Tọa đàm ngày mồng 8 - 3 trường TH Trung Trạch
Chia sẻ bởi Trần Phúc Anh Tâm |
Ngày 12/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Tọa đàm ngày mồng 8 - 3 trường TH Trung Trạch thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CÁC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
NỘI DUNG
Khái niệm, sự cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ
Nội dung tuyên truyềngiáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ.
Giáo dục phẩm chất đạo đức tốt đẹp của PNVN cho HS, SV
Các biện pháp tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức của PNVN trong các đơn vị trường học
Phần I
KHÁI NIỆM, SỰ CẦN THIẾT PHẢI TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO PHỤ NỮ
Một số khái niệm
Phẩm chất: Là tư cách, tính cách, là cái làm nên giá trị riêng của một người. Nói đến phẩm chất là nói đến những đặc điểm, những thuộc tính bản chất của một người, làm nên giá trị của người đó (phẩm hạnh, phẩm tiết …), vì vậy, phẩm chất của con người thường được đánh giá là “tốt” hay “xấu”.
Phẩm chất của con người thường được nhìn nhận ở các góc độ: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức (đức), phẩm chất năng lực (tài).
Một số khái niệm
Đạo đức:
Đạo đức là những chuẩn mực hành vi ứng xử giữa người với người, giữa người với tự nhiện, vạn vật …; những chuẩn mực đó được công đồng, xã hội thừa nhận, trở thành quy ước hoặc quy phạm pháp luật, được mọi người tôn trọng, thực hiện
người có hành vi lệch chuẩn, bị coi là vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật, bị dư luận xã hội phê phán, lên án
Một số khái niệm
Phẩm chất đạo đức:
Là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của con người tốt hay xấu, lợi hay hại, về những điều được khuyến khích, cấm kị, hoặc về nghĩa vụ của mỗi con người.
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Phụ nữ có vai trò và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình và cộng đồng, xã hội:
- Trong các lĩnh vực đời sống xã hội, phụ nữ góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người
- Trong gia đình, phụ nữ là người vợ hiền
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Thực trạng về phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay:
- Những tác động tiêu cực của quá trình CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
- Tác động khuynh đảo của đồng tiền và lối sống cá nhân ích kỷ;
- Môi trường cạnh tranh đã tạo quá nhiều áp lực trong cuộc sống;
- Tác động của văn hóa ngoại lai, của mặt trái nền kinh tế thị trường và những ảnh hưởng tiêu cực của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới;
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Thực trạng về phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay:
* Một số tồn tại và dẫn đến hiện tượng lệch chuẩn về đạo đức như:
- Một số giá trị tốt đẹp về phẩm chất, đạo đức của phụ nữ Việt Nam có phẩn bị mai một.
- Một bộ phận phụ nữ sống thiếu lý tưởng, vô cảm, bàng quang trước các vấn đề bức xúc của xã hội, cộng đồng
Nhận thức của một bộ phận người dân, phụ nữ về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Thực trạng về phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay:
- Trong xã hội, nhất là giới trẻ đang có xu hướng sống thực dụng, có quan niệm lệch lạc trong hôn nhân, tình yêu
- Một bộ phận phụ nữ quen sống thụ động, tự ty, an phận, chấp nhận những lối xử bất bình đẳng.. -- Vấn đề sức khỏe của phụ nữ Việt nam đáng đứng trước những thách thức như bệnh phụ khoa, lây nhiễm HIV/AIDS
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Hàng chục, hàng trăm phụ nữ Việt xếp hàng "trình diễn" với những động tác "nude" uốn éo để đàn ông ngoại quốc tuyển chọn
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
1 buổi tuyển cô dâu với sự tham gia của 60 cô gái cho 1 khách Hàn Quốc
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Thực trạng về phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay:
* Nguyên nhân của những tồn tại
- Trước hết là do nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, thiếu thông tin; chưa chú trọng việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức; chưa có ý thức giữ gìn, phát huy các phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, của dân tộc
-Tình trạng thiếu việc làm, đời sống còn nhiều khó khăn, các vấn đề xã hội nảy sinh chậm được giải quyết
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Thực trạng của công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay;
- Chưa có sự định hướng và thống nhất về nội dung, về mẫu hình người PN theo tiêu chí con người mới, người PN mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Chưa có sự phối hợp, gắn kết, lồng ghép chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức với tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân;
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Thực trạng của công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ hiện nay;
- Việc triển khai công tác tuyên truyền, giáo về phẩm chất, đạo đức chưa thường xuyên, còn mang tính đơn lẻ, thiếu sự phối hợp đồng bộ
- Ít quan tâm biểu dương những gương phụ nữ điển hình về đạo đức, lối sống;
- Giáo dục phẩm chất đạo đức trong gia đình, nhà trường và cộng động xã hội có phần lỏng lẻo
Sự cần thiết phải tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ thời kỳ CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế là chủ trương của Đảng, nhà nước và của tổ chức Hội LHPN Việt Nam.
- Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị …;
- Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của BCT;
- NQ Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa XI ;
- Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn Quốc lần thứ XI (Nhiệm kỳ 2012 – 2017)
Phần hai
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO PHỤ NỮ.
I- Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN
Yêu nước, anh hùng
- Lòng yêu nước và phẩm chất anh hùng bất khuất của PNVN thể hiện ở truyền thống bảo vệ Tổ quốc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”;
Mẹ Suốt Chị Út Tịch
Lòng yêu nước, trung thành với Tổ quốc của PNVN thể hiện rõ nhất qua lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc; Nhiều chiến sĩ cách mạng bị giặc tù đày, giam cầm tra tấn, chết đi sống lại vẫn một lòng trung kiên với Đảng
Chị Nguyễn Thi Minh Khai Bà Nguyễn Thị Định
Mười cô gái ngã ba Đồng Lộc
I- Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN
2. Đảm đang
Đảm đang trong công việc xã hội:
- Trong xã hội phong kiến: phụ nữ Việt Nam đã tham gia vào việc quản lý đất nước;
- Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhất là cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, phẩm chất đảm đang của người phụ nữ Việt Nam đã trở thành mốc son chói lọi với một phong trào yêu nước rộng lớn “Ba đảm đang”.
I- Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN
2. Đảm đang
Đảm đang trong nuôi dạy con cái:
- Làm tròn thiên chức cao cả của người mẹ: Sinh đẻ, nuôi dưỡng, chăm sóc con khôn lớn, trưởng thành;
- Người thầy đầu tiên của con: dạy dỗ, bảo ban con nết ăn, nết ở, truyền cho con tình thương yêu và nghị lực.
I- Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN
2. Đảm đang
Đảm đang lo toan cho chồng:
- Là chỗ dựa tình cảm, là nguồn động viên tinh thần, san sẻ khó khăn và niềm hạnh phúc với chồng;
- Là người bạn đời, cùng chồng thực hiện các chức năng của gia đình;
- Đóng góp sự thành đạt của chồng…
I- Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN
3. Nhân ái, nghĩa tình: Thể hiện
- Tình cảm yêu thương trong gia đình;
- Coi trọng tình làng nghĩa xóm, bạn bè đồng nghiệp, hòa mình vào tập thể;
- Truyền thống uống nước nhớ nguồn;
- Thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách.
I- Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN
4. Thủy chung: Thể hiện
- Thủy chung trong tình vợ chồng, tình yêu nam nữ: vun đắp hạnh phúc gia đình, giữ vẹn trinh tiết;
- Thủy chung với cộng đồng, với đất nước: với bạn bè thường thân thiết, gắn bó,không phụ nhau chia ngọt, với láng giềng chia ngọt sẻ bùi, tắt lửa tối đèn có nhau; với đồng chí, đồng đội là những người sống chết có nhau.
I- Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức truyền thống của PNVN
5. Đức hy sinh: Thể hiện
- Hy sinh cho gia đình, người thân: Quên nhu cầu hưởng thụ của bản thân để dành mọi sự chăm lo cho chồng, con, cha mẹ;
- Hy sinh cho đất nước: Hy sinh tín mạng của bản thân; sẵn sàng hiến đang cả tuổi thanh xuân, những người thân yêu nhất vì nền độc lập của dân tộc và thống nhất Tổ quốc.
Chị Võ Thị Sáu Mẹ Nguyễn Thị Thứ (1904 – 2010) có chồng,
và 9 người con trai, 1 con rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ, .
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - một nhà ngoại giao xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ XX. Bà là một biểu tượng về truyền thống "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang" của phụ nữ Việt Nam.
II. Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
Ý nghĩa của việc giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
- Tạo được sự kết nối giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong chân dung người phụ nữ Việt Nam;
- Giúp cho người phụ nữ nâng cao vị thế trong xã hội và gia đình;
- Tạo ảnh hưởng lớn tới giáo dục phẩm chất, đạo đức của các thành viên trong gia đình, nhất là đối với thế hệ trẻ.
II. Tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
a. Tự trọng
b. Tự tin
c. Đảm đang
d. Trung hậu
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
a.Tự trọng
Khái niệm:Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình
Biểu hiện:
+ Yêu nước, tự tôn dân tộc, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân, không làm ảnh hưởng xấu đến đất nước
+ Tôn trọng, tự giác chấp hành luật pháp, chính sách, những quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương,
+ Tự giác tu dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện tác phong, lối sống theo các chuẩn mực đạo đức xã hội
+ Coi trọng danh dự bản thân và tôn trọng người khác
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
Biểu hiện của Tự trọng (tiếp)
+ Sống có trách nhiệm với bản thân;
+ Nỗ lực phấn đấu vươn lên để tự hoàn thiện mình;
+ Không làm những việc không nên, không được làm, kể cả khi không ai biết. Biết xấu hổ, nhận lỗi khi làm việc sai trái.
+ Nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều
+ Tự chủ, tự lực, tự giác cao.
+ Luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thiện mình.
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
Vì sao người phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH cần có PC Tự trọng
Để tiếp nối truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam;
Để góp phần bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam trước những thách thức của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
Để đem lại giá trị đích thực cho con người, hướng con người sống thiện, sống đẹp
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
Phụ nữ cần làm gì để giữ được lòng Tự trọng?
Luôn đề cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, không làm những việc ảnh hưởng tới giá trị, thanh danh của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam ;
Người phụ nữ phải tạo cho mình một niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống
Phải có tinh thần vượt khó và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Cần phải thường xuyên tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức và kĩ năng sống cho bản thân
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
b.Tự tin
Khái niệm: Tự tin là tin vào bản thân mình, sẵn sàng vượt lên trên định kiến giới, dám nghĩ, dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình
Biểu hiện:
- Tin tưởng vào năng lực bản thân, quyết đoán, chủ động, bình tĩnh xử lý mọi tình huống khó khăn
-Tự đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân
- Trong công việc, người tự tin là người năng động, sáng tạo, Dám nghĩ, dàm làm, dám chịu trách nhiệm; Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và nỗ lực vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ, Không trốn tránh, đùn đẩy nhiệm vụ cho người khác
- Trong cuộc sống: Quyêt đoán, chủ động bình tĩnh xử lý công việc trong mọi tình huống khó khăn
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
b.Tự tin
Biểu hiện:
Trong giao tiếp ứng xử: Có thái độ bĩnh tĩnh, chủ động, nói năng rành mạch, phong thái chững chạc, đường hoàng
- Tự lực, tự chủ
- Thận trọng, quyết đoán
- Hợp tác, khiêm tốn, tạo cơ hội cho người khác thể hiện sự tự tin
- Thể hiện quan điểm, chính kiến
- Mạnh dạn trong giao tiếp
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
b.Tự tin
Biểu hiện:
Tự tin khác với tự cao và tự mãn:
Tự tin: Luôn phấn đấu vươn lên, khao khát học hỏi, trau dồi bản thân để nâng cao giá trị của mình
Tự cao, tự mãn: Luôn phóng đại về khả năng của mình, thỏa mãn với những gì mình có và coi thường người khác
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
b.Tự tin
Vì sao người phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH cần có PC Tự tin :
- Để đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH, HĐH, phát triển và hội nhập:
- Trong thời kì CNH, HĐH, người phụ nữ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành và nuôi dưỡng sự tự tin
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
b.Tự tin
Phụ nữ cần làm gì để có được sự Tự tin?
Phải sẵn sàng vượt ra khỏi định kiến giới, dám nghĩ, dám làm, tin vào khả năng thành công của mình
Bản thân người phụ nữ phải tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; tự ý thức học hỏi, bồi dưỡng trí tuệ, tích lũy tri thức
Phụ nữ cần có ý thức rèn luyện kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vẻ đẹp hình thể
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
c.Đảm đang
Khái niệm: Đảm đang (hay đảm đương) là khái niệm chỉ (người PN) đảm đang việc nhà; người đàn bà gánh vác giỏi công việc gia đình
Biểu hiện:
- Đối với gia đình:
+ Có khả năng quán xuyến công việc tốt, tổ chức tốt cuộc sống gia đình;
+ Cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, tạo thu nhập ổn định đóng góp vào nguồn thu của gia đình; đồng thời biết cách chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, phù hợp điều kiện kinh tế gia đình, thực hành tiết kiệm
- Đối với xã hội:
Là người lao động sáng tạo, hoàn thành tốt công việc được phân công; tạo dựng được mối quan hệ tốt đối với đồng nghiệp, cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Đồng thời chú ý tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình có thời gian học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, xã hội
Hình ảnh người phụ nữ Nghề tiểu thủ công được
vùng cao lao động cần cù phụ nữ duy trì và phát triển
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
c.Đảm đang
Biểu hiện:
- Đối với bản thân:
Người PN đảm đang là người biết cách sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, học tập, chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp cho bản thân phù hợp với điều kiện của gia đình và môi trường làm việc.
Như vậy: Đảm đang là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, giúp người phụ nữ khẳng định vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ CNh-HĐH, phẩm chất đảm đang giúp cho PN có cơ hội phát triển bản thân; Sự đảm đang là yếu tố để người PN bảo vệ hạnh phúc của chính mình và gia đình; đồng thời thể hiện được sự năng động để có thể thành công trong sự nghiệp
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
c.Đảm đang
Vì sao người phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH cần là người đảm đang
- Đảm đang luôn là phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, vừa thể hiện đúng thiên chức làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ Việt Nam, vừa khẳng dịnh vị thế của họ trong cộng đồng
- Phẩm chất đảm đang sẽ giúp cho người phụ nữ thực hiện hài hòa hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
c.Đảm đang
Người phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH cần làm gì để thể hiện phẩm chất đảm đang
- Cần biết cách tổ chức tốt cuộc sống gia đình để tự tạo điều kiện tham gia hoạt động xã hội cho bản thân và cho các thành viên khác
- Người phụ nữ biết xử lý hài hòa trách nhiệm hai vai việc nước, việc nhà
- Người phụ nữ cần tự bồi dưỡng cho mình kiến thức văn hoá, kĩ năng sống bao gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử, kĩ năng nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình…;
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
d.Trung hậu
Khái niệm: Trung hậu là trung thực và nhân hậu với mọi người, có những tình cảm tốt đẹp và chân thành, trước sau như một trong quan hệ đối xử
Biểu hiện:
Trung thành, thủy chung:
- Trung thành với Tổ quốc, nhân dân
-Thủy chung trong các mối quan hệ (tình bạn, tình yêu, tình đồng nghiệp)
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
d.Trung hậu
Biểu hiện:
Nhân ái, sống có nghĩa có tình
- Uống nước nhớ nguồn;
- Yêu thương, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người khác trên cơ sở đồng cảm; không vì quyền lợi cá nhân mà làm hại người khác;
- Có lòng vị tha, chấp nhận hy sinh bản thân khi hiểu rõ mục đích
Trong ảnh: Sư thầy Thích Đàm Lan,
trụ trì Chùa Bồ Đề, Gia Lâm (Hà Nội), cưu mang gần 250 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
d.Trung hậu
Biểu hiện:
Trung thực, thẳng thắn, cương trực:
- Công tâm, khách quan trong đánh giá, đối xử với mọi người;
- Trung thực, ngay thẳng, không tham lam, vụ lợi
Tóm lại: Trong bất cứ thời đại nào, trung hậu cũng luôn là một phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của PNVN. Lòng trung hậu của PNVN là cơ sở để tạo nền tảng gia đình luôn vững chắc, bền chặt
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
d.Trung hậu
Vì sao người phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH cần có lòng trung hậu?
- Trong bất cứ thời đại nào, lòng trung hậu cũng luôn là một phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của phụ nữ Việt Nam
- Lòng trung hậu của phụ nữ Việt Nam là cơ sở để tạo nền tảng gia đình luôn vững chắc, bền chặt
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
d.Trung hậu
Người phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH cần làm gì để thể hiện lòng trung hậu?
- Luôn ý thức sâu sắc về tinh thần “tương thân tương ái”, đề cao nghĩa tình, coi trọng đạo lí, sống có nghĩa có tình, có trước có sau, thuỷ chung, son sắt
- Luôn quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng; khắc phục tư tưởng ích kỉ, hẹp hòi, níu kéo, đố kị với người khác
- Luôn sống trung thực, thẳng thắn, không làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức
2. Những phẩm chất đạo đức PNVN thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
Mối quan hệ biện chứng giữa 4 phẩm chất đạo đức của người phụ nữ
Tự trọng, Tự tin, Đảm đang, Trung hậu là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi người Việt Nam, của PNVN trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Bốn phẩm chất có mối quan hệ hữu cơ, PC này là tiền đề, điều kiện, cơ sở, kết quả của PC kia và ngược lại.
Người PN tự tin chắc chắn cũng là người tự trọng:
Người PN tự trọng cũng là người có lòng tin vào chính mình, tự giác thực hiện các nghĩa vụ của bản thân
Từ tình cảm yêu thương, tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ, chồng, con… Người PN sẽ tính toán, sắp xếp để sao cho chu toàn, quán xuyến được cả việc nước, việc nhà; Ngược lại, những biểu hiện của PC đảm đang đều xuất phát từ phẩm chất trung hậu của người PN.
Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp lãnh đạo, quản lý ngày càng nhiều. Điều đó đã khẳng định vị thế, trình độ của phụ nữ Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Trong ảnh: PGS.TS, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trong một hoạt động vì quyền phát triển của trẻ em Việt Nam
Phần III
GIÁO DỤC PHẢM CHẤT ĐẠO ĐỨC TỐT ĐẸPCỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM CHO
HỌC SINH, SINH VIÊN
1. Giáo dục phẩm chất yêu nước của PNVN
Giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc và truyền thống yêu nước của phụ nữ Việt Nam
Bổ sung nội dung mới trong phẩm chất yêu nước
Tiếp nhận những phẩm chất yêu nước chân chính của các dân tộc trên thế giới
Tôn vinh những tấm gương yêu nước của phụ nữ
Gắn kết lợi ích của độc lập dân tộc, CNH, HĐH với lợi ích và sự tiến bộ của phụ nữ
2. Giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của nữ sinh đối với gia đình và xã hội
Giáo dục ý thức trách nhiệm của nữ sinh đối với gia đình và xã hội
Trang bị kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống cho nữ sinh, nhất là kỹ năng xử lý tỉnh huống trong cuộc sống gia đình nhằm làm cho nữ sinh biết được cách thức giải quyết mẫu thuẫn một cách có hiệu quả trong tương lai.
3. Giáo dục ý thức vươn lên tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học – công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp cho nữ sinh
Giáo dục ý thức vươn lên tiếp thu tri thức, làm chủ khoa học - công nghệ và kỹ năng nghề nghiệp cho nữ sinh
Hướng nữ sinh tiếp cận nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục sự tự nỗ lực vươn lên của bản thân nữ sinh
4. Giáo dục nữ sinh phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên trong cuộc sống
Giáo dục nữ sinh tinh thần năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên trong cuộc sống
Tạo điều kiện giúp nữ sinh phát huy và nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên trong cuộc sống
5. Giáo dục nữ sinh xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh trong thời đại CNH, HĐH đất nước
Làm cho nữ sinh tự nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của lối sống văn hóa lành mạnh và thấy rõ lợi ích của việc xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh đối với cộng đồng và mỗi cá nhân;
Hiểu thế nào là lối sống văn hóa lành mạnh, vai trò to lớn của nó đối với công cuộc xây dựng nền văn hóa mới, đối với công cuộc hiện đại hóa đất nước và trách nhiệm của mỗi công dân nói chung, mỗi người phụ nữ nói riêng trong lĩnh vực này.
6. Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho nữ sinh
Truyền tải tri thức pháp luật cũng như thói quen thực hiện pháp luật cho ĐVSV và được đưa vào môn học pháp luật đại cương nhằm giúp nữ sinh chuẩn bị hành trang để bước vào cuộc sống sau này;
Phải sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đa dạng (giới thiệu, hỏi đáp, các cuộc thi, game show, các hình thức sân khấu hóa...), sinh động, nội dung dễ hiểu, dễ nhớ thiết thực và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của nữ sinh.
7. Tăng cường, phát triển phẩm chất nhân hậu, vị tha của phụ nữ Việt Nam trong nữ sinh
Giáo dục kiến thức, hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam hiện nay
Phối hợp các cấp các ngành để nâng cao trách nhiệm giáo dục phẩm chất, đạo đức cho phụ nữ Việt Nam
Chú trọng xây dựng đời sống văn hoá trong xã hội .
8. Giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ
Giáo dục ý thức tự giác của mỗi nữ sinh trong việc chăm lo sức khỏe của cá nhân và cộng đồng
Nâng cao ý thức tự giác của mỗi nữ sinh trong việc chăm lo sức khỏe của cá nhân và cộng đồng Chú trọng xây dựng đời sống văn hoá trong xã hội
.
Phần IV
BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN,GIÁO DỤC PHẢM CHẤT ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG CÁC ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC
1. Một số yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ hiện nay
Xác định rõ quan điểm
Nâng cao nhận thức cho người phụ nữ và cộng đồng
Nhận thức về ý nghĩa của 4 phẩm chất đạo đức: Tự trọng – Tư tin – Đảm đang – Trung hậu
Nhận thức về trách nhiệm:
Bản thân
+ Nhận thức đúng, đầy đủ về 4 phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được những phẩm chất đạo đức đó
+ Không ngừng học tập và rèn luyện bản thân, tự xác định nhu cầu, mục đích học tập...
+ Tự giác, thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức
1. Một số yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ hiện nay
Nhận thức về trách nhiệm:
Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể
+ Xây dựng kế hoạch và nguồn lực để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phẩm chất người phụ nữ cho đội ngũ giáo viên và học sinh trong các nhà trường
+ Chuẩn bị tài liệu tập huấn và tài liệu truyền thông về phẩm chất đạo đức người phụ nữ; ...
+ Tổ chức các hoạt động truyền thông về phẩm chất đạo đức người phụ nữ trong các nhà trường cho giáo viên và học sinh
2. Các hình thức tuyên truyền
Thông qua các phương tiện thông tin, đại chúng và các hội thi, hội diễn
Lồng ghép nội dung 4 phẩm chất đạo đức “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” vào các hoạt động của ngành
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục khác
Hướng dẫn phụ nữ tự giáo dục, rèn kuyện để có các phẩm chất đạo đức cần thiết.
KẾT LUẬN
Tuyên truyền giáo dục PCĐĐ PNVN thời kỳ CNH HĐH nhằm giữ gìn, phát huy và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của PNVN là một công việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ phát triển và hội nhập.
Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả công tác này trong thực tiễn lại đòi hỏi phải có sự đồng thuận của toàn XH, sự đồng bộ trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện của các ngành và của Hội LHPN các cấp nhất là cấp cơ sở. Theo đó, vấn đề đặt ra là cần xác định được nội dung chuẩn mực về phẩm chất đạo đức của người PN phù hợp với yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH và phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng, đồng thời phải có giải pháp hữu hiệu, những cách làm hay để đưa nội dung tuyên truyền về PCĐĐ ấy đến với từng cán bộ, GV,HS, SV, tạo được cơ chế nhận thức, tự giáo dục, tự điều chỉnh, tự kiểm tra giám sát tại cơ sở./.
Thiếu tự tin Tự tin
Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, thế hệ phụ nữ trẻ hôm nay tiếp tục thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết thông qua những hoạt động, những phong trào xã hội có sức lan toả và hiệu ứng xã hội cao
Kính chúc quý vị:
Vui - Khỏe - Hạnh phúc!
Tr©n träng c¶m ¬n!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phúc Anh Tâm
Dung lượng: 2,00MB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)