Thuyết trình văn học

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Tuấn | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: thuyết trình văn học thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tình mẹ
Trong cuộc đời mỗi con người, ta có thể gặp bao thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý: đó là tình bạn, tình yêu, tình phụ tử... nhưng thứ tình cảm mà với em nó là thiêng liêng nhất, cao quý nhất, hơn tất cả mọi thứ tình cảm khác chính là tình mẫu tử. Có thể nói rằng, tình cảm này là thứ tình cảm được bắt gặp nhiều nhất trong văn học cổ đại và văn học trung đại mà nhiều nhất là trong những câu ca dao như:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Hoặc:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Trong các tác phẩm văn học hiện đại cũng vậy. Ta có thể kể đến ở đây nhiều tác phẩm như: Trong lòng mẹ, Những ngày ấu thơ.... Ngay cả trong văn học nước ngoài thì các tác phẩm nói về tình mẹ cũng rất nhiều. Một trong những tác phẩm như thế chính là văn bản: “Mẹ tôi”, trích từ bộ truyện “Những tấm lòng cao cả’ của nhà văn người Ý- nhà văn Et-môn-đô đơ A- mi-xi. Mở đầu tác phẩm, ta có thể nhận ra rằng đây là một lá thư bố gửi En- ri- cô bắt nguồn từ lí do cậu đã có những lời thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo. Em không biết vì lí do gì đã khiến cậu cư xử như vậy. Nhưng theo em, nói đến lí do thì có đến cả trăm, thậm chí cả ngàn. Tuy nhiên, dù với bất kì lí do gì thì khi đọc xong phần đầu tác phẩm, dù chỉ là vài ba câu tóm tắt đơn giản nhưng ta vẫn thấy bất bình trước hành động của En- ri- cô.
Đương nhiên, không chỉ bố En- ri- cô tức giận mà ngay cả bạn đọc, khi đã đọc những lời của bố En- ri- cô cũng càng cảm thấy tức giận trước hành động đó. Hành động của En- ri- cô thực sự như là một nhát dao đâm vào trái tim của bố cậu. Sự tức giận ấy, dù chỉ qua những từ ngữ rất đỗi đơn giản thôi nhưng ta cũng đã hiểu, ít nhất là sự tan nát trong trái tim người bố.
Thế nhưng, bố của En- ri- cô không những muốn cậu chỉ hiểu nỗi bất bình trong lòng ông mà còn muốn cho cậu thấu hiểu được rằng: hành động hỗn láo với mẹ là sai, sai một cách nghiêm trọng. Ông muốn En- ri- cô hiểu tình cảm thiêng liêng mà người mẹ đã dành cho cậu: đó là người mẹ mà khi cậu còn nhỏ “đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, khóc nức nở vì nghĩ răng có thể mất con”, đó là người mẹ “có thể bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Đó là một người mẹ tuyệt vời, tuyệt vời như bao nhiêu người mẹ khác. Có thể khi đọc những dòng ấy, rất nhiều người đã khóc. Nhưng, vẫn có rất nhiều người cho rằng , đó là bổn phận mà người mẹ buộc phải làm khi sinh đứa con ra trên cõi đời này. Nếu có ai đó đã thực sự nghĩ như vậy thì lẽ nào họ cho rằng những người mẹ chăm lo cho con họ; yêu thương cái máu mủ ruột rà, yêu thương đứa con mà họ phải mang nặng đẻ đau để sinh ra ,.. tất cả chỉ là bổn phận thôi sao? Không, sai rồi. Người mẹ không làm thế chỉ vì bổn phận, vì trách nhiệm mà còn cả vì tình yêu thương, vì đó là bản năng của một người phụ nữ. Hãy nhìn vào những bà mẹ trong thế giới tự nhiên ta sẽ hiểu rõ điều đó. Ai cũng biết, trong các loài sinh vật không ai dữ tợn hơn “chúa sơn lâm”.Nhưng có bao giờ có chuyện một con hổ cái lại đi ăn thịt con mình. Ai cũng biết, chuột là là loài gặm nhấm nhỏ bé, hay ăn và thường xuyên đục khoét phá hoại. Dường như trong chúng không hề có gì về một chút thứ tình cảm nào. Nhưng, có ai đã tận mắt chứng khiến một con chuột mẹ ở cái tổ trên mái kèo kêu la hoảng sợ khi đi kiếm ăn về mà không thấy đàn con bé nhỏ của mình trong khi lũ con đã rơi từ trên tổ xuống đất. Thậm chí, khi nghe thấy tiếng con trong một cái bẫy, nó vẫn liều mình xông vào cứu con. Vậy thì cái gì đã khiến con hổ cái, con chuột mẹ làm như vậy? Vì bổn phận hay vì trách nhiệm? Mà chúng là động vật chứ có phải con người đâu mà hiểu những từ ngữ đó. Vậy thì chỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Tuấn
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)