Tiet 8 on tap vat ly 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Đình | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: tiet 8 on tap vat ly 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

1. Đo độ dài: Đơn vị đo, dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của thước đo?
Tiết 8: ÔN TẬP
- Đơn vị là mét , kí hiệu: m
- Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước.
+ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
I. Lý thuyết
Tiết 8: ÔN TẬP
2. Đo thể tích chất lỏng: Đơn vị đo, dụng cụ đo, cách đo thể tích chất lỏng?
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
Ta có :1 lít = 1 dm3
1cm3 = 1ml = 1 cc
1m3 = 1000 dm3 =1000 lít
1 lít = 1000ml
Tiết 8: ÔN TẬP
3. Đo thể tích vật rắn không thấm nước: Cách đo bằng bình chia độ, bình tràn?
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước:
- Dùng bình chia độ: Thả vật đó và chất đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
- Dùng bình tràn: Thả chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật .
4. Đo khối lượng: Khối lượng là gì? Đo khối lượng bằng dụng cụ gì? đơn vị khối lượng?
- Mọi vật đều có khối lượng.
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.
Đo khối lượng bằng cân
- Đơn vị khối lượng là kilôgam, kí hiệu: kg.
Tiết 8: ÔN TẬP
5. Lực - Hai lực cân bằng: Khái niệm lực, phương và chiều của lực. Hai lực cân bằng?
- Khi vật này đẩy hoặc kéo lên vật kia . Ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia
- Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực .
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều,cùng tác dựng vào 1 vật.
Tiết 8: ÔN TẬP
Tiết 8: ÔN TẬP
6. Nêu kết quả tác dụng của lực?
Lực tác dụng lên 1 vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật biến dạng, hoặc đồng thời vừa làm biết đổi chuyển động và vừa làm biến dạng vật.
Tiết 8: ÔN TẬP
7. Trọng lực – Đơn vị lực: Trọng lực là gì? Phương và chiều của trọng lực. Đơn vị lực.
- Trọng lực là lực hút của trái đất.
- Trọng lực có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía trái đất (từ trên xuống dưới).
- Đơn vị lực là niutơn, kí hiệu :N
- Trọng lượng của qủa cân 100g = 0,1 kg là 1N
Tiết 8: ÔN TẬP
Bài 1. Đổi các đợn vị sau
a. 1,5 dm3 =....................lít =…................. ml
b. 300000cm3 = ................dm3 =.................. m3
c. 50 mm =...................cm = .................m
Bài 2. Lan dùng bình chia độ để đo thể tích của hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu đọc trên bình là V1=80cm3, sau khi thả hòn sỏi đọc được thể tích là V2=95cm3. Thể tích của hòn sỏi là
Thể tích hòn sỏi là:
95cm3 - 80cm3 = 15cm3
II. Vận dụng
1,5
1500
300
0,3
5
0,05
Tiết 8: ÔN TẬP
- Nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
- Nêu 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật biến dạng.
- Nêu 1 ví dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời hai kết quả nói trên.
Vd 1 : Xe đang chạy nếu thắng xe sẽ chạy chậm dần rồi dừng lại.
Vd 2 : Kéo vào lò xo, lò xo sẽ dãn ra.
Vd 3 : Thả cục đất sét, nó rơi xuống. Khi chạm sàn nó dừng lại và bị biến dạng
Bài 4. Một quả cầu bằng kim loại được giữ yên bằng 1 sợi dây treo. Hỏi những lực nào đã tác dụng lực lên quả cầu? Vì sao quả cầu đứng yên?
- Quả cầu chịu tác dụng của 2 lực:
+ Lực hút của trái đất
+ Lực kéo của sợi dây.
- Quả cầu đứng yên vì 2 lực này 2 lực cân bằng.
Tiết 8: ÔN TẬP
Bài 5: Nêu cách xác định thể tích của viên phấn bằng bình chia độ.
- Dùng băng keo mỏng quấn vào viên phấn không cho viên phấn thấm nước
- Đổ nước vào bình chia độ: V1
- Thả viên phấn chìm vào trong nước đo thể tích nước dâng lên V2
- Thể tích viên phấn được tính:
V = V2 – V1
Tiết 8: ÔN TẬP
Câu 1: Người ta dùng bình chia độ chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá.Khi thả hòn đá vào bình mực nước trong bình dâng lên tới 150cm3. Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu?
A. 100 cm3 B. 150cm3 C. 200cm3 D.50cm3
Câu 2: Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng ,ta thấy một bên đĩa cân có hai quả cân là 400g và 100g. Đĩa cân còn lại có hai túi bột giặt như nhau.Vậy khối lượng của một túi bột giặt là :
A: 500g
B: 250g
C: 400g
D: 100g
Câu 3: Để đo chiều dài cuốn SGKvật lý 6 cần chọn thước nào trong các thước sau :
A. Thước 10cm có ĐCNN tới mm
B. Thước 30cm có ĐCNN tới mm
C. Thước 250mm có ĐCNN tới mm
D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm
Câu 4: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
A.Thể tích bình tràn
B. Thể tích bình chứa
C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 5: Quyển sách nằm trên bàn là do :
Có hai lực cân bằng tác dụng lên nó
B. Mặt bàn tác dụng lực giữ nó lại
C. Có hai lực tác dụng lên nó
D. Không có lực nào tác dụng lên nó.

Câu 6: Trên hộp mứt Tết có ghi 250 g .Số đó chỉ :
Sức nặng và khối lượng của hộp mứt
B. Thể tích của hộp mứt .
C. Sức nặng của hộp mứt .
D. Khối lượng mứt trong hộp.
Traû lôøi caâu hoûi phieáu baøi taäp
1A ; 2B ; 3B ; 4C ; 5A ; 6D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Đình
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)