Toán
Chia sẻ bởi lý thị thanh thúy |
Ngày 08/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: toán thuộc Toán học 3
Nội dung tài liệu:
Ý nghĩa môi trường của hạt kết đất
Trong tự nhiên, hạt đất không phải ở trạng thái riêng rẽ, rời rạc, mà chúng thường được kết gắn lại với nhau nhờ những lực: lực Vandecvan, lực liên kết hóa học, lực nén cơ học, sự ngưng kết tủa keo, ….hình thành nên hạt kết của đất.
Ở mỗi loại đất khác nhau, hay mỗi tầng của một phẫu diện đất, đều có những loại hạt kết đặc trưng khác nhau về hình dạng, kích thước và đặc tính cơ bản.
- Về hình dạng: hạt kết đất trong tự nhiên thường gặp 3 dạng là: dạng viên, dạng cột và dạng phiến.
- Về kích thước: dựa vào đường kính hạt gồm có 4 loại: tảng(> 10mm), hạt lớn(0,5 – 10 mm), hạt nhỏ( 0,25 – 0,5 mm), vi hạt kết( < 0,25 mm)
- Đặc tính cơ bản của hạt kết quan trọng nhất là độ bền vững của hạt kết về mặt cơ giới, cũng như độ bền vững đối với nước, tiếp theo là độ hổng của hạt kết.
Độ bền vững hạt kết, đặc biệt là độ bền vững trong nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó làm cho đất không bị phân tán, chống lại quá trình rửa trôi, nhất là những vùng đất dốc.
Hạt kết có độ hổng lớn, giúp cho đất khắc phục được tình trạng mâu thuẫn giữa chế độ nước và chế độ không khí, việc cung cấp thức ăn cho cây trồng có nhiều thuận lợi.
Theo các nhà thổ nhưỡng thì, những đất luôn ở trạng thái bão hòa nước thì kích thước hạt kết gần 10 mm là tốt , còn những vùng khô hạn kích thước khoảng 2 mm. Những hạt kết kích thước từ 0,05 – 0,25 mm có ảnh hưởng nhiều đến độ phì nhiêu của đất, kích thước hạt 0,01 – 0,05 mm tăng độ trữ ẩm cho đất. Nhưng kích thước hạt kết từ 0,005 – 0,01 mm lại có tác dụng không tốt, cản trở tính dẫn nước, tính thông khí của đất, làm cho nước dễ bị bốc hơi.
Vì vậy, việc xác định thành phần hạt kết và độ bền vững của chúng trong nước có ý nghĩa rất lớn, giúp cho những nhà làm công tác nông nghiệp đánh giá độ phì nhiêu của đất một cách toàn diện hơn.
Trong tự nhiên, hạt đất không phải ở trạng thái riêng rẽ, rời rạc, mà chúng thường được kết gắn lại với nhau nhờ những lực: lực Vandecvan, lực liên kết hóa học, lực nén cơ học, sự ngưng kết tủa keo, ….hình thành nên hạt kết của đất.
Ở mỗi loại đất khác nhau, hay mỗi tầng của một phẫu diện đất, đều có những loại hạt kết đặc trưng khác nhau về hình dạng, kích thước và đặc tính cơ bản.
- Về hình dạng: hạt kết đất trong tự nhiên thường gặp 3 dạng là: dạng viên, dạng cột và dạng phiến.
- Về kích thước: dựa vào đường kính hạt gồm có 4 loại: tảng(> 10mm), hạt lớn(0,5 – 10 mm), hạt nhỏ( 0,25 – 0,5 mm), vi hạt kết( < 0,25 mm)
- Đặc tính cơ bản của hạt kết quan trọng nhất là độ bền vững của hạt kết về mặt cơ giới, cũng như độ bền vững đối với nước, tiếp theo là độ hổng của hạt kết.
Độ bền vững hạt kết, đặc biệt là độ bền vững trong nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó làm cho đất không bị phân tán, chống lại quá trình rửa trôi, nhất là những vùng đất dốc.
Hạt kết có độ hổng lớn, giúp cho đất khắc phục được tình trạng mâu thuẫn giữa chế độ nước và chế độ không khí, việc cung cấp thức ăn cho cây trồng có nhiều thuận lợi.
Theo các nhà thổ nhưỡng thì, những đất luôn ở trạng thái bão hòa nước thì kích thước hạt kết gần 10 mm là tốt , còn những vùng khô hạn kích thước khoảng 2 mm. Những hạt kết kích thước từ 0,05 – 0,25 mm có ảnh hưởng nhiều đến độ phì nhiêu của đất, kích thước hạt 0,01 – 0,05 mm tăng độ trữ ẩm cho đất. Nhưng kích thước hạt kết từ 0,005 – 0,01 mm lại có tác dụng không tốt, cản trở tính dẫn nước, tính thông khí của đất, làm cho nước dễ bị bốc hơi.
Vì vậy, việc xác định thành phần hạt kết và độ bền vững của chúng trong nước có ý nghĩa rất lớn, giúp cho những nhà làm công tác nông nghiệp đánh giá độ phì nhiêu của đất một cách toàn diện hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: lý thị thanh thúy
Dung lượng: 27,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)