Tiết 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Tân | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Tiết 5 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:


Bài 3: Tiết 5:
Tuần dạy: 3


1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được các ứng dụng của một máy tính trong thực tế và biết sử dụng máy tính vào những công việc gì.
1.2 Kỷ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát và suy luận.
1.3 Thái độ: Giáo dục học sinh thấy được tính thực tiễn của bài học.
2. TRỌNG TÂM:
Khả năng của máy tính và sử dụng máy tính để làm gì?
3.CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên: Nghiên cứu tìm ra các ví dụ trong thực tế có liên quan đến nội dung bài dạy để bổ sung vào bài soạn nhằm làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng và sinh động cho tiết học.
3.2 Học sinh: Xem trước nội dung bài học và tìm thêm các ví dụ trong thực tế liên quan
4. TIẾN TRÌNH
4.1) Ổn định:
( Giới thiệu giáo viên dự (nếu có) và kiểm diện sĩ số học sinh:
( Chào giáo viên và báo cáo tình hình lớp
4.2) Kiểm tra bài cũ:
( Gọi HS 1 lên KTBC với nội dung sau:
( Em hãy cho biết để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn như thế nào.
( Những thông tin mà con người lưu giữ trong máy tính gọi là gì.
( Hãy cho một ví dụ về việc con người lưu giữ thông tin trong máy tính
( Trả lời như đã học ở tiết 3 và tiết 4
( Gọi HS lớp nhận xét
GV chính xác hóa câu trả lời (nếu có sai sót) sau đó chấm điểm cho HS.
4.3) Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC

 Hoạt động 1 Một số khả năng của máy tính
( Gọi HS lần lượt đọc ở SGK trang 9 và 10, ở mỗi phần giáo viên diển giảng thêm cho HS hiểu:
a) Khả năng tính toán nhanh:
Để thực hiện “bằng tay” phép nhân hai số có một trăm chữ số khác nhau ta phải mất hàng giờ. Chỉ riêng việc viết một số có một trăm chữ số ra giấy em đã có thể mất hàng phút! Các máy tính ngày nay có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây, do vậy có thể kết quả của phép nhân trên chỉ trong chốc lát.

b) Tính toán với độ chính xác cao:
Số Pi là một hằng số được định nghĩa như là tỉ số giữa chu vi đường tròn bất kì với đường kính của nó. Đây là một con số đặc biệt và hấp dẫn tới mức để ghi nhận sự kiện vào năm 1609 Ludolph van Ceulen tính được số Pi với 35 chữ số sau dấu chấm thập phân, sau khi ông qua đời, người ta khắc số này lên bia mộ của ông. Các máy tính hiện đại đã cho phép không chỉ nhanh hơn mà còn với độ chính xác cao hơn gấp nhiều lần! Nhờ sự trợ giúp của máy tính đện tử, tháng 2 năm 1999, Colin Percivan đã tính được số Pi với bốn mươi nghìn tỉ chữ số sau dấu chấp thập phân và ngày 11 tháng 9 năm 2000, người ta đã tìm ra chữ số thứ một triệu tỉ sau dấu chấm thập phân của số Pi là số 0.
c) Khả năng lưu trữ lớn:
Các thiết bị nhớ của máy tính có thể trở thành một kho lưu trữ thông tin khổng lồ. Em có thể hình dung điều đó nếu biết rằng bộ nhớ của một máy tính cá nhân thông thường có thể cho phép lưu trữ vài chụ triệu trang sách, tương đương với 100000 cuốn sách khác nhau!
d) Khả năng “làm việc” không mệt mỏi:
Máy tính có thể làm việc không nghỉ triong một thời gian dài. Không phải thiết bị hay công cụ lao động nào của con người cũng có thể làm việc liên tục như thế.
Ngoài các khả năng nói trên, máy tính ngày nay, nhất là máy tính cá nhân có hình thức ngày càng gọn, nhẹ, giá thành ngày càng hạ… Những yếu tố ấy làm cho việc sử dụng máy tính ngày càng trở nên phổ biến. Máy tính thật sự dã trở thành người bạn thân quen của nhiều người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
( Cho học sinh ghi lại các ý cơ bản.
Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
( Cho học sinh lần lượt đọc từng ý trong Sgk/11 và 12 sau đó giáo viên diễn giảng thêm cho học sinh:
Thực hiện các tính toán
Tự động hóa các công việc văn phòng
Hỗ trợ các công tác quản lí
Công cụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Tân
Dung lượng: 9,70KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)