Tình hữu nghị Việt-Lào
Chia sẻ bởi Hồ Văn Huệ |
Ngày 16/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: Tình hữu nghị Việt-Lào thuộc Lịch sử 6
Nội dung tài liệu:
Tình hữu nghị Việt – Lào
Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt-Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu long.
Núi liền núi, sông liền sông, Việt Nam và Lào cùng chống một kẻ thù chung, vận mệnh của hai dân tộc đã gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu trường kỳ giành độc lập tự do cho mỗi nước.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, thấy rõ âm mưu của thực dân Pháp sẽ quay trở lại xâm chiếm Việt Nam và Lào, ngày 4-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, một kiến trúc sư tài năng đang làm việc tại Vinh ra Hà Nội để trao đổi về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của hai nước.
Cuộc gặp lịch sử đánh dấu bước ngoặt từ một Hoàng thân trở thành một chiến sĩ kiên cường, một nhà lãnh đạo cách mạng kính yêu của nhân dân các bộ tộc Lào. Đem theo tấm ảnh kỷ niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh bên người, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông dẫn đầu đơn vị vũ trang Lào-Việt trở về nước tham gia lãnh đạo cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
Như ánh trăng soi, ánh trăng sáng chung núi đồi biên giới Mối tình sắt son mấy nghìn năm thắm sâu nước Việt – Lào.
Hành quân dọc theo đường 9, dừng chân ở Sê Pôn, trong cuộc trò chuyện với cán bộ, nhân dân địa phương, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đưa tấm ảnh Bác Hồ cho mọi người xem. Hoàng thân kể lại câu chuyện lần đầu tiên được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Bác Hồ đã nói về tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước Việt-Lào phải đoàn kết, giúp đỡ nhau và cùng chiến đấu chống kẻ thù chung cho đến thắng lợi hoàn toàn. Đất nước Lào do chính nhân dân các bộ tộc Lào làm chủ. Mọi người phải chung sức chung lòng, đấu tranh bảo vệ đất nước yêu quý của mình.
Hoàng thân còn kể lại kỷ niệm đẹp với Bác Hồ mà Hoàng thân coi như là một bài học về tấm gương đạo đức mẫu mực, về đức tính khiêm tốn, giản dị, gần gũi mọi người. Lần đầu tiên gặp vị Chủ tịch nước Việt Nam tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ mời Hoàng thân cùng ăn cơm dưới nhà bếp. Bữa cơm thật thanh đạm, chỉ có cá, ruốc, rau muống luộc chấm tương. Phu nhân của Hoàng thân, bà Nguyễn Thị Kỳ Nam, hoa hậu của thành phố biển Nha Trang, đến sau, cũng được Bác Hồ ân cần mời cùng ăn bữa cơm thân mật, tuy không thịnh soạn, linh đình như những yến tiệc vua Bảo Đại tiếp, nhưng mọi người lại cảm thấy ngon miệng, ấm lòng.
Từ Sê Pôn, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đến Mường Phìn, Pha Lan, Đồng Hến, thị xã Xa-va-na-khết rồi ngược lên Viêng Chăn tham gia Chính phủ lâm thời Ít-xa-la do Phay-a Khăm-mao làm Chủ tịch , Hoàng thân Xu-pha-nu-vông phụ trách công chính. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lựơc Lào, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông trở lại Thà Khẹt lãnh đạo cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ chính quyền mới. Ngày 25-10-1949, Khăm-mao phản bội, đầu hàng Pháp. Đơn vị vũ trang đặc biệt của ta lại đưa Hoàng thân Xu-pha-nu-vông vượt vòng vây của địch đi Việt Bắc gặp Bác Hồ. Tại Tuyên Quang, Bác Hồ còn có cuộc gặp với Tổng chỉ huy Quân đội Lào Ít-xa-la Cay-xỏn Phôm-vi-hản.
Như rễ chung cây, xiết chặt tay chúng ta hướng về tương lai Việt – Lào anh em, vai sát vai tiến lên xây dựng ngày mai.
Trong các cuộc gặp, Bác Hồ và các nhà lãnh đạo cách mạng Lào đã thảo luận về tình hình mỗi nước, âm mưu của kẻ địch và những chủ trương, quyết sách tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. Tiếp đó, Đại hội các lực lượng kháng chiến Lào họp tại Tuyên Quang đã quyết định thành lập Mặt trận Lào Ít-xa-la và bầu ra Chính phủ kháng chiến, lãnh đạo quân và dân Lào xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.
Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã đổ tiền của, vũ khí, đưa cố vấn quân sự vào Lào nuôi dưỡng, thúc ép bọn phản động phái hữu Viêng Chăn khủng bố dã man những người Lào yêu nước, tiêu diệt lực lượng cách mạng, bắt giam nhiều nhà lãnh đạo Mặt trận Lào, trắng trợn can thiệp và xâm lựơc Lào. Ngày 5-9-1962, Việt Nam và Lào đã sớm thiết lập quan hệ
Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt-Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu long.
Núi liền núi, sông liền sông, Việt Nam và Lào cùng chống một kẻ thù chung, vận mệnh của hai dân tộc đã gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu trường kỳ giành độc lập tự do cho mỗi nước.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, thấy rõ âm mưu của thực dân Pháp sẽ quay trở lại xâm chiếm Việt Nam và Lào, ngày 4-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, một kiến trúc sư tài năng đang làm việc tại Vinh ra Hà Nội để trao đổi về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của hai nước.
Cuộc gặp lịch sử đánh dấu bước ngoặt từ một Hoàng thân trở thành một chiến sĩ kiên cường, một nhà lãnh đạo cách mạng kính yêu của nhân dân các bộ tộc Lào. Đem theo tấm ảnh kỷ niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh bên người, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông dẫn đầu đơn vị vũ trang Lào-Việt trở về nước tham gia lãnh đạo cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
Như ánh trăng soi, ánh trăng sáng chung núi đồi biên giới Mối tình sắt son mấy nghìn năm thắm sâu nước Việt – Lào.
Hành quân dọc theo đường 9, dừng chân ở Sê Pôn, trong cuộc trò chuyện với cán bộ, nhân dân địa phương, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đưa tấm ảnh Bác Hồ cho mọi người xem. Hoàng thân kể lại câu chuyện lần đầu tiên được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Bác Hồ đã nói về tình hữu nghị lâu đời giữa hai nước Việt-Lào phải đoàn kết, giúp đỡ nhau và cùng chiến đấu chống kẻ thù chung cho đến thắng lợi hoàn toàn. Đất nước Lào do chính nhân dân các bộ tộc Lào làm chủ. Mọi người phải chung sức chung lòng, đấu tranh bảo vệ đất nước yêu quý của mình.
Hoàng thân còn kể lại kỷ niệm đẹp với Bác Hồ mà Hoàng thân coi như là một bài học về tấm gương đạo đức mẫu mực, về đức tính khiêm tốn, giản dị, gần gũi mọi người. Lần đầu tiên gặp vị Chủ tịch nước Việt Nam tại Phủ Chủ tịch, Bác Hồ mời Hoàng thân cùng ăn cơm dưới nhà bếp. Bữa cơm thật thanh đạm, chỉ có cá, ruốc, rau muống luộc chấm tương. Phu nhân của Hoàng thân, bà Nguyễn Thị Kỳ Nam, hoa hậu của thành phố biển Nha Trang, đến sau, cũng được Bác Hồ ân cần mời cùng ăn bữa cơm thân mật, tuy không thịnh soạn, linh đình như những yến tiệc vua Bảo Đại tiếp, nhưng mọi người lại cảm thấy ngon miệng, ấm lòng.
Từ Sê Pôn, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đến Mường Phìn, Pha Lan, Đồng Hến, thị xã Xa-va-na-khết rồi ngược lên Viêng Chăn tham gia Chính phủ lâm thời Ít-xa-la do Phay-a Khăm-mao làm Chủ tịch , Hoàng thân Xu-pha-nu-vông phụ trách công chính. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lựơc Lào, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông trở lại Thà Khẹt lãnh đạo cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ chính quyền mới. Ngày 25-10-1949, Khăm-mao phản bội, đầu hàng Pháp. Đơn vị vũ trang đặc biệt của ta lại đưa Hoàng thân Xu-pha-nu-vông vượt vòng vây của địch đi Việt Bắc gặp Bác Hồ. Tại Tuyên Quang, Bác Hồ còn có cuộc gặp với Tổng chỉ huy Quân đội Lào Ít-xa-la Cay-xỏn Phôm-vi-hản.
Như rễ chung cây, xiết chặt tay chúng ta hướng về tương lai Việt – Lào anh em, vai sát vai tiến lên xây dựng ngày mai.
Trong các cuộc gặp, Bác Hồ và các nhà lãnh đạo cách mạng Lào đã thảo luận về tình hình mỗi nước, âm mưu của kẻ địch và những chủ trương, quyết sách tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. Tiếp đó, Đại hội các lực lượng kháng chiến Lào họp tại Tuyên Quang đã quyết định thành lập Mặt trận Lào Ít-xa-la và bầu ra Chính phủ kháng chiến, lãnh đạo quân và dân Lào xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.
Thay chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã đổ tiền của, vũ khí, đưa cố vấn quân sự vào Lào nuôi dưỡng, thúc ép bọn phản động phái hữu Viêng Chăn khủng bố dã man những người Lào yêu nước, tiêu diệt lực lượng cách mạng, bắt giam nhiều nhà lãnh đạo Mặt trận Lào, trắng trợn can thiệp và xâm lựơc Lào. Ngày 5-9-1962, Việt Nam và Lào đã sớm thiết lập quan hệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Văn Huệ
Dung lượng: 81,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)