TIẾT 51 MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thi Oanh | Ngày 17/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: TIẾT 51 MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TIẾT 51 MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I. Mục tiêu
- KT: + Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Nêu và giải thích được 1 số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí tự nhiên của miền.
+ Biết được những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền.
- KN : sử dụng bđ ,lđ để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền. So sánh 1 số đặc điểm tự nhiên của 3 miền tự nhiên ở nước ta.
- TĐ : có ý thức bảo vệ môi trường nhằm PTKT bền vững.
- Kiến thức trọng tâm phần 3,2,4
II. Chuẩn bị
GV : BĐTN miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bđ tự nhiên VN
HS : học bài
III. Tổ chức các hoạt động học tập
Ổn định : 1’
Kiểm tra: không
Vào bài SGK tr 148
3. Bài mới
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung

HĐ 1: 4’
- 1 HS chỉ trên bđ TNVN phạm vi các miền tự nhiên ở nước ta.
- H 43.1 xác định vị trí, giới hạn miền NTB và NB ?
HĐ 2 : 10’
- HS đọc ND SGK , nêu đặc điểm chế độ nhiệt của miền ?
- Vì sao miền NTB và NB có chế độ nhiệt ít biến động không có mùa đông lạnh như 2 miền phía bắc ?
- HS đọc ND SGK , cho biết chế độ mưa của miền diễn ra ntn ?
- Vì sao mùa khô ở miền nam diễn ra gay gắt hơn so với 2 miền phía bắc ?



HĐ 3: 14’
- H 43.1 miền NTB và NB gồm mấy khu vực địa hình ?
- HS đọc ND SGK và kết hợp kiến thức đã học phân tích mối quan hệ giữa địa chất và địa hình ?
- H 43.1 tìm những đỉnh núi cao trên 2000 m ( đọc tên, độ cao ), các cao nguyên ba dan.
- Bđ TNVN, so sánh 2 đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ ?
- Gợi ý: nối nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải cho phù hợp với tính chất của đồng bằng .


1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí : từ dãy Bạch Mã đến mũi Cà Mau.
- Gồm : Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm có mùa khô sâu sắc
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm có mùa khô sâu sắc
- Nhiệt độ trung bình năm cao, vượt 250 c ở đồng bằng và trên 210 c ở vùng núi, biên độ nhiệt từ 3 ( 70 c.
- Chế độ mưa : 2 mùa, mùa mưa và mùa khô sâu sắc, không đồng nhất
+ Duyên hải NTB mùa mưa từ t 10 ( t 11
+ Tây Nguyên , Nam Bộ mùa mưa từ t 5 đến t 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm.
3. Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn
- Địa hình chia thành 3 khu vực :
+ Khu vực núi và cao nguyên Trường Sơn Nam hùng vĩ với cac cao nguyên xếp tầng mặt phủ ba dan.
+ Khu vực đồng bằng chân núi ven biển NTB nhỏ hẹp, nhiều đầm, phá, vũng, vịnh.
+ Khu vực đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

Đồng bằng
Các đặc điểm

a) Châu thổ s. Hồng
b) Châu thổ s. Cửu Long

1. có hệ thống đê lớn ngăn lũ
2. có nhiều ô trũng nhân tạo
3. có nhiều cồn cát ven biển
4. có mùa khô sâu sắc
5. có chế độ nhiệt ít biến động
6. có mùa đông lạnh giá
7. có nhiều bão
8. có diện tích phù sa mặn, phèn, chua
9. có lũ lụt hàng năm

- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- GV chuẩn xác
A : 1,2,6,7
B: 3,4,5,8,9
HĐ 4: 9’
- HS đọc ND SGK
- Chứng minh sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên ?
- Giải thích tại sao đây là vùng chuyên canh về lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quả ?
- Nhận xét để thấy tài nguyên trong miền dễ khai thác, chú ý đến địa hình, đường giao thông thủy, bộ và các tài nguyên phần lớn có ngay trên mặt đất.

- Cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra ?


- Chú ý đến những vấn đề khai thác tài nguyên và bảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thi Oanh
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)