Tiết 2: Thông tin và tin học

Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Chẳng | Ngày 14/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: tiết 2: Thông tin và tin học thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:



CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- vì sao máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Có khái niệm ban đầu về tin học và nắm được nhiệm vụ chính của tin học.
2. Kĩ năng: Biết lấy các ví dụ thực tế về hoạt đông thông tin và phân tích được các hoạt động này.
3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Gv : Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh minh họa.
Hs : Vở ghi, sách giáo khoa.
III. Phương pháp:
Gv đặt vấn đề, HS giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp.
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
a) Thông tin là gì?
b) Hoạt đông thông tin của con người. Trình bày mô hình quá trình xử lý thông tin.
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG

Hoạt động 1: (28’) Tìm hiểu thông tin và tin học
? Hoạt động tiếp nhận, lưu trữ, xử lí thông tin của con người tiến hành được là nhờ vào đâu.


? Các giác quan giúp con người như thế nào?
? Bộ não có chức năng gì trong hoạt động thông tin của con người?


Con người tiếp nhân thông qua 2 cách: tiếp nhận một cách vô thức hay tiếp nhận một cách có ý thức. Ví dụ như khi thức dạy nhìn qua khe cửa ta thấy ánh nắng chiếu vào và nghĩ trời hôm nay nắng, không mưa (tiếp nhận vô thức); một bạn khác chủ động tìm hiểu thông tin: tối giành ít thời gian xem chương trình dự báo thời tiết biết được ngày mai buổi sáng trời nắng nhưng chiều có mưa nên khi đi học vào buổi chiều bạn chủ đông đêm theo áo mưa,...chủ động đọc sách để biết thêm kiến thức,...
? Hãy nêu những hạn chế các giác quan của bộ não.
GV: Lấy một vài ví dụ
Tuy nhiên hoạt động của các giác quan và bộ não con người trong hoạt động thông tin chỉ có hạn, không thể nhìn những vật quá xa hay những vật quá nhỏ. Chính vì thế con người không ngừng sáng tạo ra những vật dụng giúp mình nhìn được những vật ở rất xa hay những vật rất nhỏ...--> máy tính điện tử ra đời chính là để hỗ trợ công việc tính toán của con người?
Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học phát triển mạnh mẽ.
? Nêu nhiệm vụ chính của tin học
Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học càng phát triển.
Yêu cầu một số HS nhắc lại bài
+ GV: Cho HS ghi bài.



HS: Nhờ các giác quan (tiếp nhận): thính giác, khưu giác, vị giác, xúc giác, thị giác và bộ não (lưu trữ và xử lí)
Các giác quan giúp con người tiếp nhận thông tin
Bộ não giúp con người xử lí, biến đổi, lưu trữ thông tin thu nhận được, và truyền thông tin qua các hoạt động, lời nói, biểu cảm
HS: lắng nghe













Không thể nhìn những vật quá xa hay những vật quá bé, không thể tính toán nhanh với bài toán nhiều chữ số.












Nghiên cứu các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.

Một số HS nhắc lại bài.
Ghi bài vào vở.
3. Hoạt động thông tin và tin học

- Hoạt động thông tin của con người được tiến hành là nhờ các giác quan và bộ nảo.





















- Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ nảo con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn.












- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử
* Ghi nhớ: SGK trang 5

Hoạt động3: CỦNG CỐ – BÀI TẬP (4 phút)

 Hướng đẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tin học là gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu 2, 3, 4, 5
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
GV: nhận xét
GV: gọi HS đọc bài đọc thêm 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thu Chẳng
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)