TLCH Sử - Địa 4
Chia sẻ bởi Truc Nguyen |
Ngày 09/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: TLCH Sử - Địa 4 thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
Bài 1: MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Câu 1: Môn Lịch sử và Địa lí giúp các em hiểu biết gì?
Môn Lịch sử và Địa lí giúp các em hiểu biết thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của cha ông ta trong một thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương- An Dương Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
Bài 2: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
Câu 1: Bản đồ là gì?
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Câu 2: Nêu một số yếu tố của bản đồ.
Một số yếu tố của bản đồ là: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ…
Câu 3: Kể một vài đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ hình 3.
Một vài đối tượng địa lí trên bản đồ hình 3: thủ đô, thành phố, biên giới quốc gia, sông, hồ…
Bài 3: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TIẾP THEO)
Câu 1: Nêu các bước sử dụng bản đồ.
Các bước sử dụng bản đồ là: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải và tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
Câu 2: Em ở tỉnh (thành phố) nào? Hãy tìm vị trí tỉnh (thành phố) của em trên bản đồ hành chính Việt Nam và cho biết nó giáp với những tỉnh (thành phố) nào?
PHẦN LỊCH SỬ
Bài 1: NƯỚC VĂN LANG
Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta?
Khoảng năm 700 TCN, nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Tên nước là Văn Lang. Vua được gọi là Hùng Vương.
Câu 2: Dựa vào bài học, em hãy mô tả một số nét về cuộc sống củq người Lạc Việt.
Người Lạc việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Cuộc sống ở làng bản giản dị, vui tươi, hoà hợp với thiên nhiên và có nhiều tục lệ riêng.
Câu 3: Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay?
Những tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: tục ăn trầu, trong ngày hội làng thường có đua thuyền trên sông và đấu vật.
Bài 2: NƯỚC ÂU LẠC
Câu 1: Nước Aâu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Cuối thế kỉ III TCN, nước Aâu Lạc tiếp nối nước Văn Lang.
( năm 218 TCN, quân Tần xâm lược nước ta, Thục Phán lãnh đạo người Aâu Việt và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm và dựng nước Aâu Lạc)
Câu 2: Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của dân Aâu Lạc là gì? Ngoài nội dung của SGK, em còn biết thêm gì về thành tựu đó?
-Kĩ thuật chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa là những thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Aâu Lạc.
-Biết thêm: sự tích Kim Qui và chiếc nỏ thần.
Bài 3: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
Câu 1: Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương bắc đã làm những gì?
Khi đô hộ nước ta, chúng bắt ta phải săn voi, tê giác, mò ngọc trai, đồi mồi…để cống nạp cho chúng.
Ngoài ra chúng còn đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán…
Câu 2: Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một nghìn năm. Trong thời gian đó, mặc dù bị áp bức bóc lột nặng nề, nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục, không ngừng nổi dậy đấu tranh. Bằng chiến thắng Bạch đằng vang dội, nhân dân ta đã giành lại được độc lập hoàn toàn.
Câu 3: Em hãy kẻ và điền vào bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
40
248
542
550
722
776
905
931
938
Haiø Bà Trưng
Bà Triệu
Lý Bí
Triệu Quang Phục
Mai Thúc loan
Phùng Hưng
Khúc Thừa Dụ
Dương Đình Nghệ
Ngô Quyền
Bài 4: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Câu 1: Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Truc Nguyen
Dung lượng: 94,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)