Tiết 43: Từ đồng âm ( soạn)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hải Yến | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tiết 43: Từ đồng âm ( soạn) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


Trường THCS Đồng Nguyên
Giáo viên : Nguyễn Thị Hải Yến
Ngày soạn: 10/11/2013
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7



TIẾT 43




I/Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Nắm được khái niệm từ đồng âm.
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết.
Lưu ý: HS đã học về từ đồng âm ở tiểu học.
2.Kĩ năng
-Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
-Đặt câu phân từ đồng âm
-Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm
II/- Chuẩn bị.
GV :Giáo án , SGV , STK .
HS : Học bài & soạn bài .
III/- Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ :
Tìm từ trái nghĩa trong các câu sau :
1/ Thà chết vinh hơn sống nhục.
( Tục ngữ )
2/ Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.
( Nguyễn Du )
3/ Dân ta gan dạ, anh hùng
Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn.
( Tố Hữu )
Đáp án :
1/ chết > < sống
vinh > < nhục.
2/ ngoài > < trong
cười > < khóc
3/ trẻ > < già
Căn cứ vào đâu em xác định các cặp từ trên là từ trái nghĩa?
3.Bài mới.: Gv giới thiệu bài
Trong khi nói và viết có những từ tuy phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau vậy những từ có nghĩa khác nhau là từ loại gì và nó sử dụng như thế nào , bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từ loại này .


Hoạt động của GV&HS


Nội dung

Hoạt động 1: tìm hiểu thế nào là từ đồng âm.
GV gọi học sinh đọc 2 câu văn mục I SGK trang 135, sau đó trả lời các câu hỏi sau :
? Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau?
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
HS:
- Lồng 1 : chỉ hành động của con ngựa bỗng nhảy chồm lên.
- Lồng 2 : chỉ một vật dụng bằng tre, nứa hay kim loại, dùng để nhốt vật nuôi như chim, gà, vịt,…
Xác định từ loại cho mỗi từ ‘lồng’
HS trả lời , gv nhận xét
Qua việc tìm hiểu nghĩa của từ ‘lồng’ em thấy hai từ ‘lồng’ này có điểm gì giống và khác nhau?
HS: hai từ lồng này giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
Gv : trường hợp 1 từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau thì nghĩa của chúng khác xa nhau , không liên quan đến nhau -> Người ta gọi là từ đồng âm
Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm ?
Bài tập : lấy một số ví dụ khác về từ đồng âm ( Kiến bò đĩa thịt bò, ruồi đậu mâm xôi đậu)
Bài tập nhanh: Từ “chân” trong hai câu sau có phải từ đồng âm không? vi` sao?
Nam bị ngã nên đau chân.(1)
Cái bàn này chân bị gãy rồi.(2)
Không phải từ đồng âm vi` chúng có một nét nghĩa chung làm cơ sở: “bộ phận dới cùng”.
Chân1:bộ phận dới cùng của cơ thể ,dùng để đi đứng.
Chân2:bộ phận dới cùng của bàn, có tác dụng đỡ cho các vật khác.
chan

Qua hai ví dụ trên , hãy so sánh điểm giống và khác nhau của từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
Giống nhau : Một hình thức âm thanh biểu thị nhiều nghĩa
Khác nhau :
- Từ nhiều nghĩa : Đó là các nghĩa của một từ.Các nghĩa đó có mối liên quan với nhau
- Từ đồng âm : Đó là các nghĩa của nhiều từ. Các nghĩa đó không có mối liên quan với nhau

Chuyển ý : từ đồng âm nếu vận dụng khéo léo thì rất thú vị và có ý nghĩa . Nhưng cần sử dụng sao để phát huy tác dụng tránh gây hiểu lầm do từ đồng âm mang lại thì chúng ta tiếp tục tìm hiểu qua phần 2
Hoạt động 2 : Học sinh tìm hiểu cách sử dụng
Xét VD1: quay lại ví dụ ban đầu

Nhắc lại : Căn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hải Yến
Dung lượng: 89,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)