Tổ chức day hoc toan
Chia sẻ bởi Võ Đức Tấn |
Ngày 12/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: tổ chức day hoc toan thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỘT VÀI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 1
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
- Năm học 2005 – 2006 là năm thứ tư thực hiện việc đổi mới chương trình sách giáo khoa toán lớp 1, để đáp ứng sự phát triển về trình độ nhận thức của học sinh lớp 1. Qua ba năm giảng dạy giáo viên nắm được nội dung mới, quen với đổi mới cách dạy, cách học ở lớp .
- Trong quá trình giảng dạy trên lớp, ngoài việc nắm vững kiến thức những môn học mà giáo viên giảng dạy, người giáo viên cần phải có năng lực sư phạm nhất định. Một trong những năng lực sư phạm của giáo viên đó là năng lực tổ chức và điều khiển quá trình học tập cho học sinh.
- Để đạt được mục tiêu của bài dạy khi tiếân hành giảng dạy giáo viên phải tổ chức như thế nào để các em tích cực tham gia.
II – THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TOÁN
Trong nhiều năm qua, khi dạy Toán, giáo viên thường xoáy vào nội dung trọng tâm của tiết dạy mà giảng đi giảng lại nhiều lần cho học sinh hiểu. Ít khi nào trong một tiết dạy mà giáo viên cho học sinh vận dụng hết tất cả những phương tiện, những đồ dùng học tập sẵn có của học sinh mà tổ chức một tiết dạy hoàn chỉnh theo tinh thần đổi mới: học sinh là người chủ động hoạt động để tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức của giáo viên. Các đồ dùng của học sinh như: Bảng con, bộ đồ dùng học Toán, . . . ít khi nào giáo viên cho học sinh sử dụng thường xuyên trong tiết học. Vì thế, học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức qua phần truyền thụ kiến thức của giáo viên. Với cách học như thế hiện nay không còn phù hợp trong nhà trường nữa. Hiện nay, muốn tổ chức một tiết học Toán sao cho đạt hiệu quả, thì ngoài việc nắm vững yêu cầu tiết dạy, người giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập làm sao để cho tất cả học sinh đều được làm việc, được thực hành để tự mình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
III – NỘI DUNG CHÍNH
Các tiết dạy đều chú ý vào trọng tâm là “ Tổ chức học tập, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh ”. Dạy toán là tổ chức hoạt động học tập, học sinh tự hoạt động để hoàn thành kiến thức. Như vậy việc tổ chức các hoạt động trong giảng dạy là cần thiết và quan trọng nhất, nhưng phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
1/ Tổ chức cho học sinh làm việc với Sách giáo khoa, sử dụng vở bài tập .
- Sách giáo khoa là một phương tiện học tập rất quan trong của học sinh , trong tiết học cần dành khoảng thời gian nhất định để học sinh làm việc với sách giáo khoa như làm bài tập. Sách có nhiều hình vẽ trình bày khoa học, màu sắc đẹp nên có sự hấp dẫn học sinh giúp cho học sinh phát hiện kiến thức mới và hệ thống được bài tập.
- Sách giáo khoa là một hình thức học tập chung cho toàn lớp, tất cảø học sinh đều phải có sách giáo khoa và phải được giáo viên hướng dẫn cách sử dụng sách giáo khoa như nắm được ký hiệu, biết tri giác toàn bộ từng phần bài học, xác định trọng tâm trọng điểm . . . nêu thắc mắc, nhận xét của mình. Ở tất cả các tiết dạy giáo viên đều có thể cần tổ chức cho học sinh làm việc với sách giáo khoa và tuỳ mỗi bước lên lớp mà có những nhu cầu cụ thể đối với học sinh.
Ví dụ : Giáo viên cho học sinh nhìn vào sách giáo khoa toán ( trang 11 )
Học sinh nêu nhận xét về : số con chim, số con mèo, số bông hoa, số em bé, số chấm tròn . . .
- Sử dụng vở bài tập trong các giờ học cũng là một hình thức học tập rất thích hợp đối với học sinh Tiểu học mà nhất là học sinh lớp 1. Nó có ưu thế khi tổ chức và kiểm tra hoạt động học tập cả lớp, giáo viên vẫn có thể chú ý đến từng em, chắc chắn đây là những công cụ, phương tiện phục vụ yêu cầu nâng cao các kỹ năng cơ bản của học sinh Tiểu học. Điều có ý nghĩa hơn là vở bài tập còn có tác dụng góp phần đổi mới cách dạy, cách học theo hướng “ Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn - Học sinh chủ động học tập và phát triển ” , đồng thời tạo điều kiện cho đổi mới cách dạy ( bớt thời gian “ Thuyết giải ” , tăng cường kiểm tra hoạt động học tập của từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời với từng đối tượng cụ thể) .
- Các bài tập trong vở bài tập nhằm rèn luyện, phát huy vai trò tự làm
TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN LỚP 1
I – ĐẶT VẤN ĐỀ
- Năm học 2005 – 2006 là năm thứ tư thực hiện việc đổi mới chương trình sách giáo khoa toán lớp 1, để đáp ứng sự phát triển về trình độ nhận thức của học sinh lớp 1. Qua ba năm giảng dạy giáo viên nắm được nội dung mới, quen với đổi mới cách dạy, cách học ở lớp .
- Trong quá trình giảng dạy trên lớp, ngoài việc nắm vững kiến thức những môn học mà giáo viên giảng dạy, người giáo viên cần phải có năng lực sư phạm nhất định. Một trong những năng lực sư phạm của giáo viên đó là năng lực tổ chức và điều khiển quá trình học tập cho học sinh.
- Để đạt được mục tiêu của bài dạy khi tiếân hành giảng dạy giáo viên phải tổ chức như thế nào để các em tích cực tham gia.
II – THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TOÁN
Trong nhiều năm qua, khi dạy Toán, giáo viên thường xoáy vào nội dung trọng tâm của tiết dạy mà giảng đi giảng lại nhiều lần cho học sinh hiểu. Ít khi nào trong một tiết dạy mà giáo viên cho học sinh vận dụng hết tất cả những phương tiện, những đồ dùng học tập sẵn có của học sinh mà tổ chức một tiết dạy hoàn chỉnh theo tinh thần đổi mới: học sinh là người chủ động hoạt động để tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức của giáo viên. Các đồ dùng của học sinh như: Bảng con, bộ đồ dùng học Toán, . . . ít khi nào giáo viên cho học sinh sử dụng thường xuyên trong tiết học. Vì thế, học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức qua phần truyền thụ kiến thức của giáo viên. Với cách học như thế hiện nay không còn phù hợp trong nhà trường nữa. Hiện nay, muốn tổ chức một tiết học Toán sao cho đạt hiệu quả, thì ngoài việc nắm vững yêu cầu tiết dạy, người giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập làm sao để cho tất cả học sinh đều được làm việc, được thực hành để tự mình khám phá và chiếm lĩnh kiến thức.
III – NỘI DUNG CHÍNH
Các tiết dạy đều chú ý vào trọng tâm là “ Tổ chức học tập, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh ”. Dạy toán là tổ chức hoạt động học tập, học sinh tự hoạt động để hoàn thành kiến thức. Như vậy việc tổ chức các hoạt động trong giảng dạy là cần thiết và quan trọng nhất, nhưng phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.
1/ Tổ chức cho học sinh làm việc với Sách giáo khoa, sử dụng vở bài tập .
- Sách giáo khoa là một phương tiện học tập rất quan trong của học sinh , trong tiết học cần dành khoảng thời gian nhất định để học sinh làm việc với sách giáo khoa như làm bài tập. Sách có nhiều hình vẽ trình bày khoa học, màu sắc đẹp nên có sự hấp dẫn học sinh giúp cho học sinh phát hiện kiến thức mới và hệ thống được bài tập.
- Sách giáo khoa là một hình thức học tập chung cho toàn lớp, tất cảø học sinh đều phải có sách giáo khoa và phải được giáo viên hướng dẫn cách sử dụng sách giáo khoa như nắm được ký hiệu, biết tri giác toàn bộ từng phần bài học, xác định trọng tâm trọng điểm . . . nêu thắc mắc, nhận xét của mình. Ở tất cả các tiết dạy giáo viên đều có thể cần tổ chức cho học sinh làm việc với sách giáo khoa và tuỳ mỗi bước lên lớp mà có những nhu cầu cụ thể đối với học sinh.
Ví dụ : Giáo viên cho học sinh nhìn vào sách giáo khoa toán ( trang 11 )
Học sinh nêu nhận xét về : số con chim, số con mèo, số bông hoa, số em bé, số chấm tròn . . .
- Sử dụng vở bài tập trong các giờ học cũng là một hình thức học tập rất thích hợp đối với học sinh Tiểu học mà nhất là học sinh lớp 1. Nó có ưu thế khi tổ chức và kiểm tra hoạt động học tập cả lớp, giáo viên vẫn có thể chú ý đến từng em, chắc chắn đây là những công cụ, phương tiện phục vụ yêu cầu nâng cao các kỹ năng cơ bản của học sinh Tiểu học. Điều có ý nghĩa hơn là vở bài tập còn có tác dụng góp phần đổi mới cách dạy, cách học theo hướng “ Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn - Học sinh chủ động học tập và phát triển ” , đồng thời tạo điều kiện cho đổi mới cách dạy ( bớt thời gian “ Thuyết giải ” , tăng cường kiểm tra hoạt động học tập của từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời với từng đối tượng cụ thể) .
- Các bài tập trong vở bài tập nhằm rèn luyện, phát huy vai trò tự làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Đức Tấn
Dung lượng: 11,97KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)