Tích hợp hoạt động tạo hình vào dạy học TV + TOÁN ở TH
Chia sẻ bởi Nguyễn Phú Quốc |
Ngày 12/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Tích hợp hoạt động tạo hình vào dạy học TV + TOÁN ở TH thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
2.2.3.1. Tích hợp HĐTH với nội dung Học vần
Vẽ tranh:
- Bài 34: ui ưi (Tiếng Việt 1, tập một).
+ Chủ đề: Đồi núi.
+ Mục đích: Luyện cho học sinh nói trôi chảy về chủ đề “Đồi núi”
+ Phương tiện: Học sinh chuẩn bị giấy, bút chì, bút màu.
+ Cách tổ chức:
Chia lớp thành 4 nhóm (tổ).
Vẽ tranh về đề tài “Đồi núi”, trong 3 phút.
Yêu cầu học sinh chỉ cần vẽ được hình ảnh đồi núi và các hình ảnh liên quan, không nhất thiết phải tô màu.
Sau thời gian quy định 3 phút, GV chọn mỗi tổ 1 – 2 tranh để tổ chức cho học sinh luyện nói.
Gọi học sinh có tranh được chọn lần lượt lên bảng trình bày theo một số câu hỏi gợi ý sau:
1. Tranh của em vẽ những hình ảnh nào?
2. Ngoài hình ảnh đồi núi em còn vẽ thêm những hình ảnh nào?
3. Nội dung bức tranh của em muốn nói lên điều gì?
4. Em hãy đặt tên cho bức tranh của mình.
5. Em hãy nêu tên những sự vật trong tranh có vần ui hoặc vần ưi.
Những học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Học sinh nào có tranh được chọn, trình bày trôi chảy sẽ được nhận quà.
Kết luận rút ra:
Qua hoạt động tạo hình đơn giản học sinh nói được từ có vần vừa học và một số từ mới. Trong quá trình mô tả bức tranh thì học sinh đã nói được thành câu, có thể thành một đoạn văn ngắn. Như vậy, vốn ngôn ngữ của học sinh từng bước được phát triển một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
Nối điểm:
- Bài 66: uôm ươm (Tiếng Việt 1, tập một)
+ Chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
+ Mục đích: Học sinh biết phân biệt được ong, bướm, chim, cá cảnh và trình bày được những hiểu biết của mình về các con vật đó.
+ Phương tiện: Tranh về ong, bướm, chim, cá cảnh có các điểm nối.
+ Cách tổ chức:
Chia nhóm 4.
Phát cho mỗi nhóm 1 tranh, kích thước A4 hoặc A3.
Nêu yêu cầu: Nối các điểm theo thứ tự từ bé đến lớn trong vòng 1 phút. Nhóm nào nối nhanh được lên bảng trình bày trước.
GV chọn 4 tranh về 4 con vật (ong, bướm, chim, cá cảnh) và gọi đại diện của nhóm có tranh được chọn lên trình bày.
GV có thể dựa vào tranh để đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho phù hợp:
1. Bức tranh vẽ con gì?
2. Con ong thường thích gì? (thích hút mật ở hoa)
3. Con bướm thường thích gì? (thích hoa)
4. Em thích con gì nhất? Nhà em có nuôi chúng không?
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm nào nối nhanh, đẹp, trình bày trôi chảy, hay sẽ được nhận thưởng.
Kết luận rút ra:
Qua hoạt động nối điểm tạo hình đơn giản, học sinh đã nhận biết và phân biệt được ong, bướm, chim, cá cảnh. Và từ đó có những phát biểu tương đối chính xác về những con vật đó theo một số câu hỏi gợi ý của GV.
2.2.3.2. Tích hợp HĐTH theo chủ điểm Nhà trường
Ghép tranh
- Bài: Chuyện ở lớp (Tiếng Việt 1, tập hai).
+ Chủ đề: Kể với cha mẹ hôm nay ở lớp em đã ngoan như thế nào?
+ Mục đích: Luyện cho học sinh biết cách kể với cha mẹ những việc mình đã làm ở lớp một cách tự nhiên.
+ Phương tiện: Các mảnh ghép rời, 3 tờ giấy A3.
+ Cách tổ chức:
Chia lớp thành 3 nhóm.
Phát cho mỗi nhóm 6 mảnh ghép rời và 1 tờ giấy A3.
Yêu cầu: Sắp xếp 6 mảnh ghép rời thành 1 bức tranh và dán lên giấy A
Nhóm nào ghép nhanh, sẽ được lên bảng trình bày nội dung của bức tranh trước theo một số câu hỏi gợi ý sau:
1. Tranh vẽ gì?
2. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
3. Ở lớp em đã làm được việc gì ngoan?
4. Khi em làm được việc thầy (cô) đã khen em như thế nào?
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Nhóm nào ghép nhanh, đúng, đẹp và trình bày lưu loát sẽ thắng.
Kết luận rút ra:
Sau hoạt động ghép tranh, học sinh dần dần hình dung, nhớ lại những việc mình đã làm rất ngoan ở lớp. Từ đó biết cách dùng từ để nói thành câu, thành đoạn văn ngắn để trình bày nội dung của bức tranh trước lớp. Và khi về nhà các em biết cách kể lại với cha mẹ những việc mình làm ở lớp một cách tự nhiên.
2.2.3.4. Tích hợp HĐTH theo chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước
Tô màu:
- Bài: Ò...ó...o (Tiếng Việt 1, tập hai).
+ Chủ đề: Nói về các con vật em biết.
+ Mục đích: Giúp học sinh biết cách trình bày những hiểu biết của mình về một số con vật quen thuộc một cách lưu loát, trôi chảy và có trình tự.
+ Phương tiện: Hình ảnh các con vật chưa tô màu, kích cỡ A4.
+ Cách tiến hành:
Chia lớp thành 6 nhóm.
Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ con vật và chưa tô màu.
Yêu cầu các nhóm tô màu con vật trong tranh trong vòng 2 – 3 phút.
Nhóm nào tô nhanh sẽ được lên bảng trình bày.
Sau thời gian quy định 2 – 3 phút, GV gọi lần lượt các nhóm lên bảng trình bày nội dung bức tranh của mình.
Dựa vào từng bức tranh, GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý như sau:
1. Tranh vẽ con vật gì?
2. Con (gà trống, sư tử,...) có đặc điểm gì? (Mào, bộ lông,..).
3. Con vật ấy thường sống ở đâu?
4. Con vật ấy thường ăn gì?
5. Buổi sáng con gà trống thường làm gì?
6. Em có yêu con (lợn, gà trống,...) không? Vì sao?
7. Em đã làm gì để chăm sóc các con vật em yêu quý?
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Nhóm nào tô màu đẹp, trình bày lưu loát sẽ được nhận quà.
Kết luận rút ra:
Qua hoạt động tô màu, học sinh hình dung, nhớ lại được một số đặc điểm và những hoạt động quen thuộc của các con vật ấy. Từ đó trình bày những hiểu biết của mình về các con vật ấy bằng các câu văn hoặc đoạn văn ngắn.
Bài: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN (toán 1, trang 6)
+ Mục đích: Giúp học sinh bước đầu biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
+ Phương tiện:
. Giáo viên chuẩn bị trên giấy A3 hai nhóm hình
. Học sinh: Bút chì
+ Cách tiến hành:
. Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm có 4 bạn tham gia chơi.
. Nhiệm vụ của mỗi bạn là đếm số hoa có trong bình và vẽ ít hơn một bông hoa vào bình bên cạnh. Lần lượt từng bạn lên tham gia chơi. Thời gian là 5 phút.Sau thời gian 5 phút, đội nào vẽ đẹp, đúng theo yêu cầu thì sẽ chiến thắng.
. Kết thúc trò chơi: Cho học sinh nhắc lại số hoa có trong mỗi bình và quan hệ giữa các bông hoa ấy.
+ Kết luận rút ra: Qua trò chơi, giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật, thêm bớt đồ vật để có số lượng như yêu cầu.
Bài: LUYỆN TẬP (toán 1, trang 10)
+ Mục đích: Giúp học sinh củng cố, ôn tập lại những hình học đã được học. Rèn luyện kỹ năng xé (cắt) dán các hình đơn giản, kỹ năng sắp xếp, trình bày có bố cục, rõ ràng.
+ Phương tiện: Học sinh chuẩn bị giấy màu, bút chì, bút màu.
+ Cách tổ chức:
. Đưa ra chủ đề xé (cắt) dán và cho học sinh tiến hành xé (cắt) dán cá nhân.
. Nêu yêu cầu: Xé (cắt) các hình hình học mà em đã được học, sau đó dán thành một bức tranh hoàn chỉnh theo chủ đề đã đưa ra. Thời gian thực hiện là 20 phút.
. Giáo viên phải hướng dẫn, theo dõi học sinh thực hiện để giúp đỡ các em.
. Giáo viên chọn 2 – 3 tranh đã hoàn chỉnh để trình bày trước lớp.
. Gọi 2 – 3 học sinh có tranh được chọn lên trình bày nội dung bức tranh của mình.
Giáo viên định hướng cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi:
1. Trong tranh bạn đã xé (cắt) dán những hình nào mà em đã được học?
2. Có những hình rất lạ, bạn nào cho cả lớp biết đó là hình gì không? (nếu học sinh trả lời đúng thì biểu dương các em).
3. Em thích nhất bức tranh nào, vì sao?
+ Kết luận rút ra:
Qua hoạt động, học sinh đã được thực hành xé (cắt) các hình đơn giản, từ đó các em nhớ lâu hơn hình dạng của chúng, bước đầu hình thành ở các em những đặc điểm và tính chất của các hình đó, giúp học sinh nhận biết được các hình hình học trong đời sống hàng ngày.
+ Lưu ý: Tổ chức dưới hình thức hoạt động ngoại khóa.
Tranh cắt dán của em Trần Thanh Tùng – Lớp 1/1
Tranh xé dán của em Ngô Hảo Châu – Lớp 1/2
Tô màu:
Bài: SỐ 7 (toán 1, trang 28)
+ Mục đích: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 7, nhận biết số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
+ Phương tiện:
Giáo viên: Hình vẽ số 7 chưa tô màu, kích cỡ A4
Học sinh: Bút màu
+ Cách tiến hành:
Cho học sinh hoạt động theo nhóm đôi.
Dán hình vẽ số 7 chưa tô màu lên bảng (Hình 1a).
Nêu yêu cầu:
- Tô màu vàng ô có chữ ư, màu xanh ô có chữ u (Hình 1b).
- Nhóm nào tô màu đúng yêu cầu, đều, rõ, đẹp sẽ có thưởng.
- Thời gian tô màu là 3 phút.
Kết thúc trò chơi: Sau 3 phút giáo viên gõ hiệu lệnh kết thúc trò chơi. Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Ta có chữ số gì sau khi tô màu xong?
+ Kết luận rút ra:
Sau khi tô màu học sinh có biểu tượng chính xác về số 7.
Hình vẽ sử dụng cho bài học số 7:
Bài: CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5 (toán 1, trang 14)
+ Mục đích: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về các số 1, 2, 3, 4, 5. Phân biệt được các số 1, 2, 3, 4, 5.
+ Phương tiện:
Giáo viên: Hình vẽ chưa tô màu, kích cỡ A3
Học sinh: Bút màu
+ Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm
Dán 4 hình vẽ chưa tô màu lên bảng (Hình 2a)
Nêu yêu cầu:
- Tô màu theo số: số 1: nâu, số 2: vàng, số 3: xanh lá cây, số 4: xanh da trời, số 5: đỏ (Hình 2b).
- Thời gian tô là 5 phút.
- Nhóm nào tô màu đúng yêu cầu, nhanh và đẹp sẽ chiến thắng.
Kết thúc trò chơi: Sau 5 phút giáo viên tổng kết trò chơi và tìm ra đội chiến thắng.
+ Kết luận rút ra:
Trong quá trình tô màu các em phải nhận biết được các số 1, 2, 3, 4, 5 để thực hiện trò chơi.
Vẽ tranh:
- Bài 34: ui ưi (Tiếng Việt 1, tập một).
+ Chủ đề: Đồi núi.
+ Mục đích: Luyện cho học sinh nói trôi chảy về chủ đề “Đồi núi”
+ Phương tiện: Học sinh chuẩn bị giấy, bút chì, bút màu.
+ Cách tổ chức:
Chia lớp thành 4 nhóm (tổ).
Vẽ tranh về đề tài “Đồi núi”, trong 3 phút.
Yêu cầu học sinh chỉ cần vẽ được hình ảnh đồi núi và các hình ảnh liên quan, không nhất thiết phải tô màu.
Sau thời gian quy định 3 phút, GV chọn mỗi tổ 1 – 2 tranh để tổ chức cho học sinh luyện nói.
Gọi học sinh có tranh được chọn lần lượt lên bảng trình bày theo một số câu hỏi gợi ý sau:
1. Tranh của em vẽ những hình ảnh nào?
2. Ngoài hình ảnh đồi núi em còn vẽ thêm những hình ảnh nào?
3. Nội dung bức tranh của em muốn nói lên điều gì?
4. Em hãy đặt tên cho bức tranh của mình.
5. Em hãy nêu tên những sự vật trong tranh có vần ui hoặc vần ưi.
Những học sinh khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Học sinh nào có tranh được chọn, trình bày trôi chảy sẽ được nhận quà.
Kết luận rút ra:
Qua hoạt động tạo hình đơn giản học sinh nói được từ có vần vừa học và một số từ mới. Trong quá trình mô tả bức tranh thì học sinh đã nói được thành câu, có thể thành một đoạn văn ngắn. Như vậy, vốn ngôn ngữ của học sinh từng bước được phát triển một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.
Nối điểm:
- Bài 66: uôm ươm (Tiếng Việt 1, tập một)
+ Chủ đề: Ong, bướm, chim, cá cảnh.
+ Mục đích: Học sinh biết phân biệt được ong, bướm, chim, cá cảnh và trình bày được những hiểu biết của mình về các con vật đó.
+ Phương tiện: Tranh về ong, bướm, chim, cá cảnh có các điểm nối.
+ Cách tổ chức:
Chia nhóm 4.
Phát cho mỗi nhóm 1 tranh, kích thước A4 hoặc A3.
Nêu yêu cầu: Nối các điểm theo thứ tự từ bé đến lớn trong vòng 1 phút. Nhóm nào nối nhanh được lên bảng trình bày trước.
GV chọn 4 tranh về 4 con vật (ong, bướm, chim, cá cảnh) và gọi đại diện của nhóm có tranh được chọn lên trình bày.
GV có thể dựa vào tranh để đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho phù hợp:
1. Bức tranh vẽ con gì?
2. Con ong thường thích gì? (thích hút mật ở hoa)
3. Con bướm thường thích gì? (thích hoa)
4. Em thích con gì nhất? Nhà em có nuôi chúng không?
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm nào nối nhanh, đẹp, trình bày trôi chảy, hay sẽ được nhận thưởng.
Kết luận rút ra:
Qua hoạt động nối điểm tạo hình đơn giản, học sinh đã nhận biết và phân biệt được ong, bướm, chim, cá cảnh. Và từ đó có những phát biểu tương đối chính xác về những con vật đó theo một số câu hỏi gợi ý của GV.
2.2.3.2. Tích hợp HĐTH theo chủ điểm Nhà trường
Ghép tranh
- Bài: Chuyện ở lớp (Tiếng Việt 1, tập hai).
+ Chủ đề: Kể với cha mẹ hôm nay ở lớp em đã ngoan như thế nào?
+ Mục đích: Luyện cho học sinh biết cách kể với cha mẹ những việc mình đã làm ở lớp một cách tự nhiên.
+ Phương tiện: Các mảnh ghép rời, 3 tờ giấy A3.
+ Cách tổ chức:
Chia lớp thành 3 nhóm.
Phát cho mỗi nhóm 6 mảnh ghép rời và 1 tờ giấy A3.
Yêu cầu: Sắp xếp 6 mảnh ghép rời thành 1 bức tranh và dán lên giấy A
Nhóm nào ghép nhanh, sẽ được lên bảng trình bày nội dung của bức tranh trước theo một số câu hỏi gợi ý sau:
1. Tranh vẽ gì?
2. Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
3. Ở lớp em đã làm được việc gì ngoan?
4. Khi em làm được việc thầy (cô) đã khen em như thế nào?
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Nhóm nào ghép nhanh, đúng, đẹp và trình bày lưu loát sẽ thắng.
Kết luận rút ra:
Sau hoạt động ghép tranh, học sinh dần dần hình dung, nhớ lại những việc mình đã làm rất ngoan ở lớp. Từ đó biết cách dùng từ để nói thành câu, thành đoạn văn ngắn để trình bày nội dung của bức tranh trước lớp. Và khi về nhà các em biết cách kể lại với cha mẹ những việc mình làm ở lớp một cách tự nhiên.
2.2.3.4. Tích hợp HĐTH theo chủ điểm Thiên nhiên - Đất nước
Tô màu:
- Bài: Ò...ó...o (Tiếng Việt 1, tập hai).
+ Chủ đề: Nói về các con vật em biết.
+ Mục đích: Giúp học sinh biết cách trình bày những hiểu biết của mình về một số con vật quen thuộc một cách lưu loát, trôi chảy và có trình tự.
+ Phương tiện: Hình ảnh các con vật chưa tô màu, kích cỡ A4.
+ Cách tiến hành:
Chia lớp thành 6 nhóm.
Phát cho mỗi nhóm 1 tranh vẽ con vật và chưa tô màu.
Yêu cầu các nhóm tô màu con vật trong tranh trong vòng 2 – 3 phút.
Nhóm nào tô nhanh sẽ được lên bảng trình bày.
Sau thời gian quy định 2 – 3 phút, GV gọi lần lượt các nhóm lên bảng trình bày nội dung bức tranh của mình.
Dựa vào từng bức tranh, GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý như sau:
1. Tranh vẽ con vật gì?
2. Con (gà trống, sư tử,...) có đặc điểm gì? (Mào, bộ lông,..).
3. Con vật ấy thường sống ở đâu?
4. Con vật ấy thường ăn gì?
5. Buổi sáng con gà trống thường làm gì?
6. Em có yêu con (lợn, gà trống,...) không? Vì sao?
7. Em đã làm gì để chăm sóc các con vật em yêu quý?
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Nhóm nào tô màu đẹp, trình bày lưu loát sẽ được nhận quà.
Kết luận rút ra:
Qua hoạt động tô màu, học sinh hình dung, nhớ lại được một số đặc điểm và những hoạt động quen thuộc của các con vật ấy. Từ đó trình bày những hiểu biết của mình về các con vật ấy bằng các câu văn hoặc đoạn văn ngắn.
Bài: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN (toán 1, trang 6)
+ Mục đích: Giúp học sinh bước đầu biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
+ Phương tiện:
. Giáo viên chuẩn bị trên giấy A3 hai nhóm hình
. Học sinh: Bút chì
+ Cách tiến hành:
. Chia lớp thành hai nhóm. Mỗi nhóm có 4 bạn tham gia chơi.
. Nhiệm vụ của mỗi bạn là đếm số hoa có trong bình và vẽ ít hơn một bông hoa vào bình bên cạnh. Lần lượt từng bạn lên tham gia chơi. Thời gian là 5 phút.Sau thời gian 5 phút, đội nào vẽ đẹp, đúng theo yêu cầu thì sẽ chiến thắng.
. Kết thúc trò chơi: Cho học sinh nhắc lại số hoa có trong mỗi bình và quan hệ giữa các bông hoa ấy.
+ Kết luận rút ra: Qua trò chơi, giúp rèn luyện cho học sinh kỹ năng biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật, thêm bớt đồ vật để có số lượng như yêu cầu.
Bài: LUYỆN TẬP (toán 1, trang 10)
+ Mục đích: Giúp học sinh củng cố, ôn tập lại những hình học đã được học. Rèn luyện kỹ năng xé (cắt) dán các hình đơn giản, kỹ năng sắp xếp, trình bày có bố cục, rõ ràng.
+ Phương tiện: Học sinh chuẩn bị giấy màu, bút chì, bút màu.
+ Cách tổ chức:
. Đưa ra chủ đề xé (cắt) dán và cho học sinh tiến hành xé (cắt) dán cá nhân.
. Nêu yêu cầu: Xé (cắt) các hình hình học mà em đã được học, sau đó dán thành một bức tranh hoàn chỉnh theo chủ đề đã đưa ra. Thời gian thực hiện là 20 phút.
. Giáo viên phải hướng dẫn, theo dõi học sinh thực hiện để giúp đỡ các em.
. Giáo viên chọn 2 – 3 tranh đã hoàn chỉnh để trình bày trước lớp.
. Gọi 2 – 3 học sinh có tranh được chọn lên trình bày nội dung bức tranh của mình.
Giáo viên định hướng cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi:
1. Trong tranh bạn đã xé (cắt) dán những hình nào mà em đã được học?
2. Có những hình rất lạ, bạn nào cho cả lớp biết đó là hình gì không? (nếu học sinh trả lời đúng thì biểu dương các em).
3. Em thích nhất bức tranh nào, vì sao?
+ Kết luận rút ra:
Qua hoạt động, học sinh đã được thực hành xé (cắt) các hình đơn giản, từ đó các em nhớ lâu hơn hình dạng của chúng, bước đầu hình thành ở các em những đặc điểm và tính chất của các hình đó, giúp học sinh nhận biết được các hình hình học trong đời sống hàng ngày.
+ Lưu ý: Tổ chức dưới hình thức hoạt động ngoại khóa.
Tranh cắt dán của em Trần Thanh Tùng – Lớp 1/1
Tranh xé dán của em Ngô Hảo Châu – Lớp 1/2
Tô màu:
Bài: SỐ 7 (toán 1, trang 28)
+ Mục đích: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 7, nhận biết số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
+ Phương tiện:
Giáo viên: Hình vẽ số 7 chưa tô màu, kích cỡ A4
Học sinh: Bút màu
+ Cách tiến hành:
Cho học sinh hoạt động theo nhóm đôi.
Dán hình vẽ số 7 chưa tô màu lên bảng (Hình 1a).
Nêu yêu cầu:
- Tô màu vàng ô có chữ ư, màu xanh ô có chữ u (Hình 1b).
- Nhóm nào tô màu đúng yêu cầu, đều, rõ, đẹp sẽ có thưởng.
- Thời gian tô màu là 3 phút.
Kết thúc trò chơi: Sau 3 phút giáo viên gõ hiệu lệnh kết thúc trò chơi. Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Ta có chữ số gì sau khi tô màu xong?
+ Kết luận rút ra:
Sau khi tô màu học sinh có biểu tượng chính xác về số 7.
Hình vẽ sử dụng cho bài học số 7:
Bài: CÁC SỐ 1, 2, 3, 4, 5 (toán 1, trang 14)
+ Mục đích: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về các số 1, 2, 3, 4, 5. Phân biệt được các số 1, 2, 3, 4, 5.
+ Phương tiện:
Giáo viên: Hình vẽ chưa tô màu, kích cỡ A3
Học sinh: Bút màu
+ Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm
Dán 4 hình vẽ chưa tô màu lên bảng (Hình 2a)
Nêu yêu cầu:
- Tô màu theo số: số 1: nâu, số 2: vàng, số 3: xanh lá cây, số 4: xanh da trời, số 5: đỏ (Hình 2b).
- Thời gian tô là 5 phút.
- Nhóm nào tô màu đúng yêu cầu, nhanh và đẹp sẽ chiến thắng.
Kết thúc trò chơi: Sau 5 phút giáo viên tổng kết trò chơi và tìm ra đội chiến thắng.
+ Kết luận rút ra:
Trong quá trình tô màu các em phải nhận biết được các số 1, 2, 3, 4, 5 để thực hiện trò chơi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Phú Quốc
Dung lượng: 19,64MB|
Lượt tài: 1
Loại file: pps
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)