TLBD he 2011 bai 4-5 TNXH

Chia sẻ bởi Bùi Bảo An | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: TLBD he 2011 bai 4-5 TNXH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG QUA MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
Báo cáo viên: Nguyễn Văn Tiếp
2
Bài 4-
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

1. Nghiên cứu về mục tiêu và nội dung GDKNS qua môn TNXH(Trang 116-118).
2. Mỗi trường nêu ví dụ 1 KNS phù hợp gắn với nội dung GD trong ở mỗi chủ đề của môn TNXH.
( mỗi trường nghiên cứu 10 phút )
I. KHẢ NĂNG GDKNS QUA MÔN TNXH
I.Khả năng giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.
Môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học ở các lớp 1, 2, 3 là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khỏe, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN – XH.
Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội.
Đặc biệt môn học giúp học sinh xậy dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên.
- Vì vậy môn TN – XH ở Tiểu học là một trong những môn học phù hợp để GV có thể giáo dục KNS cho các em học sinh.
- Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về TN-XH, việc giáo dục KNS qua môn TN-XH sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử hiệu quả các tình huống trong cuộc sống.
II.Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học.
Giáo dục KNS trong môn TN-XH giúp HS:
- Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe, ứng xử phù hợp ở một số tình huống liên quan đến sức khỏe bản thân, các quan hệ trong gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội.
- Biết tìm kiếm, xử lý thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện, nêu nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN-XH.
- Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên: Cam kết có những hành vi tích cực, tự nguyện (tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe của bản thân, trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng; Thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường.
III.Nội dung và địa chỉ giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên và Xã hội.
1. Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn Tự nhiên và Xã hội
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; biết vị trí của mình trong các mối quan hệ ở nhà, ở trường và ở cộng đồng. ( Bài 11: Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu – lớp 3; bài 8: Ăn uống sạch sẽ - lớp 2; bài 2: Chúng ta đang lớn – lớp 1)


- Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết cách tự phục vụ: rửa mặt, đánh răng, tắm, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân liên quan đến các vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.(Bài 14: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà-lớp 2; Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà – lớp 3; Bài 7: Thực hành Đánh răng và rửa mặt – lớp 1)
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe cho bản thân; để ứng phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng để bảo vệ môi trường. (Bài 4: Bảo vệ mắt và tai –lớp 1; Bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông –lớp 2; Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn-lớp 3)
- Kỹ năng kiên định và kỹ năng từ chối: kiên quyết giữ vững vững lập trường và nói lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; không tham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực. (Bài 33: An toàn khi đi xe đạp-lớp 3; Bài 17: Phòng tránh ngã khi ở trường-lớp 2; Bài 23: Cây hoa-lớp 1)
Kĩ năng làm chủ bản thân: biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện công việc và biết ứng phó với căn thẳng trong những tình huống của cuộc sống một cách tích cực. (Bài 17: Giữ gìn lớp học sạch đẹp-lớp 1; Bài 11:Gia đình-lớp 2; Bài 26: Không chơi các trò chơi nguy hiểm-lớp 3)
- Kĩ năng giao tiếp: tự tin trong khi giao tiếp; lắng nghe tích cực; phản hồi xây dựng; Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với bạn bè trong lớp, trường, với những người có hoàn cảnh khó khăn. (Bài 19: Các thế hệ trong một gia đình-lớp 3; Bài 19: Đường giao thông-lớp 2; Bài 3: Nhân biết các vật dụng xung quanh-lớp 1)
Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng chung sức làm việc có hiệu quả với những thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. (Bài 13: Công việc ở nhà-lớp 1; Bài 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở-lớp 2; Bài 24-25: Một số hoạt động ở trường-lớp 3)
- Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày. (Bài 36-37-38: Vệ sinh môi trường- lớp 3; Bài 6: tiêu hóa thức ăn-lớp 2; Bài 8: ăn uống hàng ngày-lớp 1)
Kì năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Biết tìm kiếm và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng tạo. (Bài 9: hoạt động và nghỉ ngơi- lớp 1; Bài 8: ăn uống sạch sẽ-lớp 2; Bài 40: thực vật – lớp 3)
2. Địa chỉ giáo dục kĩnăng sống trong môn tự nhiên và xã hội.
Bài soạn theo hướng dẫn mới
I.Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
IV. Phương tiện dạy học.
V. Tiến trình dạy học:
1. KTBC
2. Bài mới
a. Khám phá.
b. Kết nối
c. Thực hành
d. Vận dụng
BÀI SOẠN HIỆN HÀNH
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Thái độ
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC
2. Bài mới
3. Củng cố dặn dò.

BÀI SOẠN THỐNG NHẤT THỰC HIỆN

I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
- Kĩ năng: Bổ sung thêm kỹ năng sống cần rèn trong bài.
- Thái độ
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC.
2. Bài mới:
* Bổ sung:
- Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học.
- Kỹ năng sống cần rèn cho học sinh sau hoạt động đó.
3. Củng cố dặn dò
II. SOẠN BÀI GD KNS QUA MÔN HỌC
Làm việc theo trường: (20 phút)

Mỗi trường nghiên cứu một bài soạn minh họa về GD KNS qua môn TNXH.(Chỉ nêu mục tiêu, tích hợp GDKNS ở HĐ nào mà thôi)
Nhận xét về những điểm giống và khác nhau giữa cấu trúc bài soạn GD KNS với bài soạn truyền thống.
Trường tiểu học 1,2: Soạn 1 bài minh họa ở lớp 1.
Trường tiểu học 3,4: Soạn 1 bài minh họa ở lớp 2.
Trường tiểu học 5 : Soạn bài minh họa ở lớp 3.
* Chỉ ghi phần mục tiêu bài học và nội dung GDKNS ở 1 hoạt động nào đó.
20
Bài 5- Thực hành
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS QUA MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Mục tiêu bài học:
Kiến thức
Kĩ năng: Bổ sung thêm kỹ năng sống cần rèn trong bài.
Thái độ
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
Bổ sung:
Phương pháp/kỹ thuật dạy học.
Kỹ năng sống cần rèn luyện cho học sinh sau khi hoạt động đó.
3. Củng cố dặn dò.
I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC
GD KNS QUA MÔN TNXH
Nhóm thực hành chủ động:

Chọn 1 bài trong tài liệu/ tự thiết kế, thảo luận.
Thực hành dạy trước lớp bài giảng.

Lưu ý: Thể hiện phương pháp và cách tiến hành linh hoạt, sáng tạo tuy nhiên vẫn đi đúng nội dung bài giảng (ví dụ: bài tập tình huống, đóng vai, thảo luận, kể chuyện,...)

II. THỰC HÀNH
DẠY KNS QUA MÔN TNXH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Bảo An
Dung lượng: 766,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)