Toán 2

Chia sẻ bởi Lương Chí Tân | Ngày 12/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: toán 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
1
CHÀO MỪNG THẦY CÔ VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ KHỐI 2
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
2
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN 2 + 3
I/ PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Nội dung kiến thức, kĩ năng toán học của chương trình toán 2 là kiến thức đã có đối với giáo viên (GV ), nhưng ìa kiến thức chưa có đối với HS, nó tồn tại bên ngoài tư duy HS. GV sử dụng phương pháp dạy học toán tiểu học nói chung và phương pháp dạy học toán 2 nói riêng để giúp HS lĩnh hội kiến thức kĩ năng toán. HS lĩnh hội kiến thức kĩ năng nhờ thính giác ( nghe ), tri giác ( nhìn ) và tư duy ( suy nghĩ – nhớ ). Tương ứng trong trường hợp này GV sử dụng phương pháp dạy học kiểu áp đặt, thông báo kiến thức cho học sinh.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
3
HS lĩnh hội kiến thức không chỉ nhờ thính giác (nghe ), tri giác ( nhìn ) và tư duy ( suy nghĩ –nhớ ) mà còn có sự tham gia phối hợp của các hoạt động như cầm nắm, tách, gộp, phân tích, tổng, hợp, viết, nói…Trong trường hợp này GV phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp học để hướng dẫn HS tự tìm tòi, phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức cho chính mình .
Các phương pháp dạy học toán thường vận dụng ở Tiểu học là:
+ Dạy học học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề ;
+ Phương pháp gợi mở – vấn đáp ;
+ Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học ( phương pháp trực quan ).
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
4
+Sử dụng trò chơi học tập;
Lí luận về các phương pháp dạy học này được trình bày ở phần chung, GV có thể tham khảo.
Làm thế nào để GV biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trên? Xin được chỉ dẫn: Trong giờ học, GV dạy học theo hình thức tổ chức các hoạt động học toán cho từng HS thì sẽ phải phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học trên.
Một giờ học, GV biết cách tổ chức hướng dẫn cho HS hoạt động sẽ tạo ra không khí thoải mái, không căng thẳng trong giờ học; HS tự phát hiện chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên nhờ chính hoạt động của các em; HS nào cũng được tham gia và có thể thực hiện được từ đó
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
5
luôn tạo ra tính tự tin trong học toán; GV có điều kiện để phát hiện, HD cho từng đối tượng HS, rèn luyện PP tự học cho HS; HD học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác; rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; rèn kĩ năng tự đánh giá của trò.
Vì vậy trong dạy toán, GV nhất thiết phải tổ chức các hoạt động cho HS. Để tổ chức giờ học toán theo hình thức hoạt động có hiệu quả, GV cần nắm được:
Các bước dạy học toán theo hình thức tổ chức hoạt động: ( 5 bước)
Bước 1: Nhận biết nội dung kiến thức, kĩ năng HS cần lĩnh hội.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
6
Bước 2: Tường minh kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội ra các đồ dùng trực quan ( các mô hình, hình vẽ, kí hiệu..)
Bước 3: Thiết kế thành các hoạt động để hình thành các kiến thức, kì năng.
Bước 4: Tổ chức các hoạt động học bằng các việc làm cụ thể với các đồ dùng trực quan ( trên các mô hình, hình vẽ, kí hiệu.. ) đã được thiết kế, để HS tự làm việc, phát hiện hình thành kiến thức mới.
Bước 5: Tổ chức cũng cố các kiến thức và kĩ năng thông qua các bài tập với các hình thức khác nhau.
Các bước dạy học toán theo hình thức tổ chức hoạt động trên được GV thể hiện ở kế hoạch mỗi bài soạn ( xem phần bài soạn minh hoạ ) và tiến trình giờ học cụ thể.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
7
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ:
1. Phương pháp dạy học nội dung số học.
2. Phương pháp dạy học nội dung đại lượng và đo đại lượng.
3. Phương pháp dạy học nội dung yếu tố hình học.
4. Phương pháp dạy học giải toán có lời văn.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
8
1.Phương pháp dạy học nội dung số học:
1.1 Phương pháp dạy học nội dung các số tự nhiên đến 1000
Dạy về đơn vị, chục, trăm, nghìn. Mối quan hệ: 10 đơn vị làm thành 1 chục, 10 chục làm thành 1 trăm,10 trăm làm thành 1 nghìn:
- Ôn tập “ đơn vị”
+ GV và HS lấy các đồ vật có xung quanh hoặc bộ ô vuông có trong bộ thiết bị dạy học tối thiểu.
+ Lấy một đồ vật ( que tính ) hoặc một ô vuông …cho HS ghi số 1 ( 1 đơn vị ) biểu thị số đồ vật hoặc số ô vuông.
+ Lấy hai đồ vật ( que tính ) hoặc hai ô vuông … cho HS ghi số 2 ( 2 đơn vị ) biểu thị số đồ vật hoặc số ô vuông.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
9
+ Lấy ba đồ vật ( que tính ) hoặc ba ô vuông …cho HS ghi số 3 ( 3 đơn vị ) biểu thị số đồ vật hoặc số ô vuông.
…………………………………………………………………
+ Lấy chín đồ vật ( que tính ) hoặc chín ô vuông…cho HS ghi số 9 ( 9 đơn vị ) biểu thị số đồ vật hoặc số ô vuông.
- Ôn tập “ chục”
+ Lấy chín đồ vật (que tính ) hoặc chín ô vuông, lấy tiếp một đồ vật (que tính ) hoặc một ô vuông…cho HS ghi số 10 (10 đơn vị ) biểu thị số đồ vật hoặc số ô vuông ( lúc này dùng hình vuông trong bộ thiết bị trên đó có biểu diễn 10 ô vuông thay thế ).
+ 10 đơn vị làm thành 1 chục.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
10
Các số tròn chục:
+ Lấy một hình chữ nhật có biểu diễn 10 ô vuông cho HS ghi số 10 (10 đơn vị - gồm 1 chục và 0 đơn vị ) biểu thị số ô vuông.
+ Lấy hai hình chữ nhật như trê cho HS ghi số 20 (20 đơn vị - gồm 2 chục 0 đơn vị ) biểu thị số ô vuông.
+ Lấy ba hình chữ nhật trên cho HS ghi số 30 (30 đơn vị - gồm 3 chục 0 đơn vị ) biểu thị số ô vuông
……………………………………………………………………...
+ Lấy chín hình chữ nhật như trên, cho HS ghi số 90 ( 90 đơn vị - gồm 9 chục 0 đơn vị ) biểu thị số ô vuông.
- Ôn tập “ trăm”
Cách làm tương tự như ôn tập chục.
10 chục làm thành 1 nghìn.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
11
Nghìn
Cách làm tương tự như ôn tập chục.
10 trăm làm thành 1 nghìn.
Các số tròn trăm
+ Lấy các hình vuông trên đó có biểu diễn 100 ô vuông, cho HS nhận biết các trăm.
+ Lấy một hình vuông có biểu diễn 100 ô vuông, cho HS ghi số 100 (100 đơn vị - gồm 1 trăm, 0 chục, 0 đơn vị ) biểu thị số ô vuông.
+ Lấy hai hình vuông như trên,cho HS ghi số 200 (200 đơn vị - gồm 2 trăm, 0 chục, 0 đơn vị )biểu thị số ô vuông.
+ Lấy ba hình vuông như trên, cho HS ghi số 300 ( 300 đơn

Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
12
Vị - gồm 3 trăm, 0 chục, 0 đơn vị ) biểu thị số ô vuông.
………………………………………………………………………
+ Lấy chín hình vuông như trên, cho HS ghi số 900 (900 đơn vị - gồm 9 trăm,0 chục, 0 đơn vị ) biểu thị số ô vuông.
So sánh các số tròn trăm, thứ tự các số tròn trăm :
Bước 1: Tổ chức so sánh số trên mô hình:
+ Lấy 2 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100 ô vuông, đọc: 2 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.
+ Lấy 3 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100 ô vuông,đọc : 3 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.
+ So sánh số ô vuông : có 3 trăm ô vuông lớn hơn 200 ô vuông hoặc có 200 ô vuông bé hơn 3 trăm ô vuông( nói gọn 3 trăm lớn hơn 2 trăm hoặc 2 trăm bé hơn 3 trăm ).
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
13
Bước 2: Từ mô hình viết kết quả so sánh các số tròn trăm.
+ Viết 300 > 200 ( 200 < 300 ).
+ Làm tương tự có : 400 < 500……..
Bước 3 : Nhận xét đưa ra cách so sánh các số tròn trăm.
Trong các số tròn trăm, số nào có chữ số tròn trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Ví dụ: So sánh 600 với 800: Vì 8 > 6 vậy 800 > 600.
Đọc, viết tròn chục từ 110 đến 200:
Bước 1: Đọc số trên mô hình.
+ Lấy 1 hình vuông biểu diễn 100 ô vuông và hình chữ nhật biểu diễn 10 ô vuông, đọc: 1 trăm, 1 chục, 0 đơn vị; một trăm mười.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
14
+ Lấy tiếp 1 hình chữ nhật biểu diễn 10 ô vuông, đọc: 1 trăm, 2 chục, 0 đơn vị; một trăm hai mươi.
+ Lấy tiếp 1 hình chữ nhật biểu diễn 10 ô vuông,đọc: 1 trăm, 3 chục, 0 đơn vị; một trăm ba mươi.
……………………………………………………………………….
Làm tương tự có 190, 200.
Bước 2: Từ mô hình viết số tròn chục và đọc số.
+ Từ mô hình: 1 hình vuông biểu diễn 100 ô vuông và 1 hình chữ nhật biểu diễn 10 ô vuông, đọc: 1 trăm, 1 chục, 0 đơn vị; viết 110 – đọc: một trăm mười.
+ Từ mô hình: 1 hình vuông biểu diễn 100 ô vuông và 2 hình chữ nhật biểu diễn 10 ô vuông, đọc: 1 trăm, 2 chục,0 đơn vị; viết 120 – đọc: một trăm hai mươi.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
15
+ Từ mô hình 1 hình vuông biểu diễn 100 ô vuông và hình chữ nhật biểu diễn 10 ô vuông, đọc: 1 trăm, 3 chục, 0 đơn vị; viết 130 – đọc: một trăm ba mươi.
………………………………………………………………………
Làm tương tự có 190, 200.
Bước 3: Từ đọc số viết số bằng chữ số.
Một trăm mười – viết 110
Một trăm hai mươi – viết 120.
………………………………………………………………………
So sánh các số tròn chục từ 110 đến 200:
Thực hiện các bước như so sánh các số tròn trăm chỉ khác lấy ô vuông:
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
16
Bước 1: Tổ chức so sánh các số trên mô hình:
+ Lấy 1 hình vuông biểu diễn 100 ô vuông và 1 hình chữ nhật biểu diễn ô vuông, đọc: 1 trăm,1 chục,0 đơn vị; viết 110 – đọc: một trăm mười.
+ Lấy 1 hình vuông biểu diễn 100 ô vuông và 2 hình chữ nhật, mỗi hình biểu diễn 10 ô vuông, đọc: 1trăm, 2chục,0 đơn vị; viết 120 – đọc: một trăm hai mươi.
+ So sánh số ô vuông: 1 trăm, 2chục ô vuông lớn hơn 1 trăm, 1 chục ô vuông hoặc có 1 trăm, 1chục ô vuông bé hơn 1 trăm, 2 chục ô vuông (nói gọn 120 lớn hơn 110 hoặc 110 bé hơn 120)
Bước 2: Từ mô hình viết kết quả so sánh các số tròn chục bằng chữ số.
Viết 120 > 110 ( 110 < 120 ).
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
17
Bước 3: Nhận xét đưa ra cách so sánh các số tròn chục khi các chữ số háng trăm có giá trị như nhau.
Trong các số tròn chục có cùng chữ số hàng trăm,số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Ví dụ: So sánh 140 với 150: Vì 5 > 4 vậy 150 > 140.
Đọc, viết các số từ 101 đến 110; đọc, viết và so sánh các số từ 111 đến 200.
Đọc, viết các số có 3 chữ số và so sánh các số có 3 chữ số.
Làm tương tự như đọc viết, so sánh các số tròn chục từ 110 đến 200.
Viết số thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
Bước 1: Cho số có 3 chữ số, HS nhận biết số đã cho gồm có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
18
Ví dụ, số 456 gồm 4 trăm 5 chục 6 đơn vị.
Bước 2: Viết số đã cho thành tổng các trăm, các chục và đơn vị.
456 = 400 + 50 + 6
1.2.Phương pháp dạy các phần bằng nhau của đơn vị 1/2; 1/3; 1/4; 1/5 ( 4 bước)
Bước 1: Tổ chức cho HS chia một đơn vị (toàn thể) thành các phần bằng nhau hoặc nhận xét hình (cái toàn thể) đã cho được chia thành mấy phần bằng nhau.
Bước 2: Tổ chức cho HS tô hoặc lấy đi một phần bằng nhau hoặc nhận xét hình đã cho người ta tô đậm hoặc lấy đi một phần bằng nhau.
Bước 3: Tổ chức cho HS đọc kết quả: Lấy đi hoặc tô đậm một phần mấy của hình(đơn vị hoặc toàn thể).
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
19
- Bước 4: Tổ chức cho HS viết kết quả phần tô đậm hoặc lấy đi bằng kí hiệu: 1 ; 1 ; 1 ; 1.
1.3.Phương pháp dạy học “ các phép tính”
1.3.1. Dạy phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (4 bước)
Dạy bảng cộng trong phạm vi 20, cách đặt tính và tính.
Mỗi bảng cộng được dạy theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chức cho HS thực hiện phép cộng hai số với que tính
+ Nếu hình thành bảng cộng 9 cộng với một số(5), cho HS gộp 9 que tính với 1 que để được 1 chục que tính.
+ Cho HS gộp 1 chục que với số que tính lẻ còn lại.
+ Cho HS đọc kết quả: 9 cộng với… bằng…
Bước 2: Tổ chức cho HS thực hiện phép cộng hai số với các chữ số
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
20
Bước 3: Tổ chức cho HS tính nhẩm trong đầu.
Bước 4: Tổ chức cho HS đặt tính và tính.
- Dạy phép cộng có nhớ trong phạp vi 100 theo các bước sau: (4 bước)
Bước 1: Tổ chức cho HS cách thực hiện phép cộng hai số với que tính.
Bước 2: Tổ chức cho HS đặt tính.
Bước 3: Tổ chức cho HS cách thực hiện phép cộng hai số với các chữ số.
1.3.2. Dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100
Dạy bảng trừ trong phạm vi 20, cách đặt tính và tính
Mỗi bảng trừ dạy theo các bước sau: (4 bước)
+ Bước 1: Tổ chức cho HS thực hiện phép trừ với que tính.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
21
+ Nếu hình thành bảng 12 trừ đi một số (5), cho HS bớt 2 que tính để được 1 chục que tính.
+ Cho HS bớt tiếp số que tính lẻ (3) còn lại.
+ Cho HS đọc kết quả: 12 trừ đi…(5)…bằng…(7).
Bước 2: Tổ chức cho HS thực hiện phép trừ với các chữ số.
Bước 3: Tổ chức cho HS tính nhẩm trong đầu theo cách đã thực hiện ở trên.
Bước 4: Tổ chức cho HS đặt tính và tính.
Dạy phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. (2 bước)
Bước 1: Tổ chức cho HS đặt tính.
Bước 2: Tổ chức cho HS cách thực hiện phép trừ hai số với các chữ số.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
22
Trừ số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
1.3.3. Dạy phép nhân, phép chia
Dạy phép nhân. (3 bước)
Bước 1: Tổ chức cho HS thực hiện phép cộng nhiều số bằng nhau với các chấm tròn.
Bước 2: Tổ chức cho HS viết phép cộng nhiều số bằng nhau với các chữ số.
Bước 3: Tổ chức cho HS chuyển thành phép nhân, giới thiệu phép nhân.
Dạy bảng nhân 2, 3, 4, 5.
Bước 1: Tổ chức cho HS Thực hiện phép nhân với các chấm tròn
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
23
Ví dụ: Hình thành bảng nhân 2,cho HS lấy các tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn và làm lần lượt:
2 chấm tròn lấy…(3) lần được…(6) chấm tròn.
Bước 2: Tổ chức cho HS viết phép nhân với các chữ số.
Từ việc lấy 2 chấm tròn mỗi lần HS viết phép nhân(2 x 3= 6)
Bước 3: Tổ chức cho HS thực hiện phép nhân trong đầu.
- Dạy phép chia: (7 bước)
Bước 1: Tổ chức cho HS lấy 2 lần, mỗi lần 3 ô vuông rồi viết phép nhân và kết quả.
Bước 2: Tổ chức cho HS thục hiện phép chia 6 ông thành hai phần bằng nhau và tìm mỗi phần được bao nhiêu ô vuông.
Bước 3: Tổ chức cho HS viết phép chia với các chữ số, giới thiệu phép chia.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
24
Bước 4: Tổ chức cho HS thực hiện phép chia 6 ô vuông cho mỗi phần 3 ô vuông tìm số phần được chia.
Bước 5: Tổ chức cho HS viết phép chia với các chữ số, giới thiệu phép chia.
Bước 6: Tổ chức cho HS nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
bước 7: Tổ chức cho HS từ phép nhân viết thành phép chia.
- Dạy bảng chia 2, 3, 4, 5.
Bước 1: Thực hiện phép chia với các chấm tròn.
Bước 2: Viết các phép chia với các chữ số.
Bước 3: Thực hiện phép chia trong đầu .
Hoặc dạy bảng chia bằng cách từ bảng nhân suy ra bảng chia.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
25
1.3.4. Dạy về thành phần của mỗi phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Tính giá trị của biểu thức số đơn giản.
- Dạy về phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
2. Phương pháp dạy học nội dung đại lượng và đo đại lượng
Phương pháp dạy học (PPDH) đặc trưng ở nội dung này là phương pháp thực hành – luyện tập kết hợp với phương pháp trực quan. Thông qua thực hành để hình thành biểu tượng: thực hành chuyển đổi đơn vị đo; thực hành tính toán trên các số đo; thực hành đo và tập ước lượng.
Mỗi đại lượng cụ thể, có phương pháp dạy từng nội dung của nó, như:
- Phương pháp hình thành biểu tượng về đại lượng.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
26
- Phương pháp dạy các đơn vị đo đại lượng.
- Phương pháp dạy về quan hệ giữa các đơn vị đo, chuyển đổi một số đơn vị đo.
- Phương pháp dạy thực hiện các phép tính trên các số đo đại lượng đã học.
- Thực hành luyện tập một số kĩ năng đo lường thông thường như: Cân(với đơn vị là kg); đong (với đơn vị là 1); đo độ dài ( với đơn vị là dm, m và mm); xem giờ (khi kim phút chỉ vào số 12 hoặc chỉ vào số 3, số 6); tập ước lượng (trong những trường hợp đơn giản).
2.1. Hình thành biểu tượng về đại lượng
2.1.1. Hình thành biểu tượng về khối lượng và dung tích
Không dạy định nghĩa thế nào là khối lượng, thế nào là dung tích mà :
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
27
Tổ chức cho từng HS hoạt động “ cầm, nắm” với các đồ vật cụ thể. Thông qua việc “ cầm, nắm” các đồ vật trong tay và so sánh vật này “ nặng hơn” hay “ nhẹ hơn” vật kia, HS nhận biết được về “ khối lượng” của đồ vật. Biểu tượng này được cũng cố thêm khi học về đơn vị ki-lô-gam.
Tổ chức cho HS hoạt động đỗ nước vào các đồ vật: cái, ca, cái can, cái chai…Thông qua việc làm cụ thể và quan sát sức “chứa”, “đựng” nước (chất lỏng) của những đồ vật như cái ca, cái can…HS nhận biết về “dung tích”.
2.1.2 Hình thành biểu tượng về thời gian
Không dạy định nghĩa thế nào là thời gian. Thời gian là một khái niệm khó với HS, vì thời gian HS không thể nhìn, cầm, nắm được nó. Tổ chức cho HS được tham gia vào diễn biến các hoạt động xảy ra trong thực tiễn trong lớp học, trong đời sống hằng ngày … Thông qua những hoạt động diễn ra trong lớp học, trong đời sống
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
28
hằng ngày, trong môi trường xung quanh HS cảm nhận, nhận biết về thời gian.
2.1.3. Tiền Việt Nam
Giúp HS có biểu tượng về đồng tiền của Việt Nam, công dụng thanh toán trong trao đổi, mua bán thường ngày.
2.2. Nhận biết các đơn vị đo đại lượng
2.2.1. Nhận biết các đơn vị đo
Dạy học các đơn vị đại lượng nói chung cũng như dạy đơn vị đo độ dài nói riêng, không dạy định nghĩa thế nào là đơn vị đo, thế nào là xăng- ti-mét, đề-xi-mét, mét, ki-lô-mét, mi-li-mét. Tổ chức cho HS hoạt động nhận biết các đơn vị đo độ dài được thể hiện trên các vật cụ thể(thước mét có vạch chia đến xăng-ti-mét,…)
Khi học đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét ở lớp 1, HS dễ dàng nhận biết
Về nó. Ở lớp 2, có hai đơn vị đo độ dài HS cũng dễ nhận biết đó là
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
29
đề-xi-mét và mét,chỉ có đơn vị đo ki-lô-mét là HS gặp khó khăn vì kích thước của đơn vị ki-lô-mét quá lớn để có vật cụ thể cho HS nhận biết trực tiếp. HS phải tưởng tượng thông qua tranh ảnh hoặc tham gia thực tế về độ dài quãng đường,…
Hệ thống đơn vị đo độ dài được mở rộng dần dựa trên cơ sở mở rộng các vòng số. Ví dụ, mét gắn với các số trong phạm vi 100; ki-lô-mét và mi- li- mét gắn với các số trong phạm vi 1000.
Khi hình thành cho HS biểu tượng cụ thể về độ dài của 1m cần cho HS dùng sải tay của mình để đo độ dài của thước 1 mét từ đó hình dung về độ dài 1m.
Tổ chức cho HS thực hành đo độ dài của một vật với các đơn vị đo khác nhau. Từ đó giúp HS nhận biết được khi đo một độ dài bằng các đơn vị đo khác nhau sẽ được các số đo khác nhau.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
30
2.2.2 Biết cách đọc, viết các số đo đại lượng.
Sau khi HS nhận biết đơn vị đo, GV hướng dẫn HS viết kí hiệu đơn vị đo và biết đọc đúng các kí hiệu của các đơn vị đo theo quy ước quốc tế. Sửa chữa các sai sót của HS nếu có. HS đọc “ki-lô-met” thành “ mi-li-met”.
Trong dạy học, Gv cần phân biệt một cách chính xác các khái niệm như “đại lượng”, Số đo của một đại lượng” để giúp học sinh tránh những sai lầm như đồng nhất “đoạn thẳng” với “độ dài đoạn thẳng” hay “số đo độ dài đoạn thẳng”. VD: GV không nói: “ Đoạn thẳng AB dài hơn 2dm” mà nói chính xác là: “ Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 2dm”.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
31
2.2.3 Quan hệ giữa các đơn vị đo, tập chuyển đổi các đơn vị đo.
- Nắm được một số quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đã học.
- Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
- Tập đổi tiền trong trường hợp đơn giản
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
32
2.2.4. Thực hiện các phép tính trên các số đo đại lượng đã học.
Việc dạy học phép tính trên số đo đại lượng nhằm củng cố, mỡ rộng kĩ thuật tính trên các số, đồng thời góp phần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng đã học. Việc rèn luyện kĩ năng tính trên các số đo đại lượng được tiến hành tượng như đối với các số tự nhiên và viết kèm đơn vị đo.
Ví dụ: 22km + 45km = 67km, 9 gờ + 5 giờ = 14 giờ.
2.3. Thực hành đo lường và ước lượng(trong những trường hợp đơn giản).
2.3.1. Tập cân, đong, đo.
GV hướng dẫn HS thục hành sử dụng các dụng cụ đo(như cân đĩa,cân đồng hồ, ca 1 lít hoặc chai 1 lít, thước thẳng, thước gấp). Việc hướng dẫn HS thực hành là thực hiện các thao tác sử dụng công cụ đo theo một quy trình hợp lí, đồng thời kết hợp với việc đọc và ghi kết quả đo được.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
33
2.3.2. Tập ước lượng(trong những trường hợp đơn giản).
GV hướng dẫn HS thực hành ước lượng (độ dài, khối lượng) của những đồ vật thường dùng hằng ngày. Ví dụ: Tập ước lượng “bằng mắt” độ dài của một đoạn thẳng, tập ước lượng cân nặng của một vật nhỏ “bằng tay”. Trong việc thực hành ước lượng, GV hướng dẫn HS nắm vững các đơn vị đo thường dùng đối với tường loại đối tượng, sự vật. Ví dụ: Chiều cao của một người tính theo xăng-ti-mét nên không thể nói “bạn An cao 125m”…
2.3.3. Biết xem lịch(lịch quyển và lịch bóc).
Biết xem giờ trên đồng hồ(khi kim phút chỉ vào số 12 hoặc chỉ vào số 3, số 6).
GV có thể sử dụng bộ đồ dùng học toán để tổ chức những hoạt động thực hành nhằm giúp trẻ học xem lịch và xem giờ.
Bước đầu nhận biết: thời điểm – khoảng thời gian.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
34
Để nhận biết được thời điểm và trình tự thời gian(trước, sau) diễn ra
Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, GV hướng dẫn HS biết cách xem đồng hồ, nhận biết các buổi hằng ngày (sáng,trưa,chiều,tối), các ngày trong tuần. Chẳng hạn: HS nhận biết “Em ngủ dậy lúc 6 giờ sáng”, “Bố đi làm về lúc 5 giờ chiều”…
GV hướng dẫn HS cảm nhận được về khoảng thời gian thông qua các ví dụ thực tiễn hoặc bài tập trong SGK. Ví dụ: Em học ở trường từ lúc 8 giờ đến 11 giờ mới về nhà. Hỏi em ở trường tất cả mấy giờ ? GV cho HS nhận biết ở trường lúc mấy giờ(từ 8 giờ), và về nhà lúc mấy giờ(11 giờ), khoảng thời gian em ở trường (11 – 8 = 3(giờ)). Qua ví dụ và thục tiễn HS trải nghiệm có thể cảm nhận khoảng thời gian từ 8 giờ đến 11 giờ.
- Phát triển vốn từ chỉ thời gian
GV hướng dẫn HS tập nói, tập sử dụng các từ chỉ thời gian như: Lúc – khi; sáng- trưa- chiều- tối; ngày- tuần lễ- giờ- thời gian; hôm
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
35
nay- hôm- qua- ngày mai; sớm- muộn; nhanh- chậm.
3. Phương pháp dạy học một số nội dung yếu tố hình học
Dạy học yếu hình học tương tự như số học cũng tuân theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, tổ chức giờ học dưới dạng các hoạt động học tập. HS được phát huy tính tích cực, chủ động tự mình chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động của từng mạch kiến thức mà có sự lựa chọn cách dạy học phù hợp, có hiệu quả.
Sau đây là phương pháp dạy một số nội dung yếu tố hình học ở lớp 2:
3.1. Dạy các khái niệm, biểu tượng các hình hình học
- Khi dạy các khái niệm, biểu tượng về các hình hình học GV không định nghĩa thế nào là hình hình học ấy ( ví dụ: không định nghĩa thế nào là hình chữ nhật, hình tứ giác…) mà phải tổ chức cho HS tiến hành các hoạt động trên các đồ vật, mô hình, hình vẽ để nhận dạng các hình hình học mới.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
36
Trong quá trình tổ chức GV giúp HS liên hệ các khái niệm đã học chuyển sang khái niệm mới, chẳng hạn: Từ đoạn thẳng chuyển sang đường thẳng (kéo dài đoạn thẳng về hai phía), đường gấp khúc gồm 3 đoạn khép kín thành hình tam giác, từ đó chu vi hình tam giác là tổng độ dài 3 cạnh cũng là độ dài đường gấp khúc đó.
- GV giúp HS liên hệ các đồ vật trong thực tế có hình dạng là hình dạng học để HS nhận biết hình.
- Trong dạy học GV lấy những hình có tính chất “phản ví dụ” để giúp HS củng cố nhận biết hình dạng các hình đang học(chẳng hạn, muốn cho HS nhận biết hình chữ nhật, có thể cho HS quan sát tập hợp gồm nhiều hình như: hình tròn, hình tam giác, trong đó có cả hình chữ nhật, để HS nhận ra đâu là hình chữ nhật hoặc cho HS tô màu vào hình chữ nhật).
3.2. Dạy các bài luyện tập, thực hành
- Khi dạy các bài luyện tập, thực hành GV tổ chức cho HS được tự
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
37
Hoạt động vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập( tình huống cụ thể), được tự do vẽ xếp hình, được tự tính toán tìm ra kết quả; GV không làm thay.
- Trong SGK có một số bài tập luyệ tập, thực hành có tính chất làm mẫu, GV có thể dựa vào đó để sáng tác các bài tập khác phù hợp với HS.
Ví dụ, một số dạng bài tập luyện thực hành trong sách toán 2:
- Nhận biết giao điểm 2 đoạn thẳng: Bài 4, trang 49.
- Nhận biến 3 điểm thẳng hàng: Bài 2, trang 73.
- Nhận biết các hình:
+ Đường gấp khúc: Bài 3, trang 104.
+ Hình tứ giác, hình chữ nhật: Bài 1, trang 85.
- Vẽ hình:
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
38
+ Vẽ đường thẳng: Bài 4, trang 74.
+ Vẽ hình trên ô vuông: Bài 1, trang 23.
+ Vẽ hình theo mẫu: Bài 4, trang 167.
+Vẽ thêm đường thẳng để được hình: Bài 3, trang 177.
- Xếp hình: Bài 4, trang 155.
- Đo độ dài đoạn thẳng: Bài 5,trang 106.
- Tính :
+ Độ dài đường gấp khúc : Bài 5, trang 105.
+ Chu vi hình tam giác : Bài 2, trang 131.
+ Chu vi hình tứ giác : Bài 3, trang 131.
- Một số bài tập phát triển tư duy:
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
39
+ Tổng hợp, phân tích hình, đếm hình : Bài 4, trang 38.
+ Có tính chất trắc nghiệm : Bài 5, trang 84.
+ Dạng không điển hình : Bài 4, trang 178.
4. Phương pháp dạy học toán có lời văn:
Về phương pháp dạy học giải bài toán có lời văn ở lớp 2, cần lưu ý:
4.1 Khi dạy giải bài toán có lời văn, chủ yếu dạy HS biết cách giải bài toán (phương pháp giải toán),GV không làm thay hoặc áp đặt cách giải, mà hướng dẫn để HS từng bước tìm ra cách giải bài toán (tập trung vào 3 bước: Tóm tắt bài toán để biết bài toán cho gì, hỏi gì, tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của đề bài với phép tính tương ứng; trình bày bài giải, viết câu lời giải, phép tính giải và đáp số).
4.2 Về phần tóm tắt bài toán, yêu cầu HS tự đọc, tri giác nhận biết đề toán rồi nêu(viết) tóm tắt. Có thể tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
40
thẳng (nên) dùng sơ đồ đoạn thẳng để biểu thị trực quan khái niệm “nhiều hơn”, “ít hơn”). Phần tóm tắt là cần thiết khi học giải bài toán có lời văn, tuy nhiên không thiết phải viết vào phần trình bày bài giải(mục đích tóm tắt bài toán là làm rõ giả thiết, bài toán cho gì và kết luận, bài toán hỏi gì; từ đó thiết lập quan hệ giữa cái đã biết với cái cần tìm dẫn đến cách giải thích hợp).
4.3. Về trình bày bài giải, HS viết được câu lời giải và phép tính tương ứng. GV kiên trì để HS tự diễn đạt câu trả lời bằng lời, sau đó viết câu lời giải. Lúc đầu HS có lúng túng, ta nên chấp nhận các diễn đạt tuy nhiên có “vụng về” nhưng đúng ý là được (cùng một nội dung có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau).Cái khó nhất của giải bài toán có lời văn ở lớp 2 chính là trình bày bài giải, do đó GV tập cho HS diễn dạt câu lời giải theo nhiều cách khác nhau, không vội vàng và làm thay cho HS.
4.4. Khi dạy phần tính độ dài đường gấp khúc hoặc tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, các bài toán dạng đó ( bài toán có nội dung hình
Người thực hiện: Nguyễn Văn Dựng.
41
học) được trình bày giải như ở các bài toán có lời văn đã học.
Lưu ý: Trong bài giải của bài toán có nội dung hình học, phép tính trung gian ứng với câu lời giải có thể có đến 2,3 dấu phép tính cộng, HS chỉ cần viết dãy phép tính và ghi ngay kết quả bên phải dấu “=”, không phải kết quả của phép tính trung gian.
Ví dụ: Tính chu vi hình tứ giác ABCD, biết độ dài các cạnh là :
AB = 10cm, BC = 20cm, CD = 30cm, AD = 40cm.
Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là :
10 + 20 + 30 + 40 = 100 (cm)
Đáp số : 100 cm

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Chí Tân
Dung lượng: 940,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)