Tìm hiểu phương ngữ Nam bộ qua ca dao

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 12/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu phương ngữ Nam bộ qua ca dao thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Phương ngữ Nam bộ trong ca dao về tình yêu


Tìm hiểu phương ngữ Nam bộ được thể hiện qua ca dao Nam bộ là một cách
Học tập tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam bộ xưa trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói của mình.

Phương ngữ Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương của vùng đất Nam bộ. Nó
thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam bộ.
Phương ngữ Nam bộ còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán,
sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất Nam bộ.

Ca dao Nam bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam bộ nên nó mang đầy
đủ yếu tố của vùng đất Nam bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ của con người ở
đây. Sống giữa thiên nhiên hài hòa và đa dạng với rừng tràm bạt ngàn và một vùng
sông nước bao la, trong lời ăn tiếng nói của con người ở đây không khỏi ảnh
hưởng của các hình tượng thiên nhiên này.

Giàu tính hình tượng
Có thể nói, giàu tính hình tượng là một đặc điểm nổi bật trong cách dùng từ của ca dao Nam bộ:

Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.

“Đụng” ở đây là “lấy”, “lấy nhau” hay nói cho văn hoa một chút là “kết duyên”
nhau. Với các từ trên, người Nam bộ có thể hoàn toàn sử dụng được, nhưng đôi
khi con người ở đây không dùng những khuôn mẫu có sẵn đó, mà lại dùng từ
“đụng” rất giàu hình tượng này để tạo điểm nhấn, mang sắc thái mạnh. Chính điều
này đã làm phong phú thêm cho kho tàng phương ngữ Nam Bộ.

Giàu tính so sánh và cụ thể
Đây cũng là một đặc điểm của ca dao Nam bộ. Nam bộ, một vùng sông nước, có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên hình ảnh chiếc ghe,
con đò, con cá, con tôm, cần câu, cái lờ... là những vật rất quen thuộc đối với
người dân nơi đây. Quen thuộc đến mức đã đi vào tâm thức của họ và được thể
hiện qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, cũng như đã âm thầm đi vào ca dao:

Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.

“Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể
này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. Trường hợp
này, ta cũng sẽ bắt gặp rất nhiều trong ca dao Nam bộ.

Giàu tính cường điệu
Một đặc điểm nữa trong việc sử dụng phương ngữ Nam bộ trong ca dao Nam
bộ là giàu tính cường điệu, khuếch đại. Đây là cách nói thể hiện rõ nét sự lạc quan
và tính cởi mở của con người Nam bộ. Tính giàu cường điệu, khuếch đại này được
con người Nam bộ sử dụng thể hiện tính chất phác, mộc mạc, độc đáo, gây được ít
nhiều cảm xúc cho người đọc:

Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình
Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh cũng vội xếp vi.

Rõ ràng, chỉ than có một tiếng mà “nát miễu xiêu đình” thì quả là nói quá.
Nhưng chính cách nói quá này mới tạo được ấn tượng, gây được cảm xúc, tạo
được sự chú ý cho đối phương.
Hay để bộc lộ tình thương của mình, người Nam bộ không ngại nói thẳng, nói
quá, nói cường điệu, nói khuếch đại. Họ nói cốt sao cho hết cái thương đang cháy
bỏng trong lòng mình:

Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương

Giàu tính dí dỏm, hài hước cũng là một trong những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ trong ca dao Nam bộ. Ca dao Nam bộ, ngoài những cách nói cường
điệu, giàu hình tượng, đôi lúc có phần thâm trầm, sâu lắng còn có những cách nói
mang tính hài hước, dí dỏm. Đây là tinh thần lạc quan trong tính cách của con
người Nam bộ. Chính tinh thần lạc quan này đã tiếp thêm cho họ sức mạnh trong
việc chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ hoành hành. Tuy là nói
dí dỏm, hài hước nhưng không hẳn là một cách nói chơi, mà là có ngụ ý, ngụ tình.
Đó cũng là kiểu nói: “nói chơi nhưng làm thiệt”:

Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: 7,63KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)