To truong chuyen mon bai 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Thạch | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: To truong chuyen mon bai 7 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài 7
Kế hoạch tổ chuyên môn
trường tiểu học
Khái quát nội dung
Những lí luận liên quan đến việc lập KH
Giới thiệu các loại KH và các bước lập KH tổ chuyên môn
Trình bày những định hướng đổi mới trong việc lập KH
THẢO LUẬN NHÓM
Nh1: ? Kế hoạch là gì ? Tác dụng của việc lập KH
Nh2: ? Thế nào là kế hoạch của tổ chuyên môn

Nh3: ? Hãy nêu những căn cứ để lập KH tổ chuyên môn
Nh4: ? Hãy nêu các bước cơ bản trong KH tổ chuyên môn mà bạn thường lập
Một số vấn đề lí luận về kế hoạch
Khái niệm và bản chất của việc lập KH
- KN: KH là chương trình, là phương án hành động về những công việc dự định làm trong tương lai với khoảng thời gian nhất định kèm theo MT, cách thức, trình tự, thời gian tiến hành.
Lập KH: KH được viết thành văn bản với
MT tiến hành
Chỉ tiêu phấn đấu
Phương thức thực hiện
Trình tự, thời gian, phân công thực hiện…
Bản chất của việc lập KH:
Mang tính phổ biến
. Là bước đầu tiên trong quá trình tiến đến mục tiêu
. Là chức năng của nhà QL
. Là chỉ số đánh giá năng lực nhà QL
Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câu hỏi quan trọng:
Chúng ta là ai và đang ở đâu?
Chúng ta muốn đi đến đâu?
Chúng ta làm gì?
Làm thế nào, bằng phương tiện/công cụ gì để đến được vị trí mong muốn?
Làm thế nào để chúng ta tới đích?
Vị trí, vai trò và tính chất của KH trong giáo dục& Đào tạo

-Vị trí: Lập KH là chức năng cơ bản của người QL, là nền tảng trong chu trình QLcông việc được tiến hành có MĐ, đạt năng xuất và hiệu quả
KH
K.tra Tổ chức
Chỉ đạo
Vị trí, vai trò và tính chất của KH trong giáo dục& Đào tạo

Vai trò: KH đóng góp vào
. Việc thực hiện MT chung( tăng cường, hạn chế)
. Giúp con người chủ động sáng tạo ( phát huy tiềm lực, thống nhất hoạt động, nhiều phương án thực hiện)
- Tính chất: Tính MĐ, tính khoa học, tính khái quát, tính thực tế, tính toàn diện, tính khả thi, tính giáo dục, tính liên tục, tính chu kỳ.
Vị trí, vai trò và tính chất của KH trong giáo dục& Đào tạo

Một trong những nhiệm vụ và nội dung quản lý quan trọng của TTCM là xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM. Đó là sự khởi đầu có ý nghĩa nền tảng đảm bảo cho toàn bộ quá trình quản lý, tổ chức và chỉ đạo của người TTCM đạt được các yêu cầu: đúng, trúng và có hiệu quả.
Tác dụng của việc lập KH
Để thực hiện và phối hợp thực hiện các MT của trường học
Ứng phó được các yếu tố chi phối quá trình tiến đến MT, tăng khả năng đạt MT
Đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động, tạo khả năng thực hiện công việc có hiệu quả
Là công cụ của người QL, tạo ĐK cho người QL kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện của cá nhân hoặc tập thể
Những căn cứ để xây dựng KH:

Những Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và địa phương
- Chỉ thị thực hiện NV năm học của Bộ GD&ĐT
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện NV năm học của Sở, Phòng
KH năm học của trường
Kết quả thực hiện năm trước, KQ khảo sát đầu năm
- Tình hình thực tế nhà trường, địa phương, đội ngũ trong tổ, cá nhân, lớp học sinh, phụ huynh…
Kế hoạch tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn và KH tổ CM
Tổ CM: Là tập thể có nhiệm vụ tổ chức và QL hoạt động dạy và học của 1 số khối lớp, QL giáo viên thực hiện nhiệm vụ theo KH của nhà trường
- KH tổ CM là sự định mức, lượng hoá cụ thể nhiệm vụ và hệ thống các biện pháp tối ưu có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ
Yêu cầu của KH tổ CM
Có MT rõ ràng thể hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học của nhà trường phù hợp với tình hình thực tế của tổ
Có chỉ tiêu phấn đấu từng mặt, từng môn, chỉ tiêu thi đua của tổ và từng cá nhân
Có hệ thống biện pháp sát thực với ĐK thực tế
Có sự phân công, thời gian thực hiện rõ ràng để dễ dàng kiểm tra đánh giá
Nội dung cấu trúc:

Đặc điểm tình hình
Mục tiêu và nhiệm vụ
Biện pháp chính
Thời gian tiến hành
Phân công cụ thể
Cụ thể:
- Đặc điểm tình hình: Thống kê số lượng, chất lượng, tình hình đội ngũ; ĐK vật chất phục vụ giảng dạy; Môi trường xã hội- nhà trường; công tác QL tổ Thuận lợi, khó khăn cơ bản
Nội dung cấu trúc:
Các MT và nhiệm vụ
MT: Căn cứ vào KH năm học của nhà trường, đặc điểm của tổ, nêu các nhiệm vụ trọng tâm, mức độ cần đạt
Nhiệm vụ: Các chỉ tiêu cần đạt về định tính, định lượng
Với đội ngũ giáo viên
Với học sinh
Với lớp chủ nhiệm
Các biện pháp chính:
Nắm chắc đường lối chủ trương của Đảng, chương trình giáo dục, tình hình giáo viên-học sinh, cách thức tổ chức thực hiện, lập chương trình hành động cụ thể
Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
Bước 1: Điều tra cơ bản
Học sinh
Giáo viên
Cơ sở vật chất nhà trường
Bước 2: Dự thảo KH
Đánh giá thực trạng
Xác định nhiệm vụ được giao
Các yêu cầu, chỉ tiêu cần đạt
Các biện pháp chính, mốc thời gian hoàn thành



Quy trình xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
Bước 3: thông qua dự thảo KH ở tổ
Tổ trưởng báo cáo trước tổ
Thảo luận và đóng góp ý kiến
Thu thập ý kiến bổ sung+kết luận
Biểu quyết chỉ tiêu
Danh hiệu thi đua phấn đấu
Bước 4: Duyệt KH với lãnh đạo nhà trường
Kèm những đề nghị về ĐK, sự phối hợp, phương tiện TBĐD dạy học
KH được duyệt có giá trị pháp lệnh
Chỉ đạo thực hiện KH tổ chuyên môn
Giao KH thực hiện các chỉ tiêu tới từng thành viên
Lập chương trình công tác cho cá nhân
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, bổ sung, điều chỉnh KH
Lưu ý: Tổ trưởng là người chỉ huy, điều hành hoạt động cuả tổ
Có hình thức động viên các thành viên trong tổ
KH của tổ trưởng
Yêu cầu: là KH điều khiển của người cán bộ QL
Nội dung: KH hoá công việc tuần/tháng/học kì/năm

.C/t kiểm tra của tổ trưởng
. C/t phối hợp với các tổ chuyên môn và bộ phận khác
. Công tác thi đua+ SKKN được đúc rút
Lưu ý: Người TTCM phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của c/t KH vì đó là phương tiện, ĐK để QL c/t CM của tổ đạt hiệu quả

Kết luận:KH là 1 trong những vấn đề quan trọng của công tác QL giáo dục
QL không theo KH thì chỉ là hoạt động tuỳ tiện, không hệ thống, không hiệu quả, dễ phạm sai lầm
KH phải đề cập đến mọi mặt hoạt động(QL, dạy học, đánh giá, dân chủ hoá trường học, công khai hoá, phân quyền QL…)
KH được mọi người thảo luận thông qua, được cấp trên góp ý và phê chuẩn
KH trể hiện vai trò QL, sự phân công các thành viên- Đảm bảo tính linh hoạt và thích ứng.
Bài tập ứng dụng :

1 . So sánh cấu trúc bản KH tổ chuyên môn mà anh chị đã làm với bài học. Anh chị thấy cần phải điều chỉnh, bổ sung thêm vấn đề gì ?
2. Trong buổi họp tổ thảo luận về 1 số chỉ tiêu của nhà trường, của tổ, 1 số tổ viên còn băn khoăn chỉ tiêu về chất lượng ? Là tổ trưởng và là người xây dựng kế hoạch . Anh chị hãy nêu cách giải quyết tình huống này.
3. Trong cuộc vận động của ngành GD từ năm học 2007-2008: Nói không với bệnh thành tích trong GD, nói không với tiêu cực trong thi cử, với việc vi phạm đạo đức người thày và học sinh không ngồi nhầm lớp, tổ chuyên môn đã đưa và cụ thể hoá vào KH việc thực hiện cuộc vận động đó như thế nào ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Thạch
Dung lượng: 328,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)