Tiet 3 ly 6
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Nga |
Ngày 05/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: tiet 3 ly 6 thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
Tiết:
3
Ngày giảng:
07/09/2012
Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Biết sử dụng dụng cụ đo.
+ Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
2. Kỹ năng:
+ Rèn kỷ năng đo thể tích vật rắn không thấm nước
3. Thái độ:
+ Rèn tính trung thực tỉ mỉ, thận trọng trong khi đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
II. CHUẨN BỊ:
+ Mỗi nhóm:
Một số vật rắn không thấm nước (đá, sỏi, đinh ốc…).
Bình chia độ và dây buộc.
Bình tràn (hoặc bát, đĩa). Bình chứa.
Kẻ sẵn bảng 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
+ Để đo thể tích của chất lỏng em dùng dụng cụ nào ? Nêu phương pháp đo thể tích chất lỏng.
+ Yêu cầu HS chữa bài 3.2 ; 3.5 SBT.
- GV:Đặt vấn đề như trong SGK:
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10/
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm như hình 4.2 SGK, trả lời các câu hỏi.
- Có hiện tượng gì xảy ra với nước ở trong bình khi nhúng hòn đá chìm dần vào nước đến khi chìm hẳn trong nước.
- Thể tích của hòn đá bằng thể tích phần nào của nước.
GV: Yêu cầu HS ghi kết quả vào phiếu học tập.
QV: Yêu cầu HS quan sát hình 4.3 SGK để trả lời C2. Cần phải chỉ ra các động tác phải làm để thực hiện phép đo.
+ Gợi ý:
- Thể tích của vật bằng thể tích phần nào của nước. (Thể tích của vật bằng thể tích lượng chất lỏng tràn ra).
I. Cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
1. Dùng bình chia độ.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm rồi thảo luận trung ở lớp.
HS: Tiến hành đo và ghi kết quả.
C1: Đo thể tích ban đầu (V1 = 150cm3). Thả hòn đá vào bình chia độ đo thể tích nước dâng lên trong bình(200cm3). Thể tích hòn đá bằng V = V2 –V1 = 200 – 150 = 50 cm3.
2. Dùng bình tràn.
HS: Nghiên cứu hình vẽ 4.3 SGK thảo luận nhóm về trình tự các động tác cần thực hiện.
+ Đổ nước đầy bình tràn. Đặt cốc dưới vòi bình tràn.
+ Nhúng vật chìm trong nước ở bình tràn.
+ Hứng lượng nước tràn ra.
+ Đổ lượng nước tràn ra vào bình chia độ để đo thể tích.
8’
Hoạt động 2: Rút ra kết luận về hai cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
GV: Yêu cầu HS trả lời C3, tìm từ thích hợp để hoàn thành câu kết luận.
3. Kết luận ;
HS: Làm viêc cá nhân hoàn thành câu kết luận.
- Một HS đọc to trước lớp, HS khác bổ sung.
C3: (1) Thả chìm (2) dâng lên
(3) Thả (4) Tràn ra
10/
Hoạt động 3: Thực hành đo thể tích của vật rắn bằng phương pháp bình tràn.
GV: Yêu cầu HS thảo luận tiến hành đo theo các bước ở trên.
GV: Quan sát HS đo và hướng dẫn cách đo cho HS.
- Yêu cầu HS đo ba lần một vật.
4. Thực hành.
HS: Hoạt động theo nhóm để:
+ Lập ra kế hoạch đo thể tích, cần dụng cụ gì?
+ Cách đo vật thả vào bình chia độ.
+ Cách đo vật không thả vào được bình chia độ.
+ Tiến hành đo và điền vào bảng 4.1.
+ Tính giá trị trung bình.
.
7/
Hoạt động 5: Vận dụng
GV: Hướng dẫn HS thảo luận về những điều cần chú ý để thực hiện phép đo được chính xác (Như: những động tác nào có thể làm cho lượng nước đổ vào bình chia độ không bằng thể tích của vật ?).
GV: Hướng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Nga
Dung lượng: 25,96KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)