Tim hieu ve cai mui
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuân Hiền |
Ngày 05/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: tim hieu ve cai mui thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
HOẠT ĐỘNG : KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỂ“ CÁI MŨI” CỦA BÉ
I/MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
Kiến thức:- Trẻ biết tên gọi của cái mũi, biết mũi là 1 giác quan của cơ thể gọi là khứu giác, biết tác dụng của cái mũi: thở, ngửi, phân biệt được mùi khác nhau
Kỹ năng:- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời đủ câu đủ ý
- Rèn trẻ phân biệt giác quan khứu giác với các giác quan khác
Thái độ:- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ giữ gìn cái mũi
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động của lớp.
II/ CHUẨN BỊ:
*Đồ dùng cô cháu:
Tranh khuôn mặt, tranh hoa quả, đồ dùng không có mùi thơm
- Nhạc bài hát ; cái mũi, Hãy xoay nào; đi chơi - 1 giỏ hoa quả: dứa, xoài, mít, quýt
- 1 cành hoa Ly
- Một số đồ dùng không có mùi thơm: bát, đĩa, lược….
- Mỗi trẻ 1 tranh vẽ khuôn mặt khuyết mũi
III/ TIẾN TRÌNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Ổn định:
-Cô và cả lớp hát “Hãy xoay nào”
-Cho cả lớp đi siêu thị và chọn mua hoa quả.
2/ Nội dung:
/ Hoạt động 1:Giới thiệu về cái mũi
+Các con ơi hôm nay cô và c/c đi siêu thị và mua được một giỏ quả rất là ngon muốn mang đến để chúng mình cùng thưởng thức đấy.
Các con hãy đoán xem đó là loại quả gì ?
Các con không đoán được à?
Bây giờ cô cho con ngửi nhé .(Cô gọi 1,2 trẻ lên ngửi
Các con ngửi thấy quả có mùi gì? ( Thơm )
Nhờ cái gì mà con phát hiện ra mùi thơm?
Có rất nhiều điều thú vị về cái mũi, hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu khám phá về cái mũi nhé
2.2/ Hoạt động 2:Tìm hiểu khám phá về “Cái mũi”
Cô đố các con mũi nằm ở đâu?
Hai bạn quay mặt vào nhau và hỏi xem mũi của mình ở đâu?( trẻ hỏi bạn mũi của mình)
=> Mũi của chúng mình ở trên khuôn mặt, nó nằm ở dưới 2 mắt và trên miệng đấy cả lớp ạ
Các con ơi chúng mình hãy nhìn lên đây cô có tranh cái mũi rất đẹp này ( cô cho trẻ xem tranh cái mũi).
Đây chính là sống mũi cao cao xinh xinh này( cô chỉ vào sống mũi trên tranh). Còn đây chính là cánh mũi ( cô chỉ cánh mũi 2 bên). Tiếp tục cô chỉ vào 2 lỗ mũi ( lỗ mũi giúp chúng thở các con ạ, bên trong lỗ mũi còn có những chiếc lông nhỏ nữa đấy)
=> Mũi gồm có sống mũi, cánh mũi, lỗ mũi và những chiếc lông nhỏ đấy các con ạ.
+Hát “Cái mũi”
Bây giờ các con hãy thử bịt mũi lại xem chúng mình cảm thấy thế nào nhé! ( Cô cho trẻ bịt mũi theo cô trong 5 giây, khó thở quá ) cô phát cho mỗi trẻ 1 cái túi nilon để trả nghiệm. Cho trẻ ngậm miệng, dùng mũi để thổi hơi và túi nilon.
Mũi giúp chúng mình thở nhưng khi bịt mũi lại thì chúng ta không thể thở được cả lớp ạ!
Mũi ngoài để thở còn giúp chúng mình ngửi nữa các con ạ( cô cho 1 trẻ ngửi hoa ngửi, quả)
Mũi còn phân biệt được tất cả các mùi khác nhau như mùi thơm của hoa ,quả, và mùi thơm của thức ăn đấy.
=> Mũi có rất nhiều tác dụng,. Mũi là một trong 5 giác quan của cơ thể gọi là khứu giác
- Cô cho trẻ nhắc lại 2,3 lần ( khứu giác)
+ Nghe cô đọc bài thơ “Tâm sự của cái mũi”
+ Cô giáo dục trẻ:
Các con sẽ làm gì để bảo vệ cho cái mũi của mình?
Chúng mình phải nhỏmũi , không được cho tay vào ngoáy mũi như vậy rất mất vệ sinh, khi đi ra ngoài đường nhớ phải bịt khẩu trang nếu không bụi bẩn sẽ bay vào trong cơ thể khiến chúng ta bị ốm đấy, các con nhớ nhé!
* Mở rộng: Ngoài mũi gọi là cơ quan khứu giác, trên cơ thể chúng ta còn rất nhiều các giác quan khác như tai gọi thính giác, mắt gọi là thị giác, miệng gọi là vị giác . Hôm khác cô sẽ cho chúng mình tìm hiểu về các giác quan đó nhé
2.3 Hoạt động 3:Trò chơi củng cố
+ Trò chơi 1 : Tìm cho đúng
Cô có một trò chơi rất hay muốn chúng mình cùng tham gia đấy, cô để rất nhiều đồ ở trên bàn cô sẽ dùng cái khăn bịt mắt lại và cho các bạn
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỂ“ CÁI MŨI” CỦA BÉ
I/MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU:
Kiến thức:- Trẻ biết tên gọi của cái mũi, biết mũi là 1 giác quan của cơ thể gọi là khứu giác, biết tác dụng của cái mũi: thở, ngửi, phân biệt được mùi khác nhau
Kỹ năng:- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời đủ câu đủ ý
- Rèn trẻ phân biệt giác quan khứu giác với các giác quan khác
Thái độ:- Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ giữ gìn cái mũi
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động của lớp.
II/ CHUẨN BỊ:
*Đồ dùng cô cháu:
Tranh khuôn mặt, tranh hoa quả, đồ dùng không có mùi thơm
- Nhạc bài hát ; cái mũi, Hãy xoay nào; đi chơi - 1 giỏ hoa quả: dứa, xoài, mít, quýt
- 1 cành hoa Ly
- Một số đồ dùng không có mùi thơm: bát, đĩa, lược….
- Mỗi trẻ 1 tranh vẽ khuôn mặt khuyết mũi
III/ TIẾN TRÌNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1/ Ổn định:
-Cô và cả lớp hát “Hãy xoay nào”
-Cho cả lớp đi siêu thị và chọn mua hoa quả.
2/ Nội dung:
/ Hoạt động 1:Giới thiệu về cái mũi
+Các con ơi hôm nay cô và c/c đi siêu thị và mua được một giỏ quả rất là ngon muốn mang đến để chúng mình cùng thưởng thức đấy.
Các con hãy đoán xem đó là loại quả gì ?
Các con không đoán được à?
Bây giờ cô cho con ngửi nhé .(Cô gọi 1,2 trẻ lên ngửi
Các con ngửi thấy quả có mùi gì? ( Thơm )
Nhờ cái gì mà con phát hiện ra mùi thơm?
Có rất nhiều điều thú vị về cái mũi, hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu khám phá về cái mũi nhé
2.2/ Hoạt động 2:Tìm hiểu khám phá về “Cái mũi”
Cô đố các con mũi nằm ở đâu?
Hai bạn quay mặt vào nhau và hỏi xem mũi của mình ở đâu?( trẻ hỏi bạn mũi của mình)
=> Mũi của chúng mình ở trên khuôn mặt, nó nằm ở dưới 2 mắt và trên miệng đấy cả lớp ạ
Các con ơi chúng mình hãy nhìn lên đây cô có tranh cái mũi rất đẹp này ( cô cho trẻ xem tranh cái mũi).
Đây chính là sống mũi cao cao xinh xinh này( cô chỉ vào sống mũi trên tranh). Còn đây chính là cánh mũi ( cô chỉ cánh mũi 2 bên). Tiếp tục cô chỉ vào 2 lỗ mũi ( lỗ mũi giúp chúng thở các con ạ, bên trong lỗ mũi còn có những chiếc lông nhỏ nữa đấy)
=> Mũi gồm có sống mũi, cánh mũi, lỗ mũi và những chiếc lông nhỏ đấy các con ạ.
+Hát “Cái mũi”
Bây giờ các con hãy thử bịt mũi lại xem chúng mình cảm thấy thế nào nhé! ( Cô cho trẻ bịt mũi theo cô trong 5 giây, khó thở quá ) cô phát cho mỗi trẻ 1 cái túi nilon để trả nghiệm. Cho trẻ ngậm miệng, dùng mũi để thổi hơi và túi nilon.
Mũi giúp chúng mình thở nhưng khi bịt mũi lại thì chúng ta không thể thở được cả lớp ạ!
Mũi ngoài để thở còn giúp chúng mình ngửi nữa các con ạ( cô cho 1 trẻ ngửi hoa ngửi, quả)
Mũi còn phân biệt được tất cả các mùi khác nhau như mùi thơm của hoa ,quả, và mùi thơm của thức ăn đấy.
=> Mũi có rất nhiều tác dụng,. Mũi là một trong 5 giác quan của cơ thể gọi là khứu giác
- Cô cho trẻ nhắc lại 2,3 lần ( khứu giác)
+ Nghe cô đọc bài thơ “Tâm sự của cái mũi”
+ Cô giáo dục trẻ:
Các con sẽ làm gì để bảo vệ cho cái mũi của mình?
Chúng mình phải nhỏmũi , không được cho tay vào ngoáy mũi như vậy rất mất vệ sinh, khi đi ra ngoài đường nhớ phải bịt khẩu trang nếu không bụi bẩn sẽ bay vào trong cơ thể khiến chúng ta bị ốm đấy, các con nhớ nhé!
* Mở rộng: Ngoài mũi gọi là cơ quan khứu giác, trên cơ thể chúng ta còn rất nhiều các giác quan khác như tai gọi thính giác, mắt gọi là thị giác, miệng gọi là vị giác . Hôm khác cô sẽ cho chúng mình tìm hiểu về các giác quan đó nhé
2.3 Hoạt động 3:Trò chơi củng cố
+ Trò chơi 1 : Tìm cho đúng
Cô có một trò chơi rất hay muốn chúng mình cùng tham gia đấy, cô để rất nhiều đồ ở trên bàn cô sẽ dùng cái khăn bịt mắt lại và cho các bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuân Hiền
Dung lượng: 571,66KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)