Tổ chức trò chơi học tập TOAN5
Chia sẻ bởi Trà Quang Độ |
Ngày 12/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Tổ chức trò chơi học tập TOAN5 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP
TRONG TIẾT LUYỆN TẬP
CỦA MÔN TOÁN.
Người thực hiện : Ngô Thị Kim Phát
I/ Lý do chọn chuyên đề :
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, được đề cập đến rất nhiều, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế xã hội đang có những đổi mới. Để phù hợp xu hướng của đất nước và khu vực trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm của đổi mới phương pháp dạy học là chủ động sáng tạo cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Nhiều hình thức dạy học lấy quan điểm này làm chủ đạo. Trong đó có nội dung tăng cường trò chơi là học tập có tác dụng thiết thực mà nhiều người đã đồng ý rằng trò chơi là một phương pháp giáo dục nó góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi, nó góp phần làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn. Ở góc độ tổ chức trò chơi học tập góp phần đổi mới phương pháp trong tiết học.Tôi xin trao đổi vài khía cạnh về việc tổ chức trò chơi như thế nào cho phù hợp và hiệu quả trong tiết luyện tập.
II/ Vai trò của trò chơi đối với học sinh tiểu học :
1/ Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ :
Trẻ em luôn luôn muốn tham gia vào cuộc sống của người lớn nhưng chúng chưa đủ khả năng về thể lực, về trí tuệ chưa đủ tri thức kỷ xảo để có thể tham gia vào quá trình lao động sản xuất, của xã hội loài người cho nên trẻ tham gia vào cuộc sống của người lớn theo cách riêng của mình qua trò chơi .
Ở tuổi mẫu giáo trò chơi là hoạt động chủ đạo, ở lứa tuổi tiểu học trẻ em bắt buộc tiến hành học tập một cách tương đối có hệ thống qua các môn học và hoạt động. Nhờ học tập trẻ em sẽ được lĩnh hội những tri thức và thế giới chung quanh, đồng thời phát huy các mặt khác của nhân cách.Vì vậy học tập trở thành hoạt động chủ đạo của trò chơi, song điều đó không có nghĩa là trò chơi mất tác dụng đối với trẻ em.Trái lại trò chơi là nhu cầu không thể thiếu được, trong toàn bộ hoạt động vui chơi của học sinh.
2/ Vai trò của trò chơi trong hoạt động dạy học :
Tổ chức trò chơi khoa học hợp lý sẽ hổ trợ cho học sinh học tập, rèn luyện sức khoẻ, hình thành nhân cách cụ thể là trò chơi giúp cho học sinh thực hiện được những kiến thức những hiểu biết về thế giới xung quanh, dần dần kích thích các em hình thành nhu cầu tìm hiểu cái mới.
Trò chơi giúp cho trẻ em phát huy trí thông minh, phát triển thể chất.Trò chơi hình thành và phát huy ở trẻ nhiều phẩm chất như lòng dũng cảm, tính kiên trì, ý thức tập thể, tình bạn.
Trò chơi làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn, tạo điều kiện cho các em hưng phấn hơn sau thời gian học tập căng thẳng.
3/ Ý nghĩa mục đích trò chơi :
Mục đích của trò chơi phải hướng vào củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng ở từng bài, từng nhóm bài từng phần của chương trình, môn học, trò chơi giúp các em phát triển khả năng về giác quan, chính xác hóa những hiểu biết về sự vật hiện tượng, những kiến thức mà các em đã tiếp thu còn phát triển trí thông minh, sự nhanh trí, phát triển ngôn ngữ. Trò chơi có nhiều khả năng phát huy tác dụng của giáo dục :
a/ Một là trò chơi sẽ giúp cho học sinh phát triển thêm những điều mới mà các em đã tiếp cận trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
b/ Hai là qua trò chơi học sinh sẽ được luyện tập những kỹ năng thao tác mà các em đã được học tập.
c/ Ba là qua trò chơi học sinh sẽ được rèn luyện các tình huống khác nhau và buộc mình phải có sự lựa chọn một cách hợp lý trong một điều kiện nhất định.
d/ Bốn là qua trò chơi học sinh có cơ hội củng cố khắc sâu thêm kiến thức, khẳng định vốn kiến thứccủa mình, tạo sự tự tin cố gắng học tập.
e/ Năm là qua trò chơi tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.
Như vậy trò chơi có một ý nghĩ rất quan trọng đối với từng tiết học, từng môn học. Khi chúng ta biết tổ chức đúng thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
III/ Nguyên tắc lựa chọn và thực hiện trò chơi:
A/ Giáo viên cần nắm các nguyên tắc sau:
1/ Đảm bảo yêu cầu giáo dục sát với nội dung yêu cầu của bài dạy.
Mỗi bài học đều có yêu cầu riêng về kiến thức và kỹ năng. Giáo viên cần chọn trò chơi thế nào cho phù hợp với yêu cấu đó. Nhằm mục đích của bài dạy, tránh tuỳ tiện cho có, lệch yêu cầu của bài dạy.
Ví dụ: a) Tiết luyện tập về số thập phân
Bài 4/9 Điền < , > , = vào chỗ chấm:
95,8 …..95,79 ; 3,678….3,68; 47,54…47,5400 ; 0,02…..0,019
+ GV tổ chức trò chơi: “Tiếp sức” (Mỗi em điền 1 dấu vào 1 bài; HS thực hiện 2 đội, mỗi đội 4 em).
+ GV có thể tổ chức trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng” ( 2đội thực hiện, mỗi đội 1 em).
b) Tiết luyện tập về đổi đơn vị đo thời gian
Bài 3/ 15 1 phút = …….giờ
15 phút = …….giờ
6 phút = …….giờ
12 phút = …….giờ
+ GV có thể tổ chức trò chơi : “Ghép bạn” ( 2 bảng ghi đề, 2 bảng ghi kết quả, 2 đội thực hiện (1 đội 4 em), đội nào ghép đúng thắng).
c) Một số bài tập có dạng khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
+ GV có thể tổ chức trò chơi : “ Làm giám khảo”.Các em cần chọn đáp án đúng đưa đáp án lên trước mặt để GV kiểm tra. Như các bài tập trong các tiết luyện tập : Bài 3/16; 4/16 ; 4/31; 4/80 ; 4/99 ; 4/ 101.
2/Đảm bảo cho học sinh hiểu về yêu cầu, nội dung và cách tổ chức, giáo viên cần giải thích gọn, rõ ràng dễ hiểu, đầy đủ để học sinh nắm rõ yêu cầu và cách thức chơi. Từ đó trò chơi sẽ có tác dụng đáp ứng được yêu cầu bài dạy, giúp học sinh biết làm gì biết chơi như thế nào?
3/ Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi.
Trò chơi phải phải phù hợp với từng khả năng của học sinh, không quá rườm rà tốn thời gian, không quá đơn giản buồn tẻ, tạo được sự hưng phấn khi học sinh tham gia trò chơi.
4/ Đảm bảo trò chơi được tự nhiên, không gò ép thói quen, hợp lý điều kiện phương tiện của giáo viên lớp.
5/ Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
Khi tổ chức trò chơi, yếu tố thi đua phải được quan tâm, kích thích tính tích cực phấn đấu của mỗi học sinh về mình và đồng đội, giúp các em có ý thức tập thể tính tương trợ. Những nguyên tắc này có liên quan mật thiết với nhau và định hướng cho giáo viên lựa chọn và thực hiện những trò chơi trong từng tiết học.
B/ Quy trình lựa chọn và thực hiện trò chơi :
1/ Lựa chọn trò chơi là việc quan trọng của giáo viên:
Việc lựa chọn suy nghĩ hình thức trò chơi cho phù hợp với điều kiện có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế của lớp học gắn liền với yêu cầu của bài học, nhằm mục đích cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, củng cố kiến thức kỹ năng mà yêu cầu bài dạy đặt ra.
Có nghĩa là giáo viên đặt ra yêu cầu trò chơi là gì? Để làm gì? Các phương tiện phục vụ trò chơi dễ tìm, dễ làm, gọn nhẹ, số học sinh số nhóm chơi, chơi ở đâu, tại chỗ, trên bảng hay trước lớp, thời gian bao lâu.
2/ Thiết kế trò chơi giáo viên cần phải :
- Giới thiệu trò chơi.
- Nêu yêu cầu trò chơi.
- Hướng dẫn trò chơi, giải thích rõ ràng cụ thể cách chơi có thể làm mẫu hoặc cho học sinh làm thử.
- Cho học sinh thực hiện trò chơi.
Ví dụ: Tiết luyện tập chung (Bài 4/80)
Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng : 80,5m2……..ha
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 80,5 B. 8,05
C. 0,805 D. 0, 0805
+ GV giới thiệu trò chơi : Tập làm giám khảo
+ Yêu cầu trò chơi : Chọn đáp án, khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
+ GV hướng dẫn: Nếu chọn đáp án a thì đưa hình hoa có chữ a, nếu chọn
đáp án b thì đưa hình hoa có chữ b.
+ GV cho HS thực hiện trò chơi.
3/Kết thúc trò chơi : Giáo viên cần lưu ý :
- Đánh giá nhận xét, tuyên dương, khen thưởng.
- Tổng kết trò chơi nhằm mục đích gì ?
III/ Các hình thức trò chơi học tập:
Hình thức trò chơi, thật đa dạng giúp cho học sinh thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, phân phối được nhiều cơ quan vận động và các giác quan tham gia hoạt động cùng một bước để học sinh được học tập một cách linh hoạt và hứng thú.
Trò chơi tổ chức ngay trong không gian lớp học tại thời gian của tiết học sẽ giúp học sinh tránh được những căng thẳng.Thời gian tổ chức trò chơi khoảng từ 3 phút đến 4 phút. Học sinh có thể ngồi tại chỗ(Làm giám khảo) hoặc ra khỏi chỗ, từng cặp hay từng nhóm, có thể vừa nghe, vừa nhìn, vừa nói, viết, đi lại
(Ghép bạn, điền nhanh, tiếp sức, chọn số, hái hoa, chọn số và nói đúng v.v…) tuỳ theo từng trò chơi.
Tất cả trò chơi nếu học sinh làm đúng thì tuyên dương các em bằng một tràng pháo tay hoặc một cây bút chì, một viên phấn, một bông hoa v.v…
Trên đây là một số trò chơi mà tôi đã thực hiện trong các tiết học.
Kết luận :
Việc tổ chức trò chơi học tập trong các tiết học đã đem lại lợi ích thiết thực góp phần tạo ra không khí hào hứng thỏa tâm sinh lý trẻ, góp phần thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo rèn mái, giờ học diễn ra nhẹ nhàng hơn.Trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm luyện kỹ năng suy nghĩ phán đoán, sự nhanh trí thông minh tính hợp tác tương trợ cùng bạn bè. Các điều kiện các tình huống đặt ra trong trò chơi đòi hỏi các em phải vận dụng các kiến thức đã học tạo cho học sinh khả năng nhớ lâu, nhớ chính xác và hơn nữa là góp phần đổi mới phương pháp dạy học .
CHUYÊN ĐỀ
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP DẠY HỌC TRONG TIẾT
LUYỆN TẬP CỦA MÔN TOÁN.
I/ Lý do chọn chuyên đề
II/ Vai trò của trò chơi đối với học sinh tiểu học:
1/ Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ
2/ Vai trò của trò chơi trong hoạt động dạy học
3/ Ý nghĩa mục đích trò chơi :
III/ Nguyên tắc lựa chọn và thực hiện trò chơi :
A/ Giáo viên cần nắm các nguyên tắc sau
B/ Quy trình lựa chọn và thực hiện trò chơi:
1/ Lựa chọn trò chơi là việc quan trọng của giáo viên
2/ Thiết kế trò chơi giáo viên cần phải
3/Kết thúc trò chơi
III/ Các hình thức trò chơi học tập
IV/ Kết luận
Xin chân thành cảm ơn...
Kính chúc các thầy cô giáo sức khoẻ
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP
TRONG TIẾT LUYỆN TẬP
CỦA MÔN TOÁN.
Người thực hiện : Ngô Thị Kim Phát
I/ Lý do chọn chuyên đề :
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, được đề cập đến rất nhiều, đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế xã hội đang có những đổi mới. Để phù hợp xu hướng của đất nước và khu vực trong giai đoạn hiện nay. Quan điểm của đổi mới phương pháp dạy học là chủ động sáng tạo cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Nhiều hình thức dạy học lấy quan điểm này làm chủ đạo. Trong đó có nội dung tăng cường trò chơi là học tập có tác dụng thiết thực mà nhiều người đã đồng ý rằng trò chơi là một phương pháp giáo dục nó góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thích học tập tạo không khí phấn khởi, nó góp phần làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn. Ở góc độ tổ chức trò chơi học tập góp phần đổi mới phương pháp trong tiết học.Tôi xin trao đổi vài khía cạnh về việc tổ chức trò chơi như thế nào cho phù hợp và hiệu quả trong tiết luyện tập.
II/ Vai trò của trò chơi đối với học sinh tiểu học :
1/ Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ :
Trẻ em luôn luôn muốn tham gia vào cuộc sống của người lớn nhưng chúng chưa đủ khả năng về thể lực, về trí tuệ chưa đủ tri thức kỷ xảo để có thể tham gia vào quá trình lao động sản xuất, của xã hội loài người cho nên trẻ tham gia vào cuộc sống của người lớn theo cách riêng của mình qua trò chơi .
Ở tuổi mẫu giáo trò chơi là hoạt động chủ đạo, ở lứa tuổi tiểu học trẻ em bắt buộc tiến hành học tập một cách tương đối có hệ thống qua các môn học và hoạt động. Nhờ học tập trẻ em sẽ được lĩnh hội những tri thức và thế giới chung quanh, đồng thời phát huy các mặt khác của nhân cách.Vì vậy học tập trở thành hoạt động chủ đạo của trò chơi, song điều đó không có nghĩa là trò chơi mất tác dụng đối với trẻ em.Trái lại trò chơi là nhu cầu không thể thiếu được, trong toàn bộ hoạt động vui chơi của học sinh.
2/ Vai trò của trò chơi trong hoạt động dạy học :
Tổ chức trò chơi khoa học hợp lý sẽ hổ trợ cho học sinh học tập, rèn luyện sức khoẻ, hình thành nhân cách cụ thể là trò chơi giúp cho học sinh thực hiện được những kiến thức những hiểu biết về thế giới xung quanh, dần dần kích thích các em hình thành nhu cầu tìm hiểu cái mới.
Trò chơi giúp cho trẻ em phát huy trí thông minh, phát triển thể chất.Trò chơi hình thành và phát huy ở trẻ nhiều phẩm chất như lòng dũng cảm, tính kiên trì, ý thức tập thể, tình bạn.
Trò chơi làm cho tiết học nhẹ nhàng hơn, tạo điều kiện cho các em hưng phấn hơn sau thời gian học tập căng thẳng.
3/ Ý nghĩa mục đích trò chơi :
Mục đích của trò chơi phải hướng vào củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng ở từng bài, từng nhóm bài từng phần của chương trình, môn học, trò chơi giúp các em phát triển khả năng về giác quan, chính xác hóa những hiểu biết về sự vật hiện tượng, những kiến thức mà các em đã tiếp thu còn phát triển trí thông minh, sự nhanh trí, phát triển ngôn ngữ. Trò chơi có nhiều khả năng phát huy tác dụng của giáo dục :
a/ Một là trò chơi sẽ giúp cho học sinh phát triển thêm những điều mới mà các em đã tiếp cận trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
b/ Hai là qua trò chơi học sinh sẽ được luyện tập những kỹ năng thao tác mà các em đã được học tập.
c/ Ba là qua trò chơi học sinh sẽ được rèn luyện các tình huống khác nhau và buộc mình phải có sự lựa chọn một cách hợp lý trong một điều kiện nhất định.
d/ Bốn là qua trò chơi học sinh có cơ hội củng cố khắc sâu thêm kiến thức, khẳng định vốn kiến thứccủa mình, tạo sự tự tin cố gắng học tập.
e/ Năm là qua trò chơi tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.
Như vậy trò chơi có một ý nghĩ rất quan trọng đối với từng tiết học, từng môn học. Khi chúng ta biết tổ chức đúng thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao.
III/ Nguyên tắc lựa chọn và thực hiện trò chơi:
A/ Giáo viên cần nắm các nguyên tắc sau:
1/ Đảm bảo yêu cầu giáo dục sát với nội dung yêu cầu của bài dạy.
Mỗi bài học đều có yêu cầu riêng về kiến thức và kỹ năng. Giáo viên cần chọn trò chơi thế nào cho phù hợp với yêu cấu đó. Nhằm mục đích của bài dạy, tránh tuỳ tiện cho có, lệch yêu cầu của bài dạy.
Ví dụ: a) Tiết luyện tập về số thập phân
Bài 4/9 Điền < , > , = vào chỗ chấm:
95,8 …..95,79 ; 3,678….3,68; 47,54…47,5400 ; 0,02…..0,019
+ GV tổ chức trò chơi: “Tiếp sức” (Mỗi em điền 1 dấu vào 1 bài; HS thực hiện 2 đội, mỗi đội 4 em).
+ GV có thể tổ chức trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng” ( 2đội thực hiện, mỗi đội 1 em).
b) Tiết luyện tập về đổi đơn vị đo thời gian
Bài 3/ 15 1 phút = …….giờ
15 phút = …….giờ
6 phút = …….giờ
12 phút = …….giờ
+ GV có thể tổ chức trò chơi : “Ghép bạn” ( 2 bảng ghi đề, 2 bảng ghi kết quả, 2 đội thực hiện (1 đội 4 em), đội nào ghép đúng thắng).
c) Một số bài tập có dạng khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
+ GV có thể tổ chức trò chơi : “ Làm giám khảo”.Các em cần chọn đáp án đúng đưa đáp án lên trước mặt để GV kiểm tra. Như các bài tập trong các tiết luyện tập : Bài 3/16; 4/16 ; 4/31; 4/80 ; 4/99 ; 4/ 101.
2/Đảm bảo cho học sinh hiểu về yêu cầu, nội dung và cách tổ chức, giáo viên cần giải thích gọn, rõ ràng dễ hiểu, đầy đủ để học sinh nắm rõ yêu cầu và cách thức chơi. Từ đó trò chơi sẽ có tác dụng đáp ứng được yêu cầu bài dạy, giúp học sinh biết làm gì biết chơi như thế nào?
3/ Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi.
Trò chơi phải phải phù hợp với từng khả năng của học sinh, không quá rườm rà tốn thời gian, không quá đơn giản buồn tẻ, tạo được sự hưng phấn khi học sinh tham gia trò chơi.
4/ Đảm bảo trò chơi được tự nhiên, không gò ép thói quen, hợp lý điều kiện phương tiện của giáo viên lớp.
5/ Đảm bảo tổ chức trò chơi với tinh thần thi đua đồng đội.
Khi tổ chức trò chơi, yếu tố thi đua phải được quan tâm, kích thích tính tích cực phấn đấu của mỗi học sinh về mình và đồng đội, giúp các em có ý thức tập thể tính tương trợ. Những nguyên tắc này có liên quan mật thiết với nhau và định hướng cho giáo viên lựa chọn và thực hiện những trò chơi trong từng tiết học.
B/ Quy trình lựa chọn và thực hiện trò chơi :
1/ Lựa chọn trò chơi là việc quan trọng của giáo viên:
Việc lựa chọn suy nghĩ hình thức trò chơi cho phù hợp với điều kiện có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế của lớp học gắn liền với yêu cầu của bài học, nhằm mục đích cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, củng cố kiến thức kỹ năng mà yêu cầu bài dạy đặt ra.
Có nghĩa là giáo viên đặt ra yêu cầu trò chơi là gì? Để làm gì? Các phương tiện phục vụ trò chơi dễ tìm, dễ làm, gọn nhẹ, số học sinh số nhóm chơi, chơi ở đâu, tại chỗ, trên bảng hay trước lớp, thời gian bao lâu.
2/ Thiết kế trò chơi giáo viên cần phải :
- Giới thiệu trò chơi.
- Nêu yêu cầu trò chơi.
- Hướng dẫn trò chơi, giải thích rõ ràng cụ thể cách chơi có thể làm mẫu hoặc cho học sinh làm thử.
- Cho học sinh thực hiện trò chơi.
Ví dụ: Tiết luyện tập chung (Bài 4/80)
Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng : 80,5m2……..ha
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 80,5 B. 8,05
C. 0,805 D. 0, 0805
+ GV giới thiệu trò chơi : Tập làm giám khảo
+ Yêu cầu trò chơi : Chọn đáp án, khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
+ GV hướng dẫn: Nếu chọn đáp án a thì đưa hình hoa có chữ a, nếu chọn
đáp án b thì đưa hình hoa có chữ b.
+ GV cho HS thực hiện trò chơi.
3/Kết thúc trò chơi : Giáo viên cần lưu ý :
- Đánh giá nhận xét, tuyên dương, khen thưởng.
- Tổng kết trò chơi nhằm mục đích gì ?
III/ Các hình thức trò chơi học tập:
Hình thức trò chơi, thật đa dạng giúp cho học sinh thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, phân phối được nhiều cơ quan vận động và các giác quan tham gia hoạt động cùng một bước để học sinh được học tập một cách linh hoạt và hứng thú.
Trò chơi tổ chức ngay trong không gian lớp học tại thời gian của tiết học sẽ giúp học sinh tránh được những căng thẳng.Thời gian tổ chức trò chơi khoảng từ 3 phút đến 4 phút. Học sinh có thể ngồi tại chỗ(Làm giám khảo) hoặc ra khỏi chỗ, từng cặp hay từng nhóm, có thể vừa nghe, vừa nhìn, vừa nói, viết, đi lại
(Ghép bạn, điền nhanh, tiếp sức, chọn số, hái hoa, chọn số và nói đúng v.v…) tuỳ theo từng trò chơi.
Tất cả trò chơi nếu học sinh làm đúng thì tuyên dương các em bằng một tràng pháo tay hoặc một cây bút chì, một viên phấn, một bông hoa v.v…
Trên đây là một số trò chơi mà tôi đã thực hiện trong các tiết học.
Kết luận :
Việc tổ chức trò chơi học tập trong các tiết học đã đem lại lợi ích thiết thực góp phần tạo ra không khí hào hứng thỏa tâm sinh lý trẻ, góp phần thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo rèn mái, giờ học diễn ra nhẹ nhàng hơn.Trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm luyện kỹ năng suy nghĩ phán đoán, sự nhanh trí thông minh tính hợp tác tương trợ cùng bạn bè. Các điều kiện các tình huống đặt ra trong trò chơi đòi hỏi các em phải vận dụng các kiến thức đã học tạo cho học sinh khả năng nhớ lâu, nhớ chính xác và hơn nữa là góp phần đổi mới phương pháp dạy học .
CHUYÊN ĐỀ
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP DẠY HỌC TRONG TIẾT
LUYỆN TẬP CỦA MÔN TOÁN.
I/ Lý do chọn chuyên đề
II/ Vai trò của trò chơi đối với học sinh tiểu học:
1/ Trò chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ
2/ Vai trò của trò chơi trong hoạt động dạy học
3/ Ý nghĩa mục đích trò chơi :
III/ Nguyên tắc lựa chọn và thực hiện trò chơi :
A/ Giáo viên cần nắm các nguyên tắc sau
B/ Quy trình lựa chọn và thực hiện trò chơi:
1/ Lựa chọn trò chơi là việc quan trọng của giáo viên
2/ Thiết kế trò chơi giáo viên cần phải
3/Kết thúc trò chơi
III/ Các hình thức trò chơi học tập
IV/ Kết luận
Xin chân thành cảm ơn...
Kính chúc các thầy cô giáo sức khoẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trà Quang Độ
Dung lượng: 370,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)