết có nó.




Giới thiệu về môn tin học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Dương
Dung lượng: 16,20MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)