Tieu luan chu nghia Mac-lenin

Chia sẻ bởi Nam Tran | Ngày 05/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: tieu luan chu nghia Mac-lenin thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

I. Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, không có một công thức phát triển chung cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với tất cả các nước. Mỗi nước có cách đi riêng, tùy theo những đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình. Đối với Trung Quốc, một nước có các điều kiện tự nhiên , khí hậu, đất đai, dân số và đặc điểm cổ truyền thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp. Do đó, trong quá trình phát triển ấy, Trung quốc tăng cường lấy nông nghiệp làm cơ sở cho phát triển và ưu tiên phát triển nông nghiệp trước, sau đó là công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Vì vậy,từ năm 1978 đến nay nền kinh tế Trung Quốc mau chóng phục hồi và có bước phát triển nhảy vọt. Đi liền với nó là tỷ lệ đối nghèo giảm xuống, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư đã thu hẹp dần, đó là ước mơ của nhiều nước.
Và việc phát triển nông nghiệp đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc phân tích sự phát triển ngành nông nghiệp của Trung Quốc là một việc rất cần thiết nhằm giúp Việt Nam xác định được hướng đi đúng đắn cho mình và rút ra được những kinh nghiệm, những bài học bổ ích cho thời kỳ đổi mới hiện nay. Những kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc giúp cho Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Tham khảo những kinh nghiệm của Trung Quốc - một nước có điều kiện khá tương đồng với Việt Nam - về xây dựng hệ thống, tổ chức khuyến nông, có thể sẽ là những bài học hay giúp Việt Nam rút ngắn quãng đường xoá đói giảm nghèo, đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Từ đó mà Việt Nam có những đường lối chính sách phù hợp, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế nói riêng và của toàn đất nước nói chung. Xuất phát từ những lý do đó em thực hiện đề tài này: “Tìm hiểu ngành nông nghiệp của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Giúp chúng ta thêm phần hiểu rõ về sự phát triển của ngành nông nghiệp của Trung Quốc, và áp dụng vào thực tiễn ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu các biện pháp phát triển ngành nông nghiệp của Trung Quốc, các chủ trương, chính sách giúp cho ngành nông nghiệp Trung Quốc phát triển và từ đó vận dụng vào ngành nông nghiệp của Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Ngành nông nghiệp của Trung Quốc.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Ngành nông nghiệp của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu.
Phương pháp so sánh.
















II. Nội dung:
Chương I: Tổng quan về ngành nông nghiệp ở Trung Quốc:
1. Khái niệm:
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà). Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
2. Đặc điểm của nền nông nghiệp ở Trung Quốc:
Đặc điểm quan trọng để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ đặc biệt là với cây trồng, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Các sản phẩm nông nghiệp chính là lúa, lúa mỳ, khoai tây, lúa miến, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông vải, hạt dầu, thịt lợn, cá.
Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp lớn và lâu đời nhất thế giới, đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền nông nghiệp thế giới. Do đó, Trung Quốc đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nam Tran
Dung lượng: 137,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)