Tiết 3: Thông tin và biểu diễn thông tin
Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Chẳng |
Ngày 14/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Tiết 3: Thông tin và biểu diễn thông tin thuộc Tin học 6
Nội dung tài liệu:
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được những dạng cơ bản của thông tin, hiểu được thế nào là biểu diễn thông tin.
2. Kĩ năng: Phát hiện và lấy ví dụ minh họa những dạng thông tin cơ bản.
3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Gv : Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
Hs : Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
Gv đặt vấn đề, HS giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp.
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: (1’)
6A :………………………………………………………………………………………………………………………….
6B :………………………………………………………………………………………………………………………….
6C :....................................................................................................
6D:.....................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (9’)
Câu 1: Thông tin là gì?
Câu 2: Hoạt động thông tin của con người những hoạt động nào? Hoạt động nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3: Hoạt động thông tin con người tiến hành nhờ đâu?. Các giác quan dùng để làm gì? Bộ não dùng để làm gì? .Nêu một số công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua những hạn chế của bộ não và các giác quan?.
Trả lời:
1) Thông tin là tất cả hiểu biết của con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
2) Các hoạt động thông tin của con người là: tiếp nhận, xử lí, lưu trữ. Hoạt động xử lí là quan trọng nhất vì nó đêm lại sự hiểu biết cho con người.
3) Hoạt động thông tin tiến hành nhờ bộ não và các giác quan. Bộ não để lưu trữ, xử lí, và trao đổi thông tin, các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin. Các công cụ hỗ trợ con người là: Chiếc cân để giúp phân biệt trọng lượng, nhiệt kế để đo nhiệt độ, la bàn để định hướng,…
Gv: Nhận xét, chấm điểm
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu các dạng thông tin cơ bản.
Cho Hs cho trò chơi “tam sao thất bản”.
GV: Thông tin mà bạn A truyền cho bạn B bằng cách nào? B tiếp nhận thông bằng giác quan nào?
GV: Như vậy đó là thông tin ở dạng gì?
GV: Thông tin mà bạn B truyền cho bạn C bằng cách nào?.Bạn C tiếp nhận thông tin qua giác quan nào?
GV: Như vậy đó là thông tin ở dạng gì.
GV: Thông tin mà bạn A nhận được ở dạng gì?
GV: Như vậy đó là thông tin ở dạng gì.
GV: Kết luận: Thông tin xung quanh em hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ nói đến các dạng thông tin cơ bản. Đó là: Văn bản, âm thanh, hình ảnh.
GV: Yêu cầu 1 HS nhắc lại các dạng thông tin cơ bản.
GV: Thuyết trình về các dạng thông tin cơ bản.
? Hãy nêu các ví dụ đối với từng dạng thông tin cơ bản?
Ngoài các dạng thông tin cơ bản trên thì ta còn có các dạng thông khác như: (mùi, vị, cảm giác (nóng, lạnh,..), vui buồn, hình ảnh động, hình ảnh động kết hợp âm thanh ( phim ảnh).
Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu về biểu diễn thông tin.
GV: Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái riêng của mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản.
- Thông tin xung quanh em hết sức đa dạng và phong phú.
- Để đưa một thông tin đến cho mọi thì phải biểu diễn thông tin dưới dạng cụ thể nào đó. Ví để tính toán ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí tự toán học.
Các nốt nhạc dùng để biểu diễn bản nhạc cu thể. Công việc đó gọi là biểu diễn thông tin.
GV: Vậy thế nào là biểu diễn thông tin?
Yêu cầu 1 Hs nhắc lại câu trả lời.
GV: Như thầy đã từng giới thiệu với các em thông tin rất đa dạng ngoài ba dạng cơ bản mà chúng ta đã học còn có rất nhiều những dạng khác. Ví dụ người nguyên thủy đã sử dụng những viên đá để tính số lượng thú rừng họ săn bắn được. Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau: Để ta một buổi sáng đẹp trời, họa sĩ: vẽ tranh, nhạc sĩ diễn đạt cảm xúc dưới dạng một bản nhạc, nhà thơ: sáng tác một bài thơ.
GV: Yêu cầu Hs hãy nêu một ví dụ khác?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thu Chẳng
Dung lượng: 67,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)