Tin học 345 giới thiệu chung

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Kim Ngân | Ngày 02/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: tin học 345 giới thiệu chung thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Em tập vẽ
(Quyển 1-2-3)
Lê Thị Mỹ Nhật
Trường TH số 1 Thị trấn Phú Thứ
Giới thiệu SGK “Cùng học Tin học”
Đặc điểm
Không phải là nội dung dạy vẽ
Học sinh học sử dụng phần mềm ứng dụng thông qua phần mềm đồ họa
Luyện tập sử dụng chuột
Là nội dung thực hành
“Chơi mà học, học trong khi chơi”
Nội dung Quyển 1 (15 tiết)
Bài 1: Tập tô màu
Bài 2: Tô màu bằng màu nền
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng
Bài 4: Tẩy xóa hình
Bài 5: Di chuyển hình
Bài 6: Vẽ đường cong
Bài 7: Sao chép màu có sẵn
Yêu cầu về kiến thức
Nhận biết biểu tượng phần mềm đồ họa Paint.
Biết mở, đóng phần mềm đồ hoạ. Biết mở trang vẽ mới và lưu trang vẽ với tên thích hợp.
Biết vị trí hộp công cụ, nhận biết các công cụ vẽ hình đơn giản.
Biết vị trí hộp màu và phân bi?t màu vẽ, màu nền.
Biết sử dụng chuột để chọn công cụ thích hợp, chọn màu vẽ, màu nền.
Yêu cầu về kỹ năng
Biết tô màu theo mẫu.
Biết sử dụng một vài công cụ vẽ hình đơn giản (đường/đoạn thẳng, đường cong) để vẽ các đồ vật đơn giản.
Bước đầu biết di chuyển, tẩy xóa, ghép hình
Nội dung chủ yếu của chương
Một số công cụ trong hộp công cụ
Hộp màu, màu vẽ, màu nền.
Tô màu theo mẫu và vẽ các hình đơn giản
Di chuyển, tẩy xóa, ghép hình
Các lưu ý và gợi ý giảng dạy
Dạy ngay sau khi học sinh được làm quen với máy tính và sử dụng chuột, trước cả soạn thảo văn bản.
Thực nghiệm cho thấy, phần này đưa lên trước sẽ phù hợp với cách tiếp cận và tâm lý của học sinh tiểu học.
Tô màu, vẽ tranh bằng máy tính là công việc hấp dẫn, gây hứng thú và để lại ấn tượng sâu sắc cho học sinh tiểu học.
Các lưu ý và gợi ý giảng dạy
Trong các lớp tiếp theo, học sinh tiểu học còn có dịp phát triển tiếp các kiến thức và kĩ năng đồ họa vi tinh, vì vậy khi dạy chương này, giáo viên không nên phát triển hơn các kiến thức và kĩ năng đã hạn chế trong SGK.
Ngoài phần mềm Paint, có sẵn trong các phiên bản của Windows, giáo viên có thể lựa chọn các phầm mềm đồ hoạ khác, với tính năng tương tự, ví dụ phần mềm miễn phí TuxPaint từ địa chỉ

Các lưu ý và gợi ý giảng dạy
Nên chú trọng thiết kế các hoạt động cho học sinh, từ kết quả hoạt động các em sẽ ghi nhớ lâu hơn kiến thức và kỹ năng
Tận dụng tối đa các khả năng hoạt động nhóm, rất phù hợp với tâm lý trẻ em
Các bài 1, 2: Tô màu
Khó định nghĩa chính xác khái niệm màu vẽ, màu nền
Không cần giới thiệu cặn kẽ, chính xác cho học sinh, song giáo viên cần phải phân biệt rõ ràng và có khả năng vận dụng linh hoạt, thành thạo.
Mặc định, màu vẽ và màu nền hiện ra trong hai ô vuông ở bên trái của hộp màu.
Trong chế độ mặc định, màu nền là màu trắng (mỗi khi khởi động lại Paint.
Các bài 1, 2: Tô màu
Màu vẽ là màu dùng để vẽ các đường/do?n thẳng, đường/do?n cong, biên của các hình, tô mầu một vùng và viết chữ khi sử dụng nút chuột trái (Để chọn màu vẽ, trong sách giáo khoa có khi chỉ nói nháy chuột, có nghĩa là nhấn nút trái chuột)

Lưu ý đến tính đối ngẫu của màu vẽ, màu nền và nút chuột trái, chuột phải
Các bài 1, 2: Tô màu
Mầu nền dùng để tô màu cho phần bên trong của một hình có biên khép kín (phải hiểu rằng là một số hình có sẵn trong hộp công cụ, và khi vẽ chúng ta sử dụng nút chuột trái). Những hình này có mầu đường biên là mầu vẽ, phần bên trong có mầu nền.
Lưu ý đến tính đối ngẫu của màu vẽ, màu nền và nút chuột trái, chuột phải
Các bài 1, 2: Tô màu
Khi vẽ tự do, ta thường vẽ nên các đường khép kín mà không phải một hình có biên khép kín, do vậy chỉ màu vẽ được thể hiện.
Màu nền cũng có thể được dùng để vẽ các đường/do?n thẳng, đường/do?n cong, biên của các hình, tô mầu một vùng nếu khi thao tác ta nhấn nút chuột phải.
Các bài 1, 2: Tô màu
Không cần đòi hỏi học sinh phải tô màu chính xác như hình mẫu, hãy để các em tự sáng tạo!
Hướng dẫn cách mở tệp mẫu
Hướng dẫn phóng to, thu nhỏ hình vẽ, nếu cần
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng
Học sinh biết sử dụng công cụ vẽ đường/đoạn thẳng để vẽ các đoạn thẳng với màu và nét vẽ thích hợp, tạo được những hình vẽ đơn giản.
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng
Cần lưu ý tới hai thuộc tính của một đoạn thẳng trước khi đặt bút vẽ, đó là màu vẽ và nét vẽ.
Lưu ý rằng dùng nút phải chuột trong khi vẽ thì màu của đoạn thẳng sẽ là màu nền.
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng
Sử dụng thêm phím Shift để vẽ các đoạn nằm ngang, thẳng đứng. Khi giữ phím SHIFT có thể vẽ được các đoạn thẳng nghiêng 45o một cách chính xác nhưng chưa nên giới thiệu.
Có thể tô lại màu cho đoạn thẳng đã vẽ bằng công cụ tô màu . Với các nét vẽ lớn (từ nét vẽ thứ hai trở xuống trên bảng công cụ) thì điều này thực hiện dễ dàng hơn.
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng
Nếu phát huy tốt tính sáng tạo của học sinh, thì chỉ với công cụ vẽ đoạn thẳng và các màu vẽ khác nhau, các em đã có thể tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và sinh động. Các hình vẽ đưới đây có thể xem là gợi ý bài thực hành cho học sinh sau bài học vẽ đoạn thẳng (hình 35, SGV).
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng - Vài hình mẫu
Bài 3. Vẽ đoạn thẳng - Vài hình mẫu
Các bài 4, 5: Tẩy, xóa, di chuyển
Đây là nội dung tạo được sự hấp dẫn đáng kể đối với học sinh
Có thể hướng dẫn học sinh phóng to hình vẽ khi tẩy, hoặc chọn phần hình vẽ
Các bài 4, 5: Tẩy, xóa, di chuyển
Có thể giới thiệu lựa chọn “trong suốt” để gây hứng thú
Bài 6. Vẽ đường cong
Chỉ hạn chế vẽ đường cong một phía, đường cong hai phía sẽ được học sau
Bài 6. Vẽ đường cong - Vài hình mẫu
Bài 6. Vẽ đường cong - Vài hình mẫu
Bài ôn chương
Bài ôn chương
What I want to be when I grow up?
Bài ôn chương
Yêu cầu chuẩn bị
Sao thư mục từ CD (phan_mem_tro_choi)
Đặt sẵn biểu tượng trên màn hình
Hướng dẫn cách mở, đóng tệp đồ họa
Nội dung Quyển 2
Thời lượng: 15 tiết
Tiếp tục phát triển các kiến thức và kỹ năng về đồ họa và sử dụng phần mềm đồ họa
Kỹ năng sử dụng một số công cụ mới (chưa trình bày trong Quyển 1)
Vẽ được bức tranh phối hợp các nét vẽ hình cơ bản và cách chọn, pha màu
Bước đầu biết mở và lưu tệp đồ họa
Nội dung Quyển 2 (12 tiết)
Bài 1. Những gì em đã biết
Bài 2. Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
Bài 3. Sao chép hình
Bài 4. Vẽ hình elip, hình tròn
Bài 5. Vẽ tự do bằng bút chì, cọ vẽ
Bài 6. Thực hành tổng hợp
Mục tiêu về kiến thức
Nhận biết được các công cụ vẽ hình chữ nhật (hình vuông), hình e-líp (hình tròn), cọ vẽ, bút chì và tác dụng của chúng.
Biết sao chép các phần hình vẽ để tạo ra các hình vẽ phức hợp từ các đối tượng đơn giản.
Bước đầu biết quan sát, phân tích hình mẫu và lựa chọn công cụ thích hợp để giải quyết một nhiệm vụ.
Mục tiêu về kỹ năng
Sử dụng được các công cụ vẽ hình đơn giản như Hình chữ nhật, Hình e-lip, Cọ vẽ, Bút chì.
Thực hiện được các thao tác sao chép hình vẽ.
Vẽ hình chữ nhật, e-lip
Không nên định nghĩa chính xác hình e-lip
Vẽ hình chữ nhật, e-lip: vẽ theo mẫu có sẵn
Nên bắt đầu bằng việc phân tích quá trình vẽ bằng các công cụ đã biết (vd: hình chữ nhật
<-> đường thẳng, hình e-lip <-> đường cong)
Cách vẽ các hình theo mẫu có sẵn là giống nhau
Lưu ý học sinh về màu vẽ và màu nền
Ba kiểu vẽ
Sao chép hình
Sao chép là ưu điểm nổi bật khi làm việc trên máy tính
Có thể tạo nên các hình phức hợp và những kết quả bất ngờ: học sinh rất hứng thú
So sánh sao chép hình và di chuyển hình
Chỉ hạn chế giới thiệu cách dùng phím
Sử dụng hoặc không sử dụng biểu tượng “trong suốt”
Vẽ bằng cọ vẽ, bút chì
Có thể tạo ra các hình vẽ đa dạng mà với các công cụ khác học sinh không thực hiện được
Vẽ tự do
Sự khác nhau giữa cọ vẽ và bút chì: khả năng chọn nét
Bài thực hành tổng hợp
Khả năng quan sát, phân tích
Khả năng ước lượng tỷ lệ các bộ phận của vật thể thực
Học sinh bước đầu làm quen với cách sử dụng phần mềm đồ họa, chứ không phải là học vẽ theo nghĩa hội họa. Tuy nhiên, để học sinh vẽ được các hình thực hơn cũng cần giới thiệu cho các em cách ước lượng và vẽ từng bộ phận của một hình phức hợp.
Nội dung Quyển 3 (10 tiết)
Bài 1. Những gì em đã biết.
Bài 2. Sử dụng bình xịt màu.
Bài 3. Viết chữ lên hình vẽ.
Bài 4. Trau chuốt hình vẽ.
Bài 5. Thực hành tổng hợp.
Mục tiêu về kiến thức
Giới thiệu nốt các công cụ và các thao tác cơ bản còn lại: Bình xịt màu, viết chữ lên tranh, lật và quay hình, phóng to hình, hiển thị hình trên nền luới.
Biết cách quan sát, phân tích hình mẫu, lựa chọn công cụ thích hợp và phối hợp các công cụ
Bước đầu nhận thức được sự khác biệt giữa công việc vẽ tranh theo cách truyền thống với công việc xử lí hình ảnh mang tính công nghệ bằng phần mềm đồ họa, chuẩn bị cho việc tiếp cận với các phần mềm đồ họa chuyên biệt hơn như Corel Draw, Photoshop.
Yêu cầu về kỹ năng
Sử dụng thuần thục các công cụ cơ bản của Paint.
Phân tích hình mẫu, đề xuất qui trình và lựa chọn công cụ hợp lí để vẽ tranh theo mẫu được dễ dàng, nhanh chóng và có độ chính xác cao.
Bước đầu có kĩ năng về xử lí hình ảnh bằng phần mềm đồ họa.
Yêu cầu chung
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Chương gồm một bài ôn tập quyển 2, ba bài để tìm hiểu nốt các công cụ và thao tác cơ bản còn lại của Paint và một bài thực hành tổng hợp đề cập các kiến thức và kĩ năng đã học trong quyển 1, quyển 2.
...
Yêu cầu chung
Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
..
Tuy các bài học được sắp xếp theo trình tự trên, song giáo viên cần mềm dẻo trong các tiết học để phù hợp với thực tế của lớp học: có những học sinh đã biết trước một số nội dung kiến thức của bài học hoặc đã có kĩ năng sử dụng công cụ trước khi đến lớp. Đối với những học sinh đó, giáo viên cần khuyến khích và có phương án dự phòng theo hướng đề xuất thêm các yêu cầu đối với các em này: giới hạn về thời gian, yêu cầu tính chính xác cao hơn, yêu cầu học sinh tìm thêm các qui trình khác, các công cụ khác để hoàn thành sản phẩm.
Yêu cầu chung
3. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Phần lớn các hình mẫu giới thiệu trong chương mang nhiều ý nghĩa tượng trưng nhằm nêu ra các yêu cầu chính của bài tập, bài thực hành, do vậy hình mẫu không qui định về kích thước hình vẽ, kích cỡ của nét vẽ, về màu sắc,... Trong quá trình soạn bài, giáo viên căn cứ vào tính hợp lí của hình vẽ, căn cứ vào trình độ cụ thể của lớp học mà đưa ra các qui định cụ thể hơn, ví dụ phải là hình vuông mà không là hình chữ nhật, nét vẽ này phải to hơn hay bằng nét vẽ kia, các đối tượng nào thì phải cùng hoặc khác màu nhau hoặc để cho học sinh tự nhận thức, tự sáng tạo.
...
Yêu cầu chung
3. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
...
Trước mỗi tiết học, giáo viên cần kiểm tra để đảm bảo rằng các tệp cho trước ở dạng chưa xử lí mà Sách giáo khoa đã đề cập và các tệp khác giáo viên dự định dùng đến cho tiết dạy đã có sẵn trong các máy tính của học sinh, ghi trong một thư mục có tên thống nhất giữa các máy.



Xin đọc SGK3 và SGV3
Phân tích các bài cụ thể

Sử dụng bình xịt màu
Viết chữ trên hình vẽ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Kim Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)