Toan 6

Chia sẻ bởi Ngô Đặng Bảo Ngọc | Ngày 12/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: toan 6 thuộc Số học 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Nêu khái niệm truyện ngụ ngôn?
b) Sau khi học xong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 2 (1,0 điểm):
Nêu ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh ?
Câu 3 (2,0 điểm):
a) Trong các câu sau, câu nào có từ “xuân”được dùng với nghĩa gốc, câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
b) Chỉ ra từ dùng sai trong câu văn dưới đây và sửa lại cho đúng?
Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
Câu 4 (5,0 điểm):
Đóng vai Sơn Tinh (hoặc Thuỷ Tinh) kể lại truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
——————HẾT——————
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6
Câu
Yêu cầu về nội dung kiến thức
Điểm

Câu 1
(2,0 điểm)
a. HS nêu được khái niệm truyện ngụ ngôn:
– Là truyện dân gian
– Kể bằng văn xuôi hoặc văn vần
– Mượn chuyện về loài vật, đồ vật, hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
– Nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
(HS viết khái niệm thành câu văn, ở đây tách ý để giám khảo chấm cho thuận lợi)

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
 
0,25 điểm
 


b. HS có thể rút ra một số bài học cho bản thân:  
– Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân
– Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác. Nếu chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt, thậm chí phải đổi bằng mạng sống.
– Có ý thức học hỏi để thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh.
( Yêu cầu viết thành đoạn văn, nếu không viết đoạn thì trừ 0,25 điểm)

0,25 điểm
 
0,5điểm
 
0,25 điểm

Câu 2
(1,0 điểm)
 
* Nêu được ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”:
– Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

– Thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

– Chi tiết niêu cơm thần kì góp phần làm tăng sự li kì,  hấp dẫn cho câu chuyện.

* Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa. Yêu cầu viết thành đoạn văn, nếu không viết đoạn thì trừ 0,25 điểm.

 
0,5 điểm
 
0,25điểm
 
 
0,25điểm

Câu 3
(2,0 điểm)
 
a) HS xác định nghĩa của mỗi từ xuân:
– Từ “xuân” (1) là nghĩa gốc: chỉ mùa xuân – mùa khởi đầu của một năm, cây cối đâm chồi, nảy lộc.
– Từ “xuân” (2) là nghĩa chuyển: Đất nước ngày càng phát triển đi lên, chỉ cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
(* HS xác định đúng mỗi câu được 0,5 điểm
* HS xác định đươc nghĩa gốc, nghĩa chuyển mà không giải thích nghĩa thì cho 1/2 số điểm)

0,5 điểm
 
0,5 điểm


b) HS xác định được từ dùng sai và tìm từ thay thế:
– Từ dùng sai: linh động
– Sửa: thay từ  linh động bằng từ “sinh động”

0,5 điểm
0,5 điểm

Câu 4
(5 điểm)
 
a) Yêu cầu về hình thức: – Thể loại văn tự sự (kể chuyện sáng tạo)- Đối tượng kể: Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
– Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài
– Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, ngữ pháp
– Ngôi kể: thứ nhất, xưng “tôi” (nhập vai Sơn Tinh hoặc Thuỷ Tinh) b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Đặng Bảo Ngọc
Dung lượng: 95,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)