Tìm hiểu thông tin về Hệ Mặt Trời
Chia sẻ bởi Bùi Phương Vũ |
Ngày 14/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu thông tin về Hệ Mặt Trời thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Các hành tinh của Mặt Trời Hành tinh (planet) là các thiên thể dưới cấp sao, có khối lượng nhiều lần nhỏ hơn các sao. Khối lượng của chúng không đủ để tạo ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân giúp chúng phát sáng được như các ngôi sao nên hành tinh là các thiên thể tối. Chúng chuyển động quanh ngôi sao theo các quĩ đạo hình elip với chu kì xác định. Hệ Mặt Trời được biết đến với 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune). Trước đây chúng ta còn biết đến hành tinh thứ 9 là Sao Diêm Vương (Pluto). Tuy nhiên đến tháng 8 năm 2006, hành tinh này đã được xét lại và với các yếu tố về khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng quá thấp so với 8 hành tinh còn lại, Sao Diêm Vương đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Nó được đưa vào một nhóm thiên thể mới gọi là các “hành tinh lùn” (dwarf planet). Hiện nay nhóm này gồm có 3 thành viên là Pluto, Ceres - tiểu hành tinh lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, và 2003UB313 - một thiên thể được phát hiện năm 2003 tại vành đai Kuiper. Đây là các thiên thể được coi là trung gian giữa hành tinh và tiểu hành tinh. Chúng không đủ khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng để trở thành hành tinh nhưng lại … quá lớn so với kích cỡ trung bình của các tiểu hành tinh. 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm 2 nhóm: - Các hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả - Các hành tinh nhóm ngoài gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh (asteroid) và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.
Sao Thuỷ - Mercury Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin có đôi giầy có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trười nhanh như thế nào.
*Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất) - Chu kì tự quay : 58,7 ngày - Khối lượng : 3,3 x 1023 kg - Đường kính: 4.878km - Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K - Số vệ tinh: không ____________________________________ Sao Kim – Venus Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2, thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày - Chu kì tự quay: 243 ngày - Khối lượng : 4,87x1024 kg - Đường kính: 12.104 km - Nhiệt độ bề mặt: 726K - Số vệ tinh: không _____________________________________ Trái Đất–Earh *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày - Chu kì tự quay: 24 giờ - Khối lượng : 5,98x1024 kg - Đường kính: 12.756km - Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K - Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng _____________________________________ Sao Hoả - Mars Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đông gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp - vị thần hiếu chiến
Sao Thuỷ - Mercury Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin có đôi giầy có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trười nhanh như thế nào.
*Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất) - Chu kì tự quay : 58,7 ngày - Khối lượng : 3,3 x 1023 kg - Đường kính: 4.878km - Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K - Số vệ tinh: không ____________________________________ Sao Kim – Venus Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2, thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp. *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày - Chu kì tự quay: 243 ngày - Khối lượng : 4,87x1024 kg - Đường kính: 12.104 km - Nhiệt độ bề mặt: 726K - Số vệ tinh: không _____________________________________ Trái Đất–Earh *Các số liệu: - Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km) - Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày - Chu kì tự quay: 24 giờ - Khối lượng : 5,98x1024 kg - Đường kính: 12.756km - Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K - Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng _____________________________________ Sao Hoả - Mars Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đông gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp - vị thần hiếu chiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Phương Vũ
Dung lượng: 445,67KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)