Tiếp cận Thơ Đường

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Vũ | Ngày 11/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tiếp cận Thơ Đường thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o t©n yªn
Tr­êng THCS Đại Hóa
















Chuyªn ®Ò
Ph­¬ng ph¸p tiÕp cËn th¬ §­êng
trong ch­¬ng tr×nh Ng÷ v¨n 7- THCS

Hä vµ tªn:
GV tæ Khoa häc x· héi

















Th¸ng 2 n¨m 2012

më ®Çu

I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói bộ phận văn học nước ngoài nói chung và thơ Đường nói riêng ở trường phổ thông là một mảng khó dạy đối với giáo viên, càng khó hơn với giáo viên dạy Văn ở THCS vì đa số họ được đào tạo theo chương trình của hệ cao đẳng, những kiến thức chuyên sâu cũng bị lược bớt phần nào. Người giáo viên dạy văn ở trường phổ thông lại phải đảm đương tất cả các mảng từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài, chưa kể họ còn phải tham gia vào các hoạt động giáo dục khác nên vô cùng khó khăn, lúng túng trong việc nắm bắt thật sâu kiến thức và phương pháp để bài giảng ngày càng hấp dẫn đặc biệt là mảng kiến thâm thúy và nhiều nội tâm như thơ Đường. Trong khi đó ở trường Đại học việc giảng dạy được chuyên môn hoá cao độ, mỗi người chỉ phụ trách mỗi nền văn học, thậm chí là một giai đoạn của chương trình nên giảng viên có điều kiện hiểu sâu, hiểu toàn diện nội dung và cả các vấn đề liên quan do đó mà bài giảng được trọng tâm và tinh luyện. Các vấn đề chuyên môn trở nên đễ dàng hơn.
Ở một phương diện khác ta thấy thơ Đường là thành tựu tiêu biểu nhất của văn học Trung Quốc . Mọi phương diện của nó đều đạt đến trình độ cổ điển. Nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức thơ hoàn mỹ, ý tình gói gém sâu xa. Giảng dạy tốt mảng thơ này cũng là góp phần truyền tải tới học sinh một thành tựu ưu tú của thơ ca nhân loại. Tuy nhiên thơ Đường với rào cản về ngôn ngữ và tư duy nghệ thuật, sự chuyên chế của khoảng cách đã khiến giáo viên hiểu thơ Đường một cách thấu đáo đã là một việc khó chưa nói đến việc giảng dạy thế nào cho hay, cho học sinh cảm thụ được. Và vì thế vấn đề tiếp nhận đặt ra không chỉ với giáo viên mà còn với cả đối tượng tiếp nhận là học sinh phổ thông- đặc biệt là học sinh lớp 7- THCS.
Từ những lí do trên người viết chọn nghiên cứu vấn đề Phương pháp tiếp cận thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 7- THCS để phần nào giúp đồng nghiệp và các em đỡ nhọc nhằn hơn trong việc hoàn thiện con đường học vấn của mình.
II- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

III- MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
* Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nhằm cung cấp cho giáo viên Ngữ văn THCS và HS lớp 7- THCS có cái nhìn khái nhất về giá trị nội dung nghệ thuật thơ Đường, đặc biệt là đặc trưng thi pháp thể loại, từ đó nắm được những căn cứ khám phá thế giới nghệ thuật một bài thơ Đường.
* Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thơ Đường.
* Phạm vi nghiên cứu
- Các bài thơ Đường trong chương trình ngữ văn 7- THCS
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, ...
V- ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất một hướng tiếp cận thơ Đường phù hợp với trình độ, điều kiện giảng dạy và học tập của giáo viên Văn THCS huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

***

Néi dung

I- VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG
1- Về vị trí
- Thơ Đường là thơ sinh ra trong thời đại nhà Đường (618-917). Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và của nhân loại. Có thể nói trong văn chương nói chung và thơ ca nói riêng thể loại thơ Đường có sức sống mãnh liệt nhất. Một trong những lý do làm nên sức sống mãnh liệt đó là sự tinh diệu trong nghệ thuật. Nguyên do khác là tư duy Trung Quốc ở thời đại hoàng kim của xã hội phong kiến (nhà Đường) có sự hội nhập của ba dòng tư tưởng, ba kiểu tư duy tiêu biểu của phương Đông là Nho, Phật, Lão. Sự hội nhập này là một quá trình biện chứng. Nó dung hội ưu điểm của ba dòng tư tưởng: tính thực tiễn và duy lý của Nho gia, tính chất huyền diệu, vô vi của Đạo gia, tính chất từ bi và siêu thế của Phật giáo; đồng thời nó cũng chế ước lẫn nhau, không có một kiểu tư duy nào độc chiếm ưu thế (mặc dù Nho được ủng hộ bởi triều đình), khiến cho tư duy Trung Quốc thời này đã đạt được một sự quân bình. Nó hướng tới cái cao siêu nhưng không hề viển vông, nó hợp lý và thực tiễn nhưng không dung tục tầm thường; Nó tìm được sự dung hoà trong những quan hệ thống nhất, tương giao để đạt đến sự hoà diệu. Vì thế
Thơ Đường với những kết tinh ưu tú về cả hình thức, nội dung, tư duy nghệ thuật đã vượt thời gian để tồn tại và chắc chắn còn tiến xa hơn nữa về tương lai.

2- Đặc điểm nội dung
Nội dung của thơ Đường rất phong phú khó có thể trình bày đầy đủ trong một bài giới thiệu ngắn. Tuy nhiên ta cũng có thể khái quát nội dung đó trên một số phương diện:
- Các sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn tích cực (các sáng tác của Lí Bạch là tiêu biểu)
- Các sáng tác theo khuynh hướng hiện thực sâu sắc (Đỗ Phủ là người mở đầu)
- Các sáng tác theo khuynh hướng sơn thủy điền viên (Vương Bột, Mạnh Hạo Nhiên đã đưa thơ sơn thủy TQ lên đến đỉnh cao của tình yêu thiên nhiên, khát vọng hòa hợp với thiên nhiên.)
- Các sáng tác của phái biên tái (Cao Thích, Sầm Tham) phản đối chiến tranh, khát vọng hòa bình.
3- Đặc điểm hình thức
Các nhà thơ Đường sử dụng hai thể thơ chính là cổ thể (gồm cổ phong và nhạc phủ) , cận thể (thơ luật và tuyệt cú). Ở nước ta, thơ cận thể được gọi là thơ Đường và đương nhiên nói đến thơ Đường ai cũng mặc nhiên hiểu là thơ Đường luật. Thơ cổ thể không hạn định số câu số chữ, không phải tuân thủ niêm luật, đối ngẫu, cách gieo vần, do đó có khả năng biểu hiện được nhiều sắc thái tình cảm phong phú , mạnh mẽ cũng như phản ánh được hiện thực đầy biến động . (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ thuộc dạng này). Chuyên đề này xin chỉ đề cập đến đặc điểm của thơ cận thể- thơ Đường luật. Và cũng chỉ trình bày sơ lược nhất.
Thơ Đường luật gồm thơ luật (bài thơ 8 câu) và tuyệt cú (bài thơ 4 câu) trong đó thơ luật là thể tiêu biểu.
a- Kết cấu:
Kết cấu của một bài thơ Đường luật gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau theo nguyên lí cân bằng âm dương... Biểu hiện hình thức của nó là sự tuân thủ chặt chẽ niêm, luật, vần, đối.
* Niêm (dán): Sự gắn kết theo tuyến dọc. Mỗi cặp câu chắn- lẻ liền kề tạo thành một liên thơ, chúng gắn kết với nhau về nghĩa và phải đối lập nhau về âm thanh . Các liên thơ được dán với nhau ở vị trí của tiếng 2, 4, 6 và liên hoàn giữa các câu 2- 3, 4-5, 6-7, 8-1. Nghĩa là các cặp câu này cùng thanh điệu.
* Luật: Sự gắn kết theo tuyến ngang. Trong một dòng thơ chữ thứ 4 bao giờ cũng khác thanh điệu với chữ thứ 2 và thứ 6 – “nhị, tứ, lục phân minh” . (Nguyên tắc phối thanh này cũng là một biểu hiện của sự cân bằng âm dương). Trong một bài thơ số lượng thanh bằng và thanh trắc bao giờ cũng bằng nhau; cứ cách 3 câu vị trí bằng trắc lại được lặp lại hoàn toàn tạo sự luân hồi của bằng- trắc và nhất là yêu cầu câu cuối phải “niêm” dính với câu đầu (về phương diện phối thanh câu 8 giống hệt câu 1) khiến bài thơ được dán lại thành một vòng tròn khép kín.
* Vần: Được gieo ở tiếng thứ 7 của các dòng 1, 2, 4, 6, 8 và thường gieo vần bằng.
Phù bình (thanh ngang)- cảm xúc vui
Trầm bình (thanh huyền) – cảm xúc buồn
* Đối: Là sự khác biệt giữa các yếu tố trong cùng hệ thống nhưng đảm bảo nguyên tắc khác hình thể nhưng thống nhất về mục đích ý nghĩa. Vì vậy mà chính đối(ý nghĩa của hai câu tương hợp) hay phản đối (ý nghĩa của 2 câu tương phản) thì chúng đều thể hiện đắc lực cho sự tương giao giữa ngoại cảnh và nội tâm. Trong bài luật thi đối bắt buộc ở liên 2 và liên 3.

Mô hình:
Câuchữ

1
2
3
4
5
6
7

Liên I
1

-

+

-
Vần


2

+

-

+
Vần

Liên II
(Đối)
3

+

-

+



4

-

+

-
Vần

Liên III
(Đối)
5

-

+

-



6

+

-

+
Vần

Liên IV
7

+

-

+



8

-

+

-
Vần


 

* Tuyệt cú là bài thơ luật bị cắt đi một nửa, chỉ còn bốn câu vì vậy cũng gọi là tứ tuyệt. Người ta có thể cắt liên 1 và liên 4 ghép lại thành 1 bài (cách này được dùng nhiều). Cũng có thể là hai liên đầu, hoặc hai liên sau, hoặc liên 2 và liên 3.
Cũng vì vậy mà bài tuyệt cú có những đặc điểm riêng dù vẫn tuân thủ vần luật của luật thi.

b-Ngôn ngữ thơ hàm súc, câu thơ tỉnh lược tối đa.
- Vì số lượng chữ trong một bài thơ Đường rất ít nên việc lựa chọn từ ngữ thơ rất cẩn thận. Nó khái quát, cô đọng, hàm xúc, tinh luyện đến mức giản dị. (Do vậy khi phân tích thơ Đường đừng vì thấy sự giản dị cuả ngôn ngữ mà xem thường rồi bỏ qua. Sự độc đáo của thơ Đường chính là ở sự giản dị đến mức gần như trong suốt ấy). Câu trong thơ Đường cũng được tỉnh lược tối đa, kết cấu lỏng lẻo để gợi trường liên tưởng mạnh mẽ theo kiểu ý tại ngôn ngoại.
VD: Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
(Trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời
Khách nằm ngủ trước cảnh buồn của đèn chài và lùm cây phong bên sông)
(PHONG KIỀU DẠ BẠC - Trương Kế)
- Những hình ảnh rời rạc: trăng xế, quạ kêu, sương đầy trời, cây phong bên sông, ánh lửa thuyền chài... nhưng âm vận, thanh điệu, đối một cách tề chỉnh làm chúng lại ôm lấy nhau và các hình ảnh rời rạc một cách có quy luật tạo một trường liên tưởng. Sương phủ đất trời tăm tối, trăng chiếu nhạt nhòa cùng ngọn lửa thuyền chài leo lét, muôn vật đang say giấc triền miên, khách trằn trọc một nỗi niềm ... Ta cảm giác những chữ như có ma lực gợi dẫn đến một thế giới mông lung của cảm thức, tạo một không khí liêu trai lành lạnh, một không gian đêm cô liêu, quạnh quẽ với những trạng huống tang thương.

c- Nghệ thuật thể hiện
Các nhà thơ Đường không chạy thẳng vào sự vật hiện tượng mà dựng lên các mối quan hệ. Chính các mối quan hệ này tạo các tứ thơ Đường. Vì vậy ta có thể nói đặc điểm cơ bản của nghệ thuật thơ Đường là tư duy quan hệ.
Biểu hiện của nó là: dùng cái này nói cái kia; lấy động tả tĩnh; dùng cảnh tả tình; lấy ánh sáng nói bóng tối, lấy cái hữu hạn nói cái vô cùng, lấy cái vô tình nói cái hữu tình; nói con trẻ cười- để thấy người già khóc... (đây cũng có thể coi là một thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thơ Đường)
Các hình ảnh trong thơ Đường tuân theo quan niệm của triết học âm dương phương Đông đó là trong âm có dương, trong dương có âm; đồng thời tuân theo quan niệm mĩ học của người TQ: không vẽ chi tiết mà chỉ chấm phá- nhưng những chấm phá này là chấm phá có quy luật chặt chẽ, có sự liên hệ phong phú với bên ngoài để tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Vũ
Dung lượng: 118,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)