Tìm hiểu tổ chức WTO
Chia sẻ bởi Anh Sao Dem |
Ngày 12/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: tìm hiểu tổ chức WTO thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN!
Nhóm thực hiện: nhóm 3
Đề tài:
WTO
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
NỘI DUNG
KHÁI NIỆM
CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO QUA CÁC NĂM GIA NHẬP
CƠ CẤU TỔ CHỨC WTO
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VÍ DỤ CÁC TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH
Tổng hành dinh của WTO ở Genevar-Thụy sĩ.
I.KHÁI NIỆM
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (Worrld Trade Organnization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/4/1994.
WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức hoạt động trên 5 nguyên tắc với 5 chức năng chính.
WTO đã và đang góp phần to lớn vào quá trình thiết lập một hệ thống mậu dịch thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng và có hiệu quả hơn.
Các nước thành viên khi tham gia tổ chức sẽ có nhiều cơ hội phát triển
II.CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO QUA CÁC NĂM GIA NHẬP
Đến ngày 23 tháng 6 năm 2008, WTO có 153 thành viên:
+ Năm 1995 gồm có 112 nước
+ Năm 1997 gồm có 4 nước
+ Năm 1999 gồm có 2 nước
+ Năm 2002 trở đi gồm có 10 nước
+ Năm 1996 gồm có 16 nước
+ Năm 1998 gồm có 1 nước
+ Năm 2000 gồm có 5 nước
+ Năm 2001 gồm có 3 nước
TRONG ĐÓ VIỆT NAM GIA NHẬP VÀO NGÀY 11 THÁNG 1 NĂM 2007
III. Cơ cấu tổ chức WTO
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù. Gồm 4 cấp:
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
Đại Hội đồng: là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO
2. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp: được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương
3. Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại: được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO.
Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
1. Hội đồng Thương mại Hàng hóa: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa
2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
1. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
3. Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
2. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
3. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC WTO
Hội nghị Bộ trưởng
Đại Hội đồng
Đại Hội đồng
Đại Hội đồng giải quyết tranh chấp
Các Hội đồng thương mại
Hội đồng
Thương mại Hàng hóa
Hội đồng
Thương mại Dịch vụ
Hội đồng Các khía cạnh
của Quyền Sở hữu Trí tuệ
liên quan đến Thương mại
Các Ủy ban và Cơ quan
IV. CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt động điều tra và thông qua quyết định trong cơ chế này.
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB):
Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên. DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.
Ban hội thẩm (Panel):
Ban này bao gồm từ 3 - 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn. Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp. Trên thực tế thì đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định (vì với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh chấp khi đã đưa ra trước DSB đều được “tự động” thông qua).
Cơ quan Phúc thẩm (SAB):
Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.
SAB gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần). Các thành viên SAB được lựa chọn trong số những nhân vật có uy tín và có chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực luật pháp, thương mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan. Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên SAB thực hiện một cách độc lập.
Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.
V. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC
1. Không phân biệt đối xử:
- Đãi ngộ quốc gia.
- Đãi ngộ tối huệ quốc.
2. Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
3. Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch
4. Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển
5. Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO
sơ thẩm và phúc thẩm
Ban Hội thẩm Giải quyết
Tranh chấp(sơ thẩm)
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp
Cơ quan phúc thẩm
VI. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VII. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Phương thức thương lượng
Phương thức hòa giải
Phương thức trọng tài
Giải quyết bằng con đường tòa án
VIII. VÍ DỤ CÁC TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH
Ví dụ 1: về biện pháp vi phạm qui định về sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ kiện Canada: Vụ Thời hiệu bảo hộ sáng chế WT/DS170
Ngày 6/5/1999, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn Canada về thời hạn mà Canada qui định cho việc bảo hộ các sáng chế đăng ký tại Canada trước ngày 1/10/1989.
Theo Hoa Kỳ, Hiệp định TRIPS (Hiệp định về Các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) buộc các quốc gia thành viên phải qui định thời hạn bảo hộ sáng chế ít nhất là 20 năm kể từ ngày đăng ký đối với tất cả các sáng chế tồn tại tại hoặc sau thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với quốc gia thành viên đó. Canada qui định thời hạn bảo hộ là 17 năm cho các sáng chế đăng ký trước ngày
1/10/1989. Biện pháp này của Canada đã vi phạm các Điều 33, 65, 70 Hiệp định
TRIPS.
Canada thì cho rằng biện pháp của mình không vi phạm các qui định nêu trên của Hiệp định TRIPS bởi thời hạn bảo hộ 17 năm trong Luật Sáng chế Canada thực chất là tương đương với thời hạn 20 năm trong Hiệp định TRIPS nếu trừ đi những khoảng thời gian chậm trễ (chính thức hoặc không chính thức), chờ xét duyệt đăng ký...
Tham vấn giữa hai Bên không thành công. Ngày 15/7/1999, Hoa Kỳ yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Trong phiên họp ngày 26/7/1999, Cơ quan giải quyết
tranh chấp DSB đã quyết định hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Sau đó Hoa Kỳ gửi đơn lần thứ hai yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. DSB đã thành lập Ban hội thẩm giải quyết vụ việc này ngày 22/9/1999. Ngày 13/10/1999, Hoa Kỳ đề nghị Tổng Giám đốc WTO quyết định các thành viên Ban hội thẩm. Ngày 22/10/1999, các thành viên Ban hội thẩm đã được xác định.
Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển đến tất cả các quốc gia thành viên WTO ngày 5/5/2000. Báo cáo kết luận: theo Điều 70.2 Hiệp định TRIPS, Canada có nghĩa vụ qui định một thời hạn bảo hộ sáng chế ít nhất là 20 năm cho các sáng chế đang được bảo hộ vào ngày 1/1/1996, thời điểm Hiệp định này có hiệu lực với Canada. Tại thời điểm ngày 1/1/1996, các sáng chế liên quan (tức các sáng chế được đăng ký trước ngày 1/10/1989) đang có hiệu lực. Do đó, các sáng chế này phải được hưởng thời hạn bảo hộ ít nhất là 20 năm. Lập luận của Canada về sự tương đương thực tế giữa hai thời hiệu này (17 năm và 20 năm) là không thể chấp nhận được. Vì vậy, biện pháp của Canada bị tuyên bố là vi phạm Hiệp định TRIPS và cần phải được sửa đổi hoặc rút lại.
Ngày 19/6/2000 Canada thông báo ý định kháng cáo một số vấn đề pháp lý và giải thích pháp luật trong báo cáo này. Cơ quan Phúc thẩm xem xét kháng cáo của Canada và chuyển tới các thành viên WTO báo cáo phúc thẩm ngày
18/9/2000. Cơ quan Phúc thẩm khẳng định tất cả các lập luận và kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm.
DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban hội
thẩm ngày 12/10/2000.
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!
Nhóm thực hiện: nhóm 3
Đề tài:
WTO
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
NỘI DUNG
KHÁI NIỆM
CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO QUA CÁC NĂM GIA NHẬP
CƠ CẤU TỔ CHỨC WTO
CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VÍ DỤ CÁC TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH
Tổng hành dinh của WTO ở Genevar-Thụy sĩ.
I.KHÁI NIỆM
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (Worrld Trade Organnization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/4/1994.
WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức hoạt động trên 5 nguyên tắc với 5 chức năng chính.
WTO đã và đang góp phần to lớn vào quá trình thiết lập một hệ thống mậu dịch thế giới cởi mở, tự do, bình đẳng và có hiệu quả hơn.
Các nước thành viên khi tham gia tổ chức sẽ có nhiều cơ hội phát triển
II.CÁC THÀNH VIÊN CỦA WTO QUA CÁC NĂM GIA NHẬP
Đến ngày 23 tháng 6 năm 2008, WTO có 153 thành viên:
+ Năm 1995 gồm có 112 nước
+ Năm 1997 gồm có 4 nước
+ Năm 1999 gồm có 2 nước
+ Năm 2002 trở đi gồm có 10 nước
+ Năm 1996 gồm có 16 nước
+ Năm 1998 gồm có 1 nước
+ Năm 2000 gồm có 5 nước
+ Năm 2001 gồm có 3 nước
TRONG ĐÓ VIỆT NAM GIA NHẬP VÀO NGÀY 11 THÁNG 1 NĂM 2007
III. Cơ cấu tổ chức WTO
Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù. Gồm 4 cấp:
Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng diễn ra ít nhất hai năm một lần. Hội nghị có sự tham gia của tất cả các thành viên WTO. Các thành viên này có thể là một nước hoặc một liên minh thuế quan (chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu). Hội nghị Bộ trưởng có thể ra quyết định đối với bất kỳ vấn đề trong các thỏa ước thương mại đa phương của WTO
Cấp thứ hai: Đại Hội đồng
Công việc hàng ngày của WTO được đảm nhiệm bởi 3 cơ quan: Đại Hội đồng, Hội đồng Giải quyết Tranh chấp và Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng thực tế thành phần của 3 cơ quan đều giống nhau, đều bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên. Điểm khác nhau giữa chúng là chúng được nhóm họp để thực hiện các chức năng khác nhau của WTO.
Đại Hội đồng: là cơ quan ra quyết định cao nhất của WTO tại Geneva, được nhóm họp thường xuyên. Đại Hội đồng bao gồm đại diện (thường là cấp đại sứ hoặc tương đương) của tất cả các nước thành viên và có thẩm quyền quyết định nhân danh hội nghị bộ trưởng (vốn chỉ nhóm họp hai năm một lần) đối với tất cả các công việc của WTO
2. Hội đồng Giải quyết Tranh chấp: được nhóm họp để xem xét và phê chuẩn các phán quyết về giải quyết tranh chấp do Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm đệ trình. Hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên (cấp đại sứ hoặc tương đương
3. Hội đồng Rà soát Chính sách Thương mại: được nhóm họp để thực hiện việc rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên theo cơ chế rà soát chính sách thương mại. Đối với những thành viên có tiềm lực kinh tế lớn, việc rà soát diễn ra khoảng hai đến ba năm một lần. Đối với những thành viên khác, việc rà soát có thể được tiến hành cách quãng hơn
Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
Các Hội đồng Thương mại hoạt động dưới quyền của Đại Hội đồng. Có ba Hội đồng Thương mại là: Hội đồng Thương mại Hàng hóa, Hội đồng Thương mại Dịch vụ và Hội đồng Các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại. Mội hội đồng đảm trách một lĩnh vực riêng. Cũng tương tự như Đại Hội đồng, các hội đồng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO.
Bên cạnh ba hội đồng này còn có sáu ủy ban và cơ quan độc lập khác chịu trách nhiệm báo cáo lên Đại Hội đồng các vấn đề riêng rẽ như thương mại và phát triển, môi trường, các thỏa thuận thương mại khu vực, và các vấn đề quản lý khác. Đáng chú ý là trong số này có Nhóm Công tác về việc Gia nhập chịu trách nhiệm làm việc với các nước xin gia nhập WTO.
1. Hội đồng Thương mại Hàng hóa: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về hàng hóa
2. Hội đồng Thương mại Dịch vụ chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), tức là các hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế về dịch vụ.
Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan
Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.
1. Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
3. Hội đồng Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thuộc phạm vi của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS), cũng như việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ
Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại Hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
2. Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
3. Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC WTO
Hội nghị Bộ trưởng
Đại Hội đồng
Đại Hội đồng
Đại Hội đồng giải quyết tranh chấp
Các Hội đồng thương mại
Hội đồng
Thương mại Hàng hóa
Hội đồng
Thương mại Dịch vụ
Hội đồng Các khía cạnh
của Quyền Sở hữu Trí tuệ
liên quan đến Thương mại
Các Ủy ban và Cơ quan
IV. CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt động điều tra và thông qua quyết định trong cơ chế này.
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB):
Cơ quan này thực chất là Đại hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên. DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả đũa). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.
Ban hội thẩm (Panel):
Ban này bao gồm từ 3 - 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn. Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp. Trên thực tế thì đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định (vì với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh chấp khi đã đưa ra trước DSB đều được “tự động” thông qua).
Cơ quan Phúc thẩm (SAB):
Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm được xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.
SAB gồm 7 thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm (có thể được bầu lại 1 lần). Các thành viên SAB được lựa chọn trong số những nhân vật có uy tín và có chuyên môn được công nhận trong lĩnh vực luật pháp, thương mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan. Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3 thành viên SAB thực hiện một cách độc lập.
Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngược lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.
V. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC
1. Không phân biệt đối xử:
- Đãi ngộ quốc gia.
- Đãi ngộ tối huệ quốc.
2. Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán
3. Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch
4. Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển
5. Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO
sơ thẩm và phúc thẩm
Ban Hội thẩm Giải quyết
Tranh chấp(sơ thẩm)
Hội đồng Giải quyết Tranh chấp
Cơ quan phúc thẩm
VI. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VII. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Phương thức thương lượng
Phương thức hòa giải
Phương thức trọng tài
Giải quyết bằng con đường tòa án
VIII. VÍ DỤ CÁC TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH
Ví dụ 1: về biện pháp vi phạm qui định về sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ kiện Canada: Vụ Thời hiệu bảo hộ sáng chế WT/DS170
Ngày 6/5/1999, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn Canada về thời hạn mà Canada qui định cho việc bảo hộ các sáng chế đăng ký tại Canada trước ngày 1/10/1989.
Theo Hoa Kỳ, Hiệp định TRIPS (Hiệp định về Các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) buộc các quốc gia thành viên phải qui định thời hạn bảo hộ sáng chế ít nhất là 20 năm kể từ ngày đăng ký đối với tất cả các sáng chế tồn tại tại hoặc sau thời điểm Hiệp định có hiệu lực đối với quốc gia thành viên đó. Canada qui định thời hạn bảo hộ là 17 năm cho các sáng chế đăng ký trước ngày
1/10/1989. Biện pháp này của Canada đã vi phạm các Điều 33, 65, 70 Hiệp định
TRIPS.
Canada thì cho rằng biện pháp của mình không vi phạm các qui định nêu trên của Hiệp định TRIPS bởi thời hạn bảo hộ 17 năm trong Luật Sáng chế Canada thực chất là tương đương với thời hạn 20 năm trong Hiệp định TRIPS nếu trừ đi những khoảng thời gian chậm trễ (chính thức hoặc không chính thức), chờ xét duyệt đăng ký...
Tham vấn giữa hai Bên không thành công. Ngày 15/7/1999, Hoa Kỳ yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. Trong phiên họp ngày 26/7/1999, Cơ quan giải quyết
tranh chấp DSB đã quyết định hoãn việc thành lập Ban hội thẩm. Sau đó Hoa Kỳ gửi đơn lần thứ hai yêu cầu thành lập Ban hội thẩm. DSB đã thành lập Ban hội thẩm giải quyết vụ việc này ngày 22/9/1999. Ngày 13/10/1999, Hoa Kỳ đề nghị Tổng Giám đốc WTO quyết định các thành viên Ban hội thẩm. Ngày 22/10/1999, các thành viên Ban hội thẩm đã được xác định.
Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển đến tất cả các quốc gia thành viên WTO ngày 5/5/2000. Báo cáo kết luận: theo Điều 70.2 Hiệp định TRIPS, Canada có nghĩa vụ qui định một thời hạn bảo hộ sáng chế ít nhất là 20 năm cho các sáng chế đang được bảo hộ vào ngày 1/1/1996, thời điểm Hiệp định này có hiệu lực với Canada. Tại thời điểm ngày 1/1/1996, các sáng chế liên quan (tức các sáng chế được đăng ký trước ngày 1/10/1989) đang có hiệu lực. Do đó, các sáng chế này phải được hưởng thời hạn bảo hộ ít nhất là 20 năm. Lập luận của Canada về sự tương đương thực tế giữa hai thời hiệu này (17 năm và 20 năm) là không thể chấp nhận được. Vì vậy, biện pháp của Canada bị tuyên bố là vi phạm Hiệp định TRIPS và cần phải được sửa đổi hoặc rút lại.
Ngày 19/6/2000 Canada thông báo ý định kháng cáo một số vấn đề pháp lý và giải thích pháp luật trong báo cáo này. Cơ quan Phúc thẩm xem xét kháng cáo của Canada và chuyển tới các thành viên WTO báo cáo phúc thẩm ngày
18/9/2000. Cơ quan Phúc thẩm khẳng định tất cả các lập luận và kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm.
DSB thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và báo cáo của Ban hội
thẩm ngày 12/10/2000.
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Anh Sao Dem
Dung lượng: 775,91KB|
Lượt tài: 1
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)