Tìm hiểu về lễ hội các nước Đông Nam Á

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lan | Ngày 24/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về lễ hội các nước Đông Nam Á thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Nhóm 2
Tìm hiểu về
LỄ HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Nội dung bài học
Lễ hội Phật Đản được tổ chức ở một số nước Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thủy để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật.
Té nước là một lễ hội của người Thái, người Lào và người Khmer được tổ chức thường niên vào đầu tháng 4. Người ta mang nước ra đường và đổ vào người qua đường như một cử chỉ cầu phúc an lành trong năm hay để cầu chúc may mắn cho nhau.
Vu lan còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân.
Lễ hội dân gian
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm 0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%). Các địa phương có nhiều lễ hội là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương và Phú Thọ.
Lễ hội lịch sử
Lễ hội tôn giáo
Lễ hội du nhập từ nước ngoài
Các lễ hội khác
Lễ hội đền Hùng (giỗ tổ Hùng Vương) là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch.
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội được diễn ra vào mùng 7 tháng Giêng hàng năm tại Hà Nam.
Lễ hội Kasada là lễ hội được tổ chức để bày tỏ lòng thành kính với thần linh với mong muốn một mùa màng bội thu và nhận được nhiều may mắn.
Lễ hội chùa Shwedagon được tổ chức vào tháng 2 hàng năm tại chùa Shwedagon là lễ hội truyền thống và là sự kiện văn hóa tâm linh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân Myanmar hàng thập kỷ qua.
Phaung Daw U là một trong những lễ hội quan trọng và phổ biến nhất tại Myanmar đặc biệt là ở tỉnh Shan, được tổ chức vào khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 nhằm tỏ lòng tôn kính với Đức Phật.
Lễ Khao Phansa vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa an cư của Phật tử, cũng là ngày chấm dứt gió mùa hàng năm.
Lễ hội hoa đăng Thái Lan (Loy Krathong) là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào khoảng tháng 11 dương lịch trên khắp Thái Lan để tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần nước.
Thaipusam là lễ hội Hindu lớn nhất, được tổ chức vào khoảng giữa tháng 1 đến đầu tháng 2 dương lịch. Lễ hội có ý nghĩa tôn vinh thần Subrahmanya hay thần Murugan – vị thần tượng trưng cho đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh, cũng là vị thần chống lại cái ác theo đạo Hindu. 
Lễ hội Ati-Atihan được coi là lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc nhất ở Philippines. Lễ hội được tổ chức vào cuối tuần thứ 3 của tháng 1 ở trung tâm tỉnh Aklan đảo Panay.
Lễ hội Buon That Luong được tổ chức vào trung tuần tháng 12 Phật lịch (thường vào tháng 11 hoặc đôi khi cũng rơi vào tháng 10 dương lịch) hàng năm tại thủ đô Vientiane.
Lễ hội Meak Bochea là một lễ hội rất quan trọng ở Campuchia được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật và những giáo pháp của ngài diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hàng năm.
Cứ mỗi năm đến lễ hội Pchum Ben người dân lại đến thăm ít nhất 7 ngôi chùa để cúng cầu an cho người thân đã mất và thắp nến dẫn đường cho các linh hồn.
Lễ hội văn hóa Ramelau là sự kiện văn hóa lớn nhất được tổ chức bên ngoài thủ đô ở Đông Timor vào tháng 10 hàng năm.
Lễ hội His Majesty the Sultan’s Birthday được xem như ngày lễ quốc gia của Brunei là ngày mừng sinh nhật quốc vương đang trị vì được tổ chức vào chính xác ngày sinh của quốc vương.
Lễ Chingay là một trong những lễ hội truyền thống thu hút ở Singapore hay còn được biết đến là lễ diễu hành truyền thống trong tết Nguyên Đán.
Phần trình bày của nhóm 2 đến đây là kết thúc
Cảm ơn thầy cô giáo và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)