Thuyết trình Thi Tổng phụ trách giỏi

Chia sẻ bởi Hoàng Dũng | Ngày 12/10/2018 | 87

Chia sẻ tài liệu: Thuyết trình Thi Tổng phụ trách giỏi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


Người thực hiện: Nguyễn Xuân Thuỷ
Đơn vị: Trường Tiểu học Long Sơn
Sơn Động-Bắc Giang
DT: 01687887508
Bố cục
I. Lí do chọn đề tài
II. Nội dung đề tài.
III. Bài học kinh nghiệm.
IV. kết luận.
Hồ Chủ Tịch đã chỉ thị rằng: Cần xây dựng "Một nền giáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu và Chăm lo dạy dỗ con em nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà
"Vì lợi ích mười năm trồng cây; Vì lợi ích trăm năm trồng người".
I. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trên khắp cả nước hàng triệu Đội viên, thiếu niên và nhi đồng đang được học tập dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.
Trong tương lai, đây là đội quân cách mạng hùng hậu, xung kích trên tất cả các mặt: Chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuât . Góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đóng góp vào thành quả trên là vai trò của những cán bộ phụ trách Đội. Các anh chị phụ trách như người bạn chí tình thân thiết của các em đội viên thiếu niên tiền phong trong việc hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện các em.
Ngoài ra còn một phần không nhỏ đóng góp vào thành quả ấy nữa đó là đội ngũ các em chỉ huy Đội như Bác đã từng nói: "Cán bộ là gốc của công việc". Ban chỉ huy Đội được coi như là bộ máy tự quản các cấp của Đội ở cơ sở, Ban chỉ huy Đội là cán bộ Đội bởi vì mọi hoạt động đều do ban chỉ huy tổ chức, chỉ huy thực hiện là chính.
*Các chương trình tập huấn, các buổi tham quan dã ngoại, các ấn phẩm báo chí - xuất bản, hay quá trình tự rèn luyện, học hỏi, tu dưỡng của các em hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Muốn lựa chọn được những người có đủ phẩm chất và năng lực vào ban chỉ huy Đội, người làm tổng phụ trách cũng cần phải nắm được các tiêu chuẩn đối với ban chỉ huy của mình, đồng thời phải biết được phương pháp lựa chọn và bồi dưỡng ban chỉ huy Đội như thế nào để các "trợ thủ đắc lực" này có thể giúp cho người tổng phụ trách hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
*Một số giáo viên, cán bộ làm công tác thiếu nhi không hiểu rõ về công việc mà mình được đảm nhận cũng như chưa chú ý đến khâu lựa chọn, bồi dưỡng cho đội ngũ chỉ huy Đội. Điều đó đã làm hạn chế rất lớn tới chất lượng hoạt động Đội, hạn chế việc phát huy vai trò tổ chức Đội trong quá trình giáo dục thiếu nhi. Do vậy, vấn đề đào tao, bồi dưỡng ban chỉ huy Đội là một yêu cầu cấp thiết.





















II. Nội dung đề tài.
Muốn tiến hành các hoạt động Đội có kết quả người tổng phụ trách phải hiểu rõ các em thiếu nhi - đối tượng chủ yếu của công tác Đội. Hoạt động Đội là một hoạt động rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, do các em tự quản, tự giác, chủ động thực hiện có sự chỉ đạo và định hướng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Tổng phụ trách phải có một đội ngũ Ban chỉ huy Liên đội, chi đội thực sự vững mạnh, có khả năng tự quản cao. Để làm được điều này người Tổng phụ trách phải có phương pháp lựa chọn và bồi dưỡng thích hợp.
Bằng sự nỗ lưc của bản thân cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, bằng việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ những đợt tập huấn, tham gia học tập kinh nghiệm ở các trường bạn, tôi đã từng bước đưa phong trào hoạt động của Liên đội ngày một đi lên. Từ một đơn vị trung bình - khá, trong nhiều năm gần đây liên đội trường TH Long Sơn đã liên tục đạt danh hiệu Liên đội Tiên tiến xuất sắc của huyện.

Thứ hai: Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn trong Điều lệ về việc cử chọn ban chỉ huy để đảm bảo các thủ tục quy định.


Thứ nhất: Căn cứ đầu tiên tôi lựa chọn đó là nhiệm vụ công tác của Đội, tham gia hoạt động Đội các em sẽ thấy được những đặc điểm về năng lực, phẩm chất, năng khiếu, sở trường của người chỉ huy.

Tôi nhận thấy, muốn lựa chọn được các em vào Ban chỉ huy Đội và bồi dưỡng các em trở thành người chỉ huy giỏi là một việc quan trọng. Tôi đã cân nhắc kỹ càng và tiến hành theo các bước như sau:








Ngoài tiêu chuẩn lực học khá hoặc giỏi, đạo đức tốt, có khả năng điều hành hoạt động, nhanh nhẹn, hoạt bát, tôi luôn chú ý chọn những em có sự tín nhiệm cao trong bạn bè, trong chi đội, liên đội. Không những thế tôi luôn đặc biệt chú ý đến năng khiếu tổ chức chỉ huy của các em qua các hoạt động tập thể và giao tiếp với bạn bè. Chú ý đến năng khiếu tổ chức chỉ huy của các em qua các hoạt động tập thể và giao tiếp.
Thăm dò ý kiến của các em đội viên để các em giới thiệu các đội viên gương mẫu được các em tín nhiệm.
Sau khi lựa chọn được Ban chỉ huy Đội, tôi theo dõi và phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng em. Rèn luyện bồi dưỡng các em về kỹ năng, nhiệm vụ công tác Đội thông qua việc tổ chức các hoạt động cụ thể của Đội: Đại hội Liên đội, chi đội, tập thể dục giữa giờ, chào cờ đầu tuần hay điều hành các buổi sinh hoạt câu lạc bộ học tập, sinh hoạt Sao .
Thứ ba: Đó là yêu cầu của việc bồi dưỡng ban chỉ huy. Bồi dưỡng theo chức danh, chức trách, nhiệm vụ của cấp chỉ huy đã quy định mà các em đang đảm nhiệm. Chú ý tới đặc điểm: Khối, cấp học của học sinh trong nhà trường, cần hết sức tránh việc bồi dưỡng đồng loạt, BCH Liên đội, BCH Chi đội.
Thứ tư: Nội dung bồi dưỡng của tôi đối với Ban chỉ huy gồm:
* Bồi dưỡng phương pháp công tác của Ban Chỉ huy: Trong đó bao gồm các công việc cụ thể như: Cách ghi chép biên bản, sổ sách của đội, cách viết báo cáo, cách sắp xếp công việc theo tuần, tháng, phương pháp tổ chức họp ban chỉ huy Đội, tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, cách phân công nhiệm vụ cho đội viên, phương pháp kiểm tra, đánh giá của ban chỉ huy trong quá trình công tác
* Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của ban chỉ huy: thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức như lễ kết nạp đội viên, lễ trưởng thành, lễ phát động, sinh hoạt Đội . Ví dụ như bồi dưỡng các em về tổ chức buổi Đại hội Đội. Tôi bồi dưỡng cho các em các nội dung:
+ Điều khiển nghi lễ thủ tục: Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu đoàn chủ tịch lên điều khiển Đại hội.
+ Điều khiển Đại hội (Viết - đọc báo cáo tổng kết và phương hướng công tác Đội, hướng dẫn đội viên thảo luận, bầu ban chỉ huy Đội, thông qua nghị quyết Đại hội)
+ Tổ chức các hoạt động chào mừng (Văn nghệ, trò chơi, báo tường.). Hoặc đối với buổi sinh hoạt Đội cần bồi dưỡng các kỹ năng như: Cách tập hợp điều khiển, cách tổ chức và hướng dẫn sao cho đơn vị thực hiện tốt nội dung chương trình đề ra, cách hướng dẫn đơn vị hoạt động vui chơi, cách đánh giá nhận xét.
*Thứ năm: Đối với phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy tôi tiến hành như sau:
- Bồi dưỡng các Ban chỉ huy tỉ mỉ, về kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác Đội (nghi thức Đội, phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, múa .).

- Bồi dưỡng định kỳ:
Đầu năm học: Bồi dưỡng phương pháp cách thức tổ chức điều khiển Đại hội các cấp, phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách .
Giữa năm học: Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ như nghi thức, múa hát, trò chơi và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể .
Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận chi đội mạnh ..
- Bồi dưỡng thường xuyên cho Ban chỉ huy thông qua các hoạt động hàng tuần, tháng, học kỳ.
- Bồi dưỡng các lớp nâng thực hành chỉ huy thông qua các hội thi của đội viên và Ban chỉ huy do Liên đội tổ chức để các em làm quen với vai trò của người tổ chức, chỉ huy các hoạt động như "Hội thi Vẻ đẹp đội viên", "Chi đội trưởng giỏi".
*Điều quan trọng nhất là phải thông qua hoạt động, bằng thực tiễn để bồi dưỡng cho các em. Để các em tự lập, các em tự đề ra mục đích, yêu cầu và phương pháp tổ chức việc học tập, bồi dưỡng. Muốn các em phát huy vai trò tự quản của mình, Tổng phụ trách phải biến các chủ trương, kế hoạch công tác thành công việc vừa sức của các em.
*Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ ban chỉ huy theo nội dung và phương pháp trên, trong nhiều năm chúng tôi đã có những đội ngũ ban chỉ huy thực sự tích cực trong các hoạt động của Đội.
*Đơn cử một số phong trào mà Liên đội đã thực hiện: Năm học 2007 - 2008 trong phong trào "Giành hoa điểm tốt qua các đợt phát động Liên đội thu được tổng số 2032 điểm tốt, phong trào "Em làm kế hoạch nhỏ. Liên đội phát động nộp trên 400.000đ, tặng quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn 320.00đ, tặng quà gia đình chính sách 200.000đ, mua tăm giúp các chú thương bình 520.000đ .
* Về phong trào: "Uống nước nhớ nguồn" của Liên đội như: Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ và nói chuyện truyền thống về quân ngũ đã trở thành truyền thống của Liên đội, phong trào áo lụa tăng bà".
*Với phong trào học tập: Qua mấy năm trở lại đây, hoạt động học tập của Liên đội được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ khá giỏi đều nâng theo hàng năm, giảm tỉ lệ học sinh yếu, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao .
Cá nhân các em còn có một phần không nhỏ công sức của đội ngũ chỉ huy Đội đã đôn đốc, tổ chức các nhóm học, các CLB học tập, các "Đôi bạn cùng tiến" .
Trong năm học 2008 - 2009 các em đã tổ chức Đại hội chi Đội đúng thời gian, kế hoạch. Tổ chức Đại hội Liên đội đúng chương trình, thời gian; đưa và duy trì nề nếp hoạt động Đội vào ngay tuần đầu tiên của năm học; tổ chức cho Chi đội mình nhận và xây dựng các công trình Măng non do Liên đội giao cho .
* Để tổ chức tốt việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ chỉ huy Đội, làm sao cho phong trào đạt được tính hiệu quả và thiết thực cần đảm bảo các yếu tố sau:
* Việc bồi dưỡng ban chỉ huy phải gắn liền với việc phát huy vai trò tự quản của Đội. Bồi dưỡng bằng chính các hoạt động Đội. Chính việc phát huy vai trò tự quản của Đội là một phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy có hiệu quả nhất.
* Phát huy vai trò dân chủ, tự quản, yêu cầu phải để cho các em đội viên được bàn bạc, quyết định mọi việc. Tự mình chịu trách nhiệm với việc mình làm - đây là một phẩm chất quan trọng của cán bộ quản lý nói chung.
* Việc bồi dưỡng ban chỉ huy cần được tiến hành theo phương châm làm từng bước, không cầu toàn, không nóng vội, không đốt cháy giai đoạn, lấy động viên khuyến khích là chính. Trong bất kỳ trường hợp nào, dù các em chưa tiếp thu được thì không nên chê trách mà nên động viên, khuyến khích củng cố đức tự tin cho các em phấn khởi vươn lên.

III. Bài học kinh nghiệm:

* Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và kịp thời uốn nắn, giúp đỡ các em. Tránh tình trạng khoán trắng mọi việc cho các em.
* Tổng phụ trách phải năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, hoà nhã và gần gũi với các em, coi Đội viên là một người em chứ không chỉ đơn thuần là quan hệ thầy - trò.
* Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên phụ trách, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Lấy ý kiến tham khảo của nhiều người.
* Có được sự ủng hộ nhiệt tình của các giáo viên phụ trách cũng như của các em đội viên, thiếu niên và nhi đồng.
* Hình thức hoạt động phải đa dạng, phong phú, thường xuyên thay đổi hình thức, biện pháp và cách thức tổ chức các buổi bồi dưỡng, tập huấn, tránh nhàm chán cho các em.
* Thường xuyên học tập kinh nghiệm, xin ý kiến, trao đổi với đồng nghiệp.

IV. K?T LU?N
"Phương pháp lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội" đã trình bày ở trên, theo cá nhân tôi đây là phương pháp phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi của các em Đội viên, thiếu nhi trong nhà trường phổ thông. Nâng cao được hiệu quả các hoạt động của Đội, đảm bảo được nguyên tắc cơ bản của Đội.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Dũng
Dung lượng: 16,55MB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)