TIN 8 - TUAN 30 - TIET 57 + 58

Chia sẻ bởi Lưu Thị Vương Anh | Ngày 14/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: TIN 8 - TUAN 30 - TIET 57 + 58 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:


Ngày soạn: 30/03/2013
` Ngày dạy: 02/04/2013

Bài 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (t2)

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm mảng một chiều
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
2. Kỹ năng: Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
3. Thái độ: HS có thái độ ham hiểu biết, học hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, tài liệu, Giáo án
- Đồ dùng dạy học
2. Học sinh: Vở ghi, SGK, Đọc trước “Làm việc với dãy số”
III. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Viết cú pháp khai báo biến mảng? Và giải thích?
Var Tên mảng : array[.. ] of
* Trong đó:
+ Tên mảng do người dùng đặt
+ Chỉ số đầu và chỉ số Cuối là hai số nguyên hoặc biểu thức nguyên thoả mãn chỉ số đầu≤ chỉ số Cuối
+ Kiểu dữ liệu có thể là integer hoặc real.
3. Bài mới: (37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức ghi bảng

Hoạt đông 1: Ví dụ về biến mảng (17’)

GV: Đưa ví dụ 2
GV: Hướng dẫn học sinh cách sử dụng biến mảng
GV: Cách khai báo biến có ích lợi gì?
Gv: Trước hết, có thể thay rất nhiều câu lệnh nhập và in dữ liệu ra màn hình bằng một câu lệnh lặp. Chẳng hạn, ta có thể viết
For i:=1 to 50 do readln(Diem[i]); để nhập điểm của các học sinh.
- Gv: Để so sánh điểm của mỗi học sinh với một giá trị nào đó, ta cũng chỉ cần một câu lệnh lặp, chẳng hạn
For i:=1 to 50 do
if Diem[i]>8.0 then writeln(`Gioi`);
Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức viết chương trình.
Hơn nữa, mỗi học sinh có thể có nhiều điểm theo từng môn học: điểm Toán, điểm Văn, điểm Lí,... Để xử lí đồng thời các loại điểm này, ta có thể khai báo nhiều biến mảng:
var DiemToan: array[1..50] of real;
var DiemVan: array[1..50] of real;
var DiemLi: array[1..50] of real;
hay
var DiemToan, DiemVan, DiemLi: array[1..50] of real;
Khi đó, ta cũng có thể xử lí điểm thi của một học sinh cụ thể 
Ví dụ 2 cũng cho thấy rằng, chúng ta gán giá trị, đọc giá trị và tính toán với các giá trị của một phần tử trong biến mảng thông qua chỉ số tương ứng của phần tử đó. Chẳng hạn, trong câu lệnh trên Diem[i] là phần tử thứ i của biến mảng Diem.
Ta có thể gán giá trị cho các phần tử của mảng bằng câu lệnh gán:
A[1]:=5;
A[2]:=8;
hoặc nhập dữ liệu từ bàn phím bằng câu lệnh lặp:
for i := 1 to 5 do readln(a[i]));
- Hs: Đọc ví dụ 2
- Hs: Viết khai báo
var Diem: array[1..50] of real;
- HS: Tiết kiệm thời gian và công sức viết chương trình.


Hs: Chú ý lắng nghe và theo dõi
2. Ví dụ về biến mảng:
Ví dụ 2. Tiếp tục với ví dụ 1, thay vì khai báo các biến Diem_1, Diem_2, Diem_3,... để lưu điểm số của các học sinh, ta khai báo biến mảng Diem như sau:
var Diem: array[1..50] of real;
* Việc truy xuất, tính toán, gán dữ liệu cho các phần tử mảng được thực hiện thông qua chỉ số của mảng:
- Nhập dữ liệu:
Readln(tên mảng[chỉ số])
Vd: For i:=1 to 30 do readln(a[i]);
- In dữ liệu ra màn hình:
Write(tên mảng[chỉ số]);
For i:=1 to 30 do write(a[i]:5);
- Gán dữ liệu:
A[1]:=4;
A[2]:=8.6;


Hoạt động 2: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Thị Vương Anh
Dung lượng: 99,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)