Tìm hiểu về sông hằng, dãy núi hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha

Chia sẻ bởi vy vy | Ngày 24/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về sông hằng, dãy núi hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Địa lí
8
Tìm hiểu hoang mạc Thar, sông Hằng, dãy núi Hi –ma- lay-a
Người thực hiện:
Tổ 3
Các nội dung chính:
Hoang mạc Thar
Sông Hằng
Dãy núi Hi- ma – lay -a
I. Hoang mạc Thar
- Hoang mạc Thar hay còn gọi là Sa mạc Đại Ấn Độ.
- Là một khu vực khô cằn rộng lớn tại phần tây bắc của Tiểu lục địa Ấn Độ và tạo thành một đường ranh giới tự nhiên chạy dọc đường biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.
 - Có diện tích trên 200,000 km2 đây là sa mạc lớn nhất Ấn Độ, lớn thứ ba châu Á và thứ bảy thế giới.
- Nguồn gốc của sa mạc Thar là một chủ đề gây tranh cãi. Một số người cho nó có niên đại từ 4000 đến 10.000 năm, trong khi những người khác cho rằng sự khô hạn đã bắt đầu ở khu vực từ rất lâu trước đó.
- Cũng có tiểu thuyết cho rằng nơi này trở nên như ngày nay vì dòng sông Ghaggar đã khô cạn.
- Khí hậu sa mạc Thar vô cùng khắc nghiệt, nóng rát khi ban ngày với những cơn gió khô rát và ban đêm lại trở nên lạnh đến buốt da thịt bởi khoảng không rộng lớn trơ trọi.
- Sa mạc Thar không chỉ là những đụn cát trải dài mênh mông mà vẫn có cây cối đặc trưng của vùng này mọc và những bản làng của người dân sinh sống.
- Sa mạc Thar dốc về phía bồn địa sông Ấn và bề mặt không đồng đều, chủ yếu là các cồn cát.
- Jaisalmer là thành phố cuối cùng của bang Rajasthan nằm trên sa mạc Thar, thành phố này còn nổi tiếng với tên gọi “Golden City”.
- Những đường nét chạm trổ tinh xảo từ những kiến trúc cổ xưa còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay với màu sa thạch vàng chói trong cái nắng mênh mông của sa mạc.
- Jaisalmer không chỉ có Golden Fort tráng lệ như xứ sở cổ tích của "Ngàn lẻ một đêm" mà còn nổi tiếng với những chuyến hành trình vào sa mạc Thar trên lưng lạc đà
II. Dãy núi Hi-ma-lay-a
- Himalaya (còn có tên Hán – Việt là Hy Mã Lạp Sơn do người Trung Quốc lấy các chữ Hán có âm gần giống "Himalaya" để phiên âm) là một dãy núi ở Châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.
 - Hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh (cao 8848 mét) và là nơi hội tụ của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest.
- Dãy núi Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan .
- Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng và sông Dương Tử. 
- Himalaya trải dài từ Tây sang Đông, từ thung lũng sông Indus đến các thung lũng sông Brahmaputra, tạo thành một vòng cung dài 2400 cây số.
- Hệ động và thực vật của Himalaya biến đổi theo khí hậu, lượng mưa, cao độ, và đất.
- Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ở chân núi đến băng và tuyết vĩnh cửu ở những đỉnh cao nhất.
- Lượng mưa hàng năm tăng từ tây sang đông dọc theo sười phía nam của dải núi.
- Sự đa dạng về khí hậu, cao độ, lượng mưa, và đất đai tạo điều kiện cho nhiều quần xã động - thực vật phát triển.
- Dãy Himalaya được xem như một ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á. Nó có ảnh hưởng rất sâu sắc đến khí hậu vùng Nam Á.
+ Mùa hè dãy Himalaya đóng vai trò là trung tâm chắn gió mùa tây nam từ vịnh Ben-gan thổi vào khiến cho các nước nằm ở sườn đón gió như Ấn Độ, Pakistan,..có lượng mưa tương đối lớn trung bình khoảng 2000 - 3000mm/năm.
+Vào mùa đông, dãy Himalaya đóng vai trò là dãy núi chắn các đợt rét mạnh từ phương bắc khiến cho khí hậu Nam Á ấm áp vào mùa đông.
- Nhiều đỉnh núi của dãy Himalaya được xem là biểu tượng linh thiêng đối với các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo và đạo Sikh.
- Chót vót” ở độ cao 8848m, Everest được xem là “nóc nhà của thế giới”. Chính điều này đã thôi thúc con người quyết tâm chinh phục.
- Vào ngày 29/5/1953, nhà thám hiểm vĩ đại nhất thế kỷ 20 Edmund Hillary là người đầu tiên chinh phục được đỉnh núi này.
- Ngày 22/5/2008, Việt Nam đã được ghi tên vào danh sách những nước có đoàn leo núi chinh phục thành công đỉnh Everest và những con người làm nên kỳ tích này là nhà leo núi Bùi Văn Ngợi, Nguyễn Mậu Linh và Phan Thanh Niên.
Edmund Hillary (trái) trong cuộc chinh phục đỉnh Everest lịch sử năm 1953.
Các loài thực vật thích nghi được trong môi trường không khí loãng, thừa ánh sáng,
thiếu chất dinh dưỡng trên núi Himalaya
Chúng ta có thể quan sát đỉnh Everest từ một khoảng cách rất xa.
Dãy Hi – ma – lay - a bị bao phủ bởi những lớp băng tuyết dày
Vẻ đẹp sững sờ của dãy núi Hi – ma - lay - a
III. Sông Hằng
- Sông Hằng là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu Ganga. Sông Hằng dài 2.510km, bắt nguồn từ dãy Hy-ma-lay-a của Bắc Trung Bộ Ấn Độ chảy theo hướng Đông Nam qua Băng-la đét và chảy vào vịnh Ben-gan.
-Sông Hằng là có lưu vực rộng nhất Nam Á: 907.000 km2, lưu lượng nước 12.015 m3/s. Sông không chỉ có vai trò nhiều mặt với người dân khu vực Nam Á: gắn với lịch sử văn minh Ấn Độ, lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất, là nơi cung cấp nước cho người dân nơi đây và cũng là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất. Mà về văn hóa sông Hằng còn là niềm tự hào, sự tôn kính của người Hin-du. Đây là con sông linh thiêng nhất.
Sông Hằng vói những vai trò quan trọng của người dân Ấn Độ cũng như người dân Nam Á
- Sông Hằng là dòng sông linh thiêng nhất . Nơi mà nếu được tắm mình trong đó, dù chỉ một lần trong đời (khi sống hay chết) thì mọi tội lỗi của con người sẽ được gột rửa và họ sẽ tìm được con đường ngắn nhất lên thiên đàng. Vì vậy mỗi ngày có tới 50.000 người đến tắm ở sông Hằng.
- Với người sống, sông Hằng như nguồn sữa mẹ mát lành thì với người chết, họ cũng quan niệm rằng nếu được hỏa táng hoặc thả trôi bồng bềnh giữa dòng nước thiêng, linh hồn họ sẽ được lên cõi niết bàn.
- Sông Hằng - con sông linh thiêng bậc nhất trong đạo Hindu cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của 1/3 dân số quốc gia này. Bởi:
+ Nó trải dài qua 29 thành phố lớn thuộc 11 tiểu bang nên đã bị hứng chịu gần 3 tỷ lít nước thải mỗi ngày, chỉ một nửa số đó có trải qua khâu xử lý trước khi đổ vào sông.
+ Nước thải đổ xuống sông Hằng bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Không những thế tại đây còn có các phong tục của những người theo đạo Hin-đu như: hỏa táng người chết hay thả thi thể trôi lềnh phềnh trên sông,…
nhưng người dân đôi bờ vẫn tắm rửa, dùng nước để sinh hoạt.
+ Người dân Ấn Độ còn tin sông Hằng có khả năng tự thanh lọc, coi việc nước sông bị ô nhiễm là sự ban phước lành của nữ thần sông.
Buổi sớm trên Sông Hằng
Bất kể ô nhiễm, hàng chục triệu người vẫn đổ về tắm trên dòng sông Hằng trong dịp lễ hội.
Tục hỏa thiêu người quá cố trước khi thủy táng trên sông Hằng khiến cảnh tượng xác người nổi lập lờ trên dòng nước thiêng không còn quá xa lạ.
Người dân đang tắm trên sông Hằng ở Ấn Độ.
Hàng triệu những người theo đạo Hindu tập trung trên bờ sông Hằng để tham dự nghi lễ
Sự ô nhiễm nguồn nước sau những đợt hành hương trên sông Hằng
Tổ 3
Kính chúc cô giáo
Cùng các bạn học sinh sức khỏe
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: vy vy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)