Tieu hoc Hoan Trach HNCBVC

Chia sẻ bởi Nguyễn Phúc Chính | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Tieu hoc Hoan Trach HNCBVC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chúc mừng quí vị đại biểu về dự hội nghị, chúc hội nghị thành công tốt đẹp !
Phần Thứ Nhất
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
NĂM HỌC 2010- 2011
Năm học 2009 - 2010 là năm thứ 4 toàn ngành quyết tâm thực hiện chỉ thị 33/2006/CT- TTg của Thủ tướng chính phủ về “ Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; là năm học thứ 3 thực hiện cuộc vân động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh” và cuộc vân động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, là năm học thứ 2 thực hiện cuộc vận động” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Thực hiện nhiệm vụ năm học với chủ đề” Năm học đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” Thông qua công tác quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học cũng như tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động và phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng chăm lo cho xây dựng môi trường giáo dục. Nhờ vậy mà kết thúc năm học chúng ta đã thu được những kết quả cụ thể, như sau:
I . Công tác duy trì số lượng và nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT
- Số lớp : 10; Số học sinh : 295 Bình quân HS /lớp : 29,5
- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: Số lượng : 63/63 ~100%
- Duy trì sĩ số: 295/ 295 ~ 100%
- Trong đó : Số HS khuyết tật học hòa nhập:04 em(L1: 1em; L2: 1em; L3: 1em; L4: 1em)
- Học sinh cuối năm HTCTTH: 58./58 ~ 100%.
- Hiệu quả đào tạo: 50./ 52 ~ 97,9 %
Tổng số trẻ 11 tuổi HTCTTH: 49/ 51 ~ 96,1%
* Những giải pháp đã· thực hiện để duy trì số lượng và nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT:
+ Chỉ đạo chặt chẻ khâu điều tra các độ tuổi thuộc diện PC, rà soát, kiểm tra nắm chắc các độ tuổi có liên quan đến phổ cập.Thực hiện đảm bảo qui trình điều tra.
+ Phân công giáo viên chịu trách nhiệm phụ trách từng địa bàn thôn xóm. Đưa việc duy trì số lượng của các lớp vào tiêu chí đánh giá thi đua đợt, năm học
+ Chỉ đạo việc thiết lập, xữ lí các loại hồ sơ có liên quan đến công tác phổ cập.
II . Nâng cao chất lượng GD toàn diện .
2.1) Những việc đã làm để thực hiện mục tiêu kế hoạch dạy học .
- Căn cứ vào tình hình đội ngũ dưới sự chỉ đạo của chi bộ, thông qua hội nghị cốt cán của trường từ đó bố trí hợp lí với khả năng, trình độ chuyên môn, chuyên sâu đối với từng GV.
- Triển khai thực hiện dạy học đầy đủ các môn theo yêu cầu qui định chuẩn kiến thức kĩ năng đối với từng khối lớp, sắp xếp bố trí thời khoá biểu phù hợp với quá trình triển khai dạy học các môn học theo tình hình thực tế của nhà trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động" Hai kh«ng"; “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong GV, học sinh, Hội phụ huynh. Tổ chức kí cam kết trách nhiệm giữa các tổ chức đoàn thể trong trường. Tiến hành kiểm tra rà soát laị các đối tượng học sinh từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác bồi dưỡng và phụ đạo học sinh theo từng đối tượng. Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện các cuộc vận động trong nhà trường với nôi dung cụ thể. Đồng thời tuyên truyền vận động phụ huynh, các đoàn thể cùng phối hợp giáo dục. Có đánh giá sơ kết theo từng đợt thi đua, từng học kì. Nhờ vậy mà ý thức, thái độ học tập của học sinh được chấn chỉnh có chuyển biến tốt, chất lượng dạy, học, kiểm tra, đánh giá đi vào nề nếp, đạt kết quả đích thực hơn..
- Chỉ đạo việc khảo sát đánh giá phân loại học sinh theo hướng đổi mới cách ra đề khảo sát với cấu trúc đề chẵn, lẻ trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và tổ chức theo phòng xếp vần a,b,c; theo dõi chất lượng học sinh yếu qua từng đợt khảo sát để tổ chức phụ đạo hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu, kém.
- Tổ chức quán triệt thông tư 32 về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học, quyết định của BGD&ĐT về giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập.
- Chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc khai thác sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học trên cơ sở triển khai đồ dùng về tận lớp ngay từ đầu năm học. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin( soạn giáo án điện tử, soạn giáo án trên máy) tổ chức thực tập rút kinh nghiệm.
- Tổ chức học tập quán triệt tinh thần Công văn 896 và Quyết định 16 qui định chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học theo yêu cầu đổi mới nội dung chương trình SGK đồng thời tổ chức triển khai vận dụng phù hợp vào tình hình của nhà trường.
Tổ chức các hội thi cấp trường: chữ viết đẹp, HKPĐ, tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông; Giao lưu OLYMPIC tiếng Anh; Tìm hiểu về truyền thống quê hương đất nước nhân ngày kĩ niệm thành lập Đòan; Với chủ đề mội tuần một chuyện đã tạo nên hoạt động sôi nổi hấp dẫn trong các tiết chào cờ thứ hai hàng tuần.
2.2 ) Kết quả:
a. Chất lượng đại trà:
* Hạnh kiểm: - Thực hiện đầy đủ: 290/291 = 99,4%
- Thực hiện chưa đầy đủ: 01 = 0,6%
* Học lực: - Giỏi: 62 = 21,3%; Khá 109 = 37,6%; Tbình: 119 = 40,5%; Yếu: 01= 0,6%
b. Chất lượng mũi nhọn: - Học sinh Giỏi: 59 = 20,3%; Học sinh Tiên tiến:98= 33,7%
- 03 em đạt giải các hội thi cấp huyện; 02 em đạt Nhì các hội thi cấp Tỉnh.
c. Chất lượng môn tự chọn:
- Số học sinh học môn ngoại ngữ: K3: 69 h/s/ 2 lớp; K4: 54 h/s/ 2lớp; K5: 58 h/s/ 2 lớp( Trường sử dụng bộ sách tiếng Anh của trung tâm công nghệ giáo dục để giảng dạy. Chất lượng bộ môn đạt được : K3: đạt trung bình trở lên: 98,5%; K4,5: đạt 100%
III.CÔNG TÁC KIỂM TRA, CHỈ ĐẠO VÀ QUẢN LÝ .
3.1) Công tác kiểm tra chuyên môn .
Công tác kiểm tra nội bộ trường học
X?P LO?I GI�O VIấN
3.2. Công tác bồi dưỡng đội ngũ.
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập chỉ thị nhiệm vụ năm học, qui chế làm việc, điều lệ trường tiểu học, và các văn bản có liên quan đến triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học; tổ chức cho giáo viên thảo luận bàn giải pháp giáo dục, xây dựng chỉ tiêu từng môn học theo khối lớp đồng thời chỉ đạo có hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn.
- Số chuêªn đề đã tổ chức: 03( Rèn kĩ năng đọc cho học sinh 1,2,3; Sử dụng đồ dùng dạy học dạy môn TNXH; Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác kiến thức mới)
- Chỉ đạo tốt công tác đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVTH; đánh giá xếp loại viên chức theo QĐ06 của Bộ nội vụ và Công văn 3040 của Bộ GD&ĐT.
- Trường dã có kế hoạch qui hoạch đội ngũ GV, dự kiến phân công GV phụ trách các lớp, chỉ đạo sinh hoạt theo chuyên đề. Phát động phong trào ứng dụng, sử dụng công nghệ tin học vào soạn bài và giảng dạy.Trong quá trình bồi dưỡng các đ/c GV đều có ý thức bồi dưỡng tốt. GV nắm bắt được qui trình lên lớp các môn học và vận dụng phù hợp PP dạy học, chất lượng giờ lên lớp được nâng lên khá rõ.
- đánh giá đội ngủ GV
- Số tiêt thao giảng: 24; Tốt: 9; Khá: 12; TB: 3
- Số tiết dự giờ của GV: 300
- GVDG cấp trường: 02
- Thi GVDG cấp Huyện: 01; được công nhận: 02
IV) CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GD T
4.1) Đánh giá tổ chức các hội thi cho học sinh .
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập các tiểu ban để tuyển chọn học sinh vào các đội ôtuyển như học sinh giỏi, học sinh năng khiếu các môn Âm Nhạc, Mỹ thuật, viết chữ đẹp, điền kinh thể dục. Bố tíÝ sắp xếp thời gian cho các đ/c chịu trách nhiệm bồi dưỡng.
- Chỉ đạo chuyên môn, ban văn thể của trường kết hợp với liên đội tổ chức các hội thi như: Thi học sinh có giọng hát hay, học sinh viết chữ đẹp, HKPĐ, Thi kể chuyện về ( Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thi t tìm hiểu truyền thống quê hương đất nước nhân 26/3; Giao lưu OLYMPIC tiếng Anh.Từ các cuộc thi này kết quả có 30 em đạt giải cấp trường; 05 em đạt giải trong HKPĐ huyện; 01 em đạt huy chương bạc HKPĐ tỉnh; 01 em đạt giải nhì giao lưu OLYMPIC tiếng Anh cấp tỉnh.
Ngầi ra nhà trường còn chỉ đạo các lớp thực hiện trang trí xây dựng phòng học thân thiện, lớp học thân thiện, chỉ đạo Liên đội tổ chức một số trò chơi dân gian thu hút 100% tập thể, cá nhân tham gia. Với chủ đề mỗi tuần một chuyện về “ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành áhoạt động thường xuyên của liên đội vào các tiết chào cờ ngày thứ hai. Tất cả các nội dung trên đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
4.2) Các hoạt động ngoài giờ lên lớp .
- Công tác đội thiếu niên nhi đồng. đây là mũi hoạt động góp phần tích cực cho việc giáo dục nhân cách đạo đức của học sinh. Ngoài những đóng góp của liên đội nêu ở phần trên trong năm qua Liên đội đã có những cố gắng trong việc duy trì nề nếp các hoạt động như nề nếp sinh hoạt âtập thể đầu giờ, giữa buổi; nề nếp vệ sinh phong quang môi trường lớp học, vệ sinh thân thể. Tổ chức các trò chơi dân gian, thăm viếng đài tưởng niệm. Mua giúp tăm tre cho hội người mù trên 300 ngàn đồng;
Thăm gia đình chính sách 400 ngàn đồng, Hỗ trợ 300 ngàn đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Giáo dục ATGT. Nhà trường đã chỉ đạo tốt chương trình GDATGT, xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ngay từ đầu năm học, đồng thời thường xuyên nhắ nhở học sinh thực hiện tốt luật giao thông qui định cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng. Tổ chức giao lưu tìm hiểu luật ATGT chó học sinh khối 3,4,5.
- Công tác y tế học đường. Căn cứ vào công văn hướng dẫn của UBND huyện và phòng bảo hiểm xã hội nhà trường đã chỉ đạo liên đội tuyên truyền vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể . Kết quả có 267em tham gia BHYT và 241 em tham gia BHTT . Làm hồ sơ giải quyết bồi thường, hổ trợ cho học sinh ốm đau, tai nạn trên 15 triệu đồng. Nhà trường còn chỉ đạo tốt việc xây dựng và sử dụng tủ thuốc dùng chung tại nhà trường. Tổ chức nước uống cho học sinh; Thực hiện công tác chăm sóc theo dõi sức khoẻ của học sinh, tổ chức cân đo cho học sinh đầu năm và cuối năm học. Phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức khám răng, tẩy giun cho học sinh.
V) ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN VÀ THI ĐUA .
- Lãnh đạo nhà trường đã nghiên cứu, xử lí kịp thời các văn bản chỉ đạo của nghành đồng thời tổ chức học tập quán triệt đầy đủ cho CBGV.
- Hề thống báo cáo thống kê được thiết lập theo đúng mẫu hoặc theo yêu cầu của côg văn và đảm bảo độ chính xác về mặt số liệu, kịp thời về mặt thời gian.
- Trường đã đầu tư mua sắm thêm máy in, đài đĩa, đến thời điểmm này trường có 4 bộ máy vi tính, 4 máy in, 1 tivi, 1 đầu đĩa, 01 đèn chiếu pgioxto, 2 mạng ADSL phục vụ cho dạy học và hoạt động của nhà trường.
- Nhà trường đã bám sát các văn bản hướng dẫn về côg tác thi đua đồng thời tổ chức tốt phong trào thi đua theo từng đợt có sơ tổng kết đánh giá khách quan công bằng. Kết quả thi đua cuối năm học:
+ HS giỏi: 59 em chiếm: 20,3% ;
+ HS Tiên tiến: 98 em chiếm 33,8%;
+ Lên lớp 99,4%
+ Nhà trường : Đạt danh hiệu Tập thể lao động Tiên tiến
+ CBGV: đạt danh hiệu lao động Tiên tiến trở lên 18đ/c (Trong đó CSTĐCS : 02 đ/c )
VI. TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ
1. Kết quả giáo dục cuối năm tuy được nâng lên song chất lượng thiếu bền vững, kĩ năng vận kiến thức vào giải quyết bài học, bài làm của học sinh chưa chắc chắn.
2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ đạt trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao nhưng năng lực chuyên môn còn hạn chế bất cập, thiếu vai trò nồng cốt. Công tác tự bồi dưỡng của một số giáo viên hiệu quả còn thấp.
3. Tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của một số cán bộ, GV chưa thể hiện rỏ.
4. Cơ sở vật chất, TBDH chưa thực sự đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học( Các phòng dạy môn Tin học, Âm nhạc, Mỹ Thuật...).
5. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, cán bộ cốt cán của nhà trường chưa thực sự đi đầu trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác công nghệ thông tin.
* Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế.
- Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến chất lượng học tập của con em, còn có biểu hiện gửi con, khoán trắng cho GV, nhà trường.
- Công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên chưa đem lại hiệu quả và tác dụng thiết thực.
- Một số Giáo viên chưa có ý thức và quyết tâm cao trong việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, thực hiện ĐMPP dạy học.
- Công tác tham mưu của hiệu trưởng nhà trường chưa đem lại hiệu quả thiết thực.
* Đánh giá chung. Năm học 2009- 2010 nhà trường đã bám sát các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục. tích cực triển khai thực hiện các cuộc vận động và sinh hoạt sư phạm theo chuyên đề. Các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đạt và vượt theo nghị quyết hội nghị đầu năm đề ra. Tuy vậy, chất lượng giáo dục chưa thực sự bền vững, năng lực tay nghề của đội ngũ còn hạn chế, CSVC còn chưa đáp ứng yêu cầu cho việc nâng cao cất lượng giáo dục.
Từ thực tế đó nhà trường xây dựng kế hoạch năm học 2010- 2011 như sau:

Phần Thứ hai
KẾ HOẠCH NĂM HOC 2010- 2011
Năm học 2010- 2011 năm học có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Năm học đầu tiên của thập kĩ mới với nhiều sự kiện trọng đại; triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kì 2010- 2015. Thực hiện chủ đề” Năm học tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2010-2011;
Căn cứ Công văn số 4919 /BGDĐT-GDTH ngày 17/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1337/SGDĐT-GDTH ngày 23/8/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình và công văn 213/PGD ĐT ngày 07 tháng 9 năm 2010 của phòng GDĐT Bố Trạch về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011. Nhà trường bước vào triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học có những thuận lợi, khó khăn như sau:
*Thuận lợi: - Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ theo cơ cấu, trình độ đào tạo đạt trên chuẩn tỉ lệ cao( 92%); Chất lượng giáo dục tiếp tục được duy trì và phát huy ( bao gồm chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn)
- Được sự quan tâm của lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương đầu tư tăng trưởng về CSVC cơ bản đảm bảo cho triển khai nhiệm vụ dạy học của nhà trường.
- Nhà trường duy trì và giữ vững đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia và được UBND huyện tặng giấy khen đạt danh hiệu tập thể lao đông Tiên tiến trong năm học 2009- 2010.
* khó khăn: - Vai trò nồng cốt về chuyên môn của đội ngũ có những bất cập( đặc biệt là đội ngũ GV DG)
- CSVC được đầu tư tăng trưởng song cốt vật chất, thiết bị bên trong chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.
- Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học cña con em.
Phát huy những thuận lợi, khắc phục dần những khó khăn, Nhà trường tập trung chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ năm học 2010- 2011 với những nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp cơ bản sau:
A. NHIỆM VỤ CHUNG:
Thực hiện chủ đề năm học 2010- 2011 “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Tập trung chỉ đạo có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào do nhà nước, ngành phát động; Tăng cường chất lượng dạy học, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; Nâng chất lượng của công tác sinh hoạt tổ chuyên môn thông qua sinh hoạt phạm theo chuyên đề kết hợp với đổi mới PPDH; Thực hiện chuyên đề dạy tích hợp GDMT, ATGT, Kĩ năng sống thông qua các môn học; Tăng cường hiệu quả của việc ứng dung công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý. Nâng chất lượng, hiệu quả công tác quản lý.Chú trọng công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ. Tiếp tục bổ sung, tăng trưởng CSVC, thiết bị dạy học; Duy trì vững chắc chuẩn PCGDTH mức II, giữ vững đơn vị trường đạt chuẩn Quốc gia và xây dựng nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc.
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
I . Công tác số lượng và thực hiện PCGD
* Chỉ tiêu: - Duy trì 100% số học sinh được huy động vào nhà trường 277 em/ 10 lớp
( trong đó khuyết tật học hòa nhập 06 em), cụ thể:
+ Khối 1: 42 em/ 2lớp( trong đó: lưu ban 01; KT 02)
+ Khối 2: 64 em/ 2lớp( KT 01)
+ Khối 3: 48 em/ 2lớp(KT 01)
+ Khối 4: 69 em/ 2lớp(KT 01)
+ Khối 5: 54 em/ 2lơp(KT 01)
- Huy động trẻ 6 tuổi vào nhà trường 41/41 em( 02KT), tỉ lệ 100%.
Tổng số trẻ 6- 10 tuổi: 274 em ( Nữ: 133 em; KT: 6em; Học tại trường 264 em).
- Tổng số trẻ 11 tuổi: Dự kiến hoàn thành CTTH: 49/51 em = 96,1%.
- Cuối năm HTCTTH: 54/ 54em = 100%;- Hiệu quả đào tạo khóa 2006- 2011; 54/54 = 100%.
* Giải pháp: - Xử lí kịp thời các loại hồ sơ liên quan đến PC, chỉ đạo chặt chẻ công tác điều tra cập nhật số liệu trong độ tuổi PC.
- Phân công ổn định GV phụ trách các địa bàn, phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền vận động học sinh đến trường, thực hiện tốt cam kết giữa nhà trường và Ban đại diện phụ huynh.
- Vận động quyên góp, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ sách, đồ dùng học tập.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp với tinh thần « Mỗi ngày đến trường là một ngày vui »
- Thường xuyên theo dõi chuyên cần học tập, khi có học sinh nghỉ học từ 3 ngày trở lên GV chủ nhiệm phải về trực tiếp gia đình nắm bắt lí do đồng thời báo với lãnh đạo nhà trường.
II . Chất lượng Giáo dục toàn diện:
2.1. Hạnh kiểm:
2.2 Học lực: * Chất lượng đại trà
a. Chất lượng các môn đánh giá bằng điểm số
- Khối 5:
b. Đánh giá bằng nhận xét toàn trường:
- Riêng lớp 5:

c. Chất lượng 2 mặt giáo dục:
c. Chất lượng 2 mặt giáo dục:
* Chất lượng mũi nhọn:
+ Dự thi học sinh giỏi lớp 5 đạt giải: 2-3 em.
+ Tham gia các hội thi cấp huyện đạt:1-2 giải
+ Tổ chức giao lưu học sinh giỏi k4,5: dịp 26/3
+ Tổ chức HKPĐ cấp trường : đối với lớp 4,5 dịp 22/12
+ Tổ chức thi giọng hát, mỹ thuật dịp 20/11
- Học sinh giỏi: + Học sinh giỏi lớp 5: 6/ 53 = 11,3%
+ Học sinh các lớp khác: 55/ 218 = 25,1%
- Học sinh tiên tiến: 36,6%
- Vở sạch chữ đẹp: + Số học sinh: 239/ 271 = 87,5%; + Số lớp: 10/ 10 = 100%
- Tỉ lệ lên lớp : 98%; - HTCTTH đợt 1: trên 98%
Tham gia BHYT 100%, BHTT: Từ 85% Trë lªn; - Hoàn thành thu nộp đạt 97% trơe lên
2.3. Các hoạt động giáo dục khác:
- Tổ chức có hiệu quả các hoạt động đầu giờ, giữa buổi với hình thức phong phú mang tính giáo dục cao( Chú ý lồng ghép tổ chức một số trò chơi dân gian, hướng dẫn tìm hiểu một số làn điệu dân ca như vè, hò khoan).
- Tuyên truyền vận động học sinh tham gia các phong trào: " Uống nước nhớ nguồn"," đền ơn đáp nghĩa", Quyên góp xây dựng quỉ hỗ trợ sách vở áo quần cho một số bạn nghèo,
- Tuyên truyền giáo dục luật ATGT, phòng, chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hôi; Tổ chức giao lưu tìm hiểu về luật ATGT và bảo vệ môi trường.
- Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp; ý thức bảo quản CSVC; Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh khuôn viên môi trường, lớp học, vệ sinh thân thể.
2.4. Giải pháp.
- Chỉ đạo thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng qui định tại quyết định 16 và công văn 896 của BGD&ĐT
- Thông qua tổ chuyên môn triển khai có chất lượng các chuyên đề sinh hoạt sư phạm kết hợp với ĐMPPDH và thực tập dự giờ đúc rút kinh nghiệm( chú trọng ứng dụng công nghệ vào dạy hoc) nhằm giúp cho học sinh trong, sau giờ học được suy nghĩ nhiều; tham gia xây dựng, thảo luận bài nhiều; thực hành, luyện tập nhiều và năm chắc kiến thức .
- Triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra, khảo sát định kì kết hợp trắc nghiệm và tự luận, các bài kiểm tra định kì ít nhất có 2 đề kiểm tra cho mổi lần kiểm tra; Chỉ đạo chặt chẻ khâu chấm, chữa, đánh giá.
Thực hiện đảm bảo công tác kiểm tra nội bộ trường học theo đúng kế hoạch, thời gian bằng nhiều hình thức ( Trong đó tăng cường dự giờ, kiểm tra đột xuất)
- Bố trí thời gian hợp lí cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu; nâng cao chất lượng các tiết, buổi dạy phụ đạo học sinh yếu; Tổ chức có hiệu quả các hội thi, các đợt giao lưu trong từng khối lớp, toàn trường
IV. Xây dựng điều kiện.
*Đội ngũ:
- Tổng số CB, GV, NV: 20, trong đó: + CBQL: 2
+ GV: 14, tỷ lệ GV/lớp: 13/10 = 1,3( có 01GV Ngoại ngữ, 01 Âm nhạc, 01 MT)
+ Nhân viên: 04 (01 TPT; 01 VP hợp đồng)
*Về Trình độ CMNV: ĐH: 06; CĐ: 10; TC: 4
*Về chính trị: Đảng viên 12đ/c.
*Về tuổi đời: 50 tuổi trở lên: 03; 40 đến < 50 tuôỉ: 04; < 40 tuổi: 13.
Từ thực tế trên phấn đấu đạt chỉ tiêu sau:
- 100% CBVC có ý thức học tập bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, CMNV.
- 85- 90% GV có bộ hồ sơ tốt về nội dung.
- Thực hiện qui chế CM, qui chế làm việc, chấm chữa, đánh giá học sinh đảm bảo 100%
- Thực tập, thao giảng: 4 tiết / năm ( thiết kế và trình bày máy)
- 100% CBGV có tiểu luận sáng kiến hoàn thành nộp về nhà trường vào ngày 10/5/2011
- Xếp loại năng lực sư phạm qua kiểm tra NBTH:
+ Tốt: 6/14 = 42,9%; + Khá: 6/14 = 42,9%; + Trung bình: 2/14 = 14,2%
- Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng:
+ Tên chuyên đề sinh hoạt sư phạm:
Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác kiến thức mới môn Tiếng Việt 1,2,3.
2. Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác kiến thức mới môn Toán 4,5.
3. Khai thác đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn TNXH 4,5
+ Tổng số sáng kiến kinh nghiệm: Tốt: 4; Khá: 13
- Danh hiệu thi đua cuối năm.
+ Đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở: 4./ 20 = 20% ; + Đạt danh hiệu LĐTT: 13/20 = 60%
- Có GV tham gia các hội thi ở huyện : 1 -2 đ/c
* Biện pháp :
- Có kế hoạch bố trí, sắp xếp hợp lí đội ngũ phù hợp với yêu cầu của nhà trường.
- Tổ chức học tập và quán triệt đầy đủ các văn bản có liên quan đến chủ trương, chính sách, CMNV như: Nghị quyết đại hội Đảng các cấp; Qui chế dân chủ trong trường học; Chuẩn đánh giá GV; Chỉ thị 4899/CT-BGDĐT về nhiệm vụ năm học;

Quyết định 16 về chuẩn kiến thức kỷ năng và Công văn 896 hướng dẫn thực hiện chương trình dạy học của BGD; Qui chế tạm thời về điều động cán bộ, Các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng giáo dục. Triển khai có hiệu quả các cuộc vận động
- Tổ chức phong trào thực tập, thao giảng kết hợp triển khai các chuyên đề sinh hoạt sư phạm, phát động phong trào soạn giảng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin( Trong đó các đ/c đăng kí GVG phải là hạt nhân của công tác bồi dưỡng và triển khai chuyên đề )
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học kết hợp áp dụng các tiêu chi thi đua vào đánh giá xếp loại GV.
4.2 ) Xây dựng CSVC:
* Chỉ tiêu :
- Tu sữa công trình vệ sinh, hệ thống điện quạt dãy phòng học cấp 4
- Triển khai phòng máy, phòng Nhạc, phòng GDTC, mua sắm trang thiết bị văn phòng.
- Mua bổ sung sách thư viện và tổ chức tốt hoạt động thư viện, thiết bị
- Duy trì tốt chuẩn trường xanh, sạch, đẹp
* Biện pháp :
- Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh kết hợp tuyên truyền vận động phụ huynh đóng góp ngày công cho xây dựng CSVC nhà trường.
- Chỉ đạo tốt công tác văn phòng, tài vụ, thư viện thiết bị ( Theo luật kế toán thống kê, quyết định 01 qui định chuẩn thư viện )và công tác bảo vệ trường
- Chỉ đạo tốt công tác lao động vệ sinh phong quang (Theo chuẩn Xanh, sạch, đẹp ) kết hợp kiểm tra đánh giá thi đua thông qua kết quả thực hiện của GV, Lớp, học sinh.
V. Công tác quản lý:
* Chỉ tiêu :
- Kiểm tra toàn diện : 80% GV( 10 GV)
- Kiểm tra chuyên đề Thực hiện qui chế CM , VSCĐ : 2 lầt / năm / GV
- Dự giờ: 4- 5 Tiết / GV
- Công tác chủ nhiệm lớp : 2 lượt / GV / năm
* Giải pháp
- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của ngành xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm, tháng, tuần.
- Thông qua hội nghị cốt cán, tổ chuyên môn xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho từng khối lớp ; xây dựng nội dung cụ thẻ cho từng đợt thi đua( 05/9- 15/10 ; 15/10- 20/11 ; 20/11- kết thúc kì I ; đầu kì II- 26/3 ; 26/3- kết thúc năm học)
- Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân phân công cụ thể phần hành đảm nhiệm triển khai theo hướng cụ thể hóa nội dung kế hoạch của nhà trường, hàng tuần, đợt từng cá nhân có báo cáo cụ thể cho hiệu trưởng về kết quả thực hiện do bản thân mình phụ trách.
- Chỉ đạo Liên đội, Ban lao động văn thể triển khai có hiệu quả các hoạt động đầu giờ, giữa buổi, công tác lao động vệ sinh, chăm sóc, bảo quản khuôn viên CSVC.
- Tổ chức tốt các phong trào « Uống nước nhớ nguồn », «  Hỗ trợ giúp đở bạn nghèo », Tham gia BHYT, BHTT.
- Tổ chức các hội thi : Tìm hiểu ATGT, Bảo vệ môi trường, các trò chơi dân gian, tìm hiểu một số làn điệu dân ca như Hò, Vè.
- Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra xây dựng kèm theo ; cuối năm có trên 80% GV được kiểm tra toàn diện ; 100% GV được kiểm tra chuyên đề.
* Các nội dung cần tập trung:
+ Công tác Soạn, Giảng, kiểm tra, đánh giá học sinh.
+ Công tác bồi, tự bồi dưỡng về CMNV, ĐMPP, phần hành, chủ nhiệm lóp.
*. Chỉ đạo các cuộc vận động và phong trào.
Cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tiếp tục bồi dưỡng, nghiên cứu các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được tổ chức học tập ( trong đó chú trọng đến chuyên đề “ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”). Tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên trong đơn vị thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong giảng dạy, sinh hoạt với tinh thần phục vụ học sinh, xây dựng nhà trường.
* Cuộc vận động : “Hai không”: Đẫy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng dạy, chất lượng học theo hướng “ Dạy thật, học thật, chất lượng thật” gắn với giáo dục đạo đức lương tâm nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo, kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm nhân cách đạo đức nghề nghiệp, thiếu gương mẫu trong lối sống, sinh hoạt.
* Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” và “ Ứng dụng công nghệ thông tin”. Tổ chức học tập, quán triệt chuẩn đạo đức nhà giáo theo Quyết định 16- 2008 của BGD_ĐT. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin với tinh thần cán bộ quản lý, cốt cán nhà trường phải là nhân tố đi đầu, mỗi GV có từ 3- 4 tiết dạy sử dụng máy và tích cực truy cập thông tin mạng, khai thác sử dụng hộp thư điện tử.

* Phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: Tập trung giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong việc bảo quản trường, lớp “ Xanh, sạch, đẹp”; ý thức giữ gìn vệ sinh khuôn viên, môi trường, vệ sinh thân thể; Coi trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, ứng xữ thông qua các môn học; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian phù hợp với điều kiện nhà trường.
* Chỉ đạo công tác tài chính , tài sản
a – Chỉ tiêu : - Hoàn thành các khoản thu nộp từ 97% trở lên.
- Đảm bảo đúng chế độ chính sách như lương, nâng lương cho CBVC, Tạo nguồn quỉ khen thưởng nhằm đảm bảo chế độ khen thưởng theo qui định của nhà nước .
- Đảm bảo Chế độ thu, chi quyết toán tài chính kịp thời đúng luật
+ Đối với định mức chi thường xuyên : 55% cho chuyên môn và khen thưởng ; 30% chi cho hoạt động phí ( điện, nước, báo chí, hồ sơ văn phòng, công tác phí ); 15% cho khánh tiết, thăm hỏi
+ Đối với kinh phí 2 buổi / ngày: 85% chi cho GV trực tiếp giảng dạy, 15% chi cho quản lý chỉ đạo và phúc lợi tập thể
- Bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC, thiết bị dạy học, cập nhật tăng giảm tài sản, đồ dùng thiết bị dạy học kịp thời .
b – Biện pháp :
Bám sát các công văn quy định, hướng dẫn về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ đó quy định cụ thể trở thành quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Chỉ đạo tốt công tác dự toán, quyết toán, thiết lập, kí duyệt hồ sơ chứng từ kịp thời đảm bảo ( đối với tất cả các nguồn kinh phí).
- Đảm bảo công tác kiểm kê, kiểm tra, thanh lí tài sản theo định kì và cuối năm học.
- Tham mưu với địa phương, phối hợp với thường trực ban đại diện cha mẹ học sinh để sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn tài chính được huy động.
- Thực hiện nghiêm túc nội dung 3 công khai và 4 kiểm tra.
* Chỉ đạo công tác thông tin và thi đua :
a – Chỉ tiêu : - Đảm bảo đủ chính xác kịp thời chế độ thông tin báo cáo.
- Triển khai kịp thời nội dung kế hoạch các đợt thi đua tập trung vào 15/10 ; 20/11 ; Kết thúc kì I ; 26/3 ; Kết thúc năm học .
b- Biện Pháp : - Xây dựng nội dung và yêu cầu cụ thể cho từng loại báo cáo cũng như tiêu chí thi đua , trên cơ sở hướng dẫn của các cấp quản lí và tình hình thực tế của nhà trường.
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, chỉ tiêu kế hoạch, vận dụng đánh giá khách quan công bằng chính xác .
- Xây dựng nguồn quỉ khen thưởng nhằm động viên các tập thể và cá nhân hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ của nhà trường.
- Khen thưởng học sinh đạt giải trong các kì thi và đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến vào dịp sơ kết kì 1 và tổng kết năm học từ nguồn kinh phi chi thường xuyên, nguồn kinh phí hỗ trợ của phụ huynh và nguồn quỷ khuyến học địa phương hổ trợ.
* Thành lập các ban và hội đồng tư vấn
1 Ban văn thể, lao động: Trưởng ban: Đoàn Thị Mỹ Thuận
Phó trưởng ban: Vũ Thị Minh Đức
Ban viên: Đ/c Dương Công Nhân, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Trần Thị Du,
Nguyễn Thị Thu Nga, Ngô Văn Ánh, Phan Thị Thái Huyền, Nguyễn Thị Như
* Nhiệm vụ: Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động theo chức năng, theo dõi việc tham gia và kết quả thực hiện của cá nhân, tập thể, tổ chức các hội thi tổng hợp báo cáo cho hiệu trưởng vào cuối đợt, kì, năm.
2. Ban chỉ đạo các cuộc vận động
1. Nguyễn Duy Cữu: Hiệu trưởng, trưởng ban
2. Đoàn Thị Mỹ Thuận: CTCĐ, Phó ban
3. Vũ Thị Minh Đức ban viên
4. Trần Thị Du ban viên
* Nhiệm vụ: Bám sát các văn bản hướng dẫn thực hiện, xây dựng chương trình, kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi đánh giá theo từng đợt thi đua.
3. Ban phòng chống bão: Trưởng ban: Nguyễn Duy Cữu
Phó ban: Dương Công Nhân
Ban viên; Nguyễn Thị Hiến, Phan Thị Nguyệt, Phan Thị Thái Huyền
Trần Thị Kim Thành, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Ngô Văn Ánh, Ngô Thị Thúy.
4. Hội đồng thi đua, kỉ luật
- Thành phần: Bao gồm: Hiệu trưởng( Chủ tịch); Chủ tịch CĐ(P.chủ tịch); TPTĐ, tổ trưởng và một số giáo viên( theo chỉ định của hiệu trưởng).
- Hội đồng thi đua họp 2lần/ năm vào dịp cuối học kì I và kết thúc năm học, các đợt còn lại giao cho các tổ chuyên môn xét và thường trực hội đồng quyết định
Hội đồng kỉ luật họp khi cần thiết theo yêu cầu và sự điều hành của chủ tịch hội đồng( Mời thêm đại diện có liên quan đến đương sự).
Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010 và kế hoạch năm học 2010- 2011. Kính mời hội nghị tham gia góp ý .

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phúc Chính
Dung lượng: 3,76MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)