TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Chia sẻ bởi Ngô Minh Khang | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU

Từ ngày thành lập nước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định về sự nghiệp Giáo dục trong nhiều văn kiện: “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”.
Trong 05 năm trở lại đây, Chính phủ và Lãnh đạo ngành Giáo dục cũng xác định mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục với chủ đề: “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích”.
Là một Giáo viên mới vào nghề, chấp hành sự phân công của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện Ea H’Leo, sự tiếp nhận của Ban Giám hiệu Trường Trung học cơ sở (THCS) Lê Quý Đôn, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk, tôi nhận công tác giảng dạy tại trường từ tháng 11 năm 2007 cho đến nay.
Được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu Trường THCS Lê Quý Đôn và các bạn đồng nghiệp đã giúp tôi yên tâm công tác và thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này ngoài sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu Nhà trường, một phần không nhỏ là sự giúp đỡ của tập thể giáo viên và học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn trong 02 năm học qua.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, do phạm vi nghiên cứu và thời gian còn hạn hẹp, nên không tránh khỏi một số điểm còn hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự cổ vũ, động viên cùng những lời góp ý chân thành từ các cấp lãnh đạo cũng như các bạn đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này ngày một hoàn thiện và sử dụng rộng rãi hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong trường. Xin chân thành cảm ơn!




PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Nghiên cứu khoa học giáo dục là nhiệm vụ của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời là con đường tốt nhất để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm của những người làm công tác giáo dục. Mặt khác nghiên cứu khoa học giáo dục giúp người giáo viên phát hiện ra những hiện tượng, sự việc có tính quy luật, chân lý trong hiện thực khách quan.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH Trung ương Đảng khóa VII về Chiến lược phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, để phục vụ và xây dựng sự nghiệp Giáo dục đòi hỏi con người phải có trí thức, có cả đức và tài.
Nghị quyết số: 40/2000/QH10 của Quốc hội và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy và học.
Thông tư số: 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 01/4/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
Chỉ thị số: 29/CT, của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ CNTT đã tác động rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của nhân loại. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và CNTT, Truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó, nên Nhà nước ta đã đưa môn Tin học vào giảng dạy trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học, học sinh đã được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp học tiếp theo.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và phát huy trách nhiệm công dân, lao động , tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Giáo dục Trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của bậc giáo dục tiểu học.
2. Cơ sở tâm lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Minh Khang
Dung lượng: 30,59KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)