Thuy trieu cua song vinh bac bo

Chia sẻ bởi Phạm Cương | Ngày 24/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: thuy trieu cua song vinh bac bo thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Học phần: Địa lý tự nhiên Biển Đông
Đề tài: Tìm hiểu thủy triều vùng cửa sông từ Móng Cái đến Ninh Bình

Giảng viên : Th.S Lê Thị Thanh Hương
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Danh sách nhóm 1
1. Hứa Thị Lan Anh 2. Hoàng Thị Chua
3. Hoàng Văn Nam 3. Phạm Văn Cương
5. Võ Thị Giang 6. Lê Thị Thu Nguyệt
7. Nguyễn Thị Thắm 8. Hồ Thị Mỹ Trang
9. Hồ Thị Thắm 10. Cao Thị Ngoc
11. Giang Thị Minh Hạnh 12. Trần Thị Hạnh
13. Nguyễn Thị Nhàn 14. Hoàng Thị Thi Thơ
15. Trần Thị Huế
MỞ BÀI
“Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương ”.
Đây là những chuyển động phức tạp của nước các thủy vực do các lực hấp dẫn vũ trụ gây nên. Hiện tượng thủy triều biểu hiện dưới dạng biến đổi tuần hoàn của mực nước biển và dòng chảy.
Nước ta có bờ biển dài trên 3200 km, chiếm phần lớn bờ phía Tây của biển Đông với địa hình phức tạp kéo dài trên 14 vĩ độ, nên chế độ triều đa dạng và phức tạp và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Có những vùng nhật triều như ven biển Vịnh Bắc Bộ, lại có vùng bán nhật triều và bán nhật triều không đều như vùng biển Trung Nam Bộ, biên độ triều từ 0,5m đến trên 4m. Thủy triều tác động không nhỏ đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất của con người và ảnh hưởng đến môi trường ven biển, đặc biệt là thủy triều vùng cửa sông.
NỘI DUNG
1. Nhân tố hình thành thủy triều vùng cửa sông từ Móng Cái đến Ninh Bình
Quá trình hình thành và đặc điểm truyền triều ở các vùng cửa sông phức tạp và phụ thuộc vào nhiều nhân tố: thiên văn và điều kiện địa lý.
- Về nhân tố địa lý: phụ thuộc vào độ dốc, độ sâu, chiều rộng của địa hình vùng gần cửa sông và cửa sông, địa hình đáy sông.
Đồng bằng Bắc Bộ - năm 1956 tỷ lệ 1/35.000: màu xanh đậm là độ cao1-3m cho thấy diện tích ven biển cao từ 0 - 3m chiếm gần 1/3 ĐBBB (hơn 5.000km2) 
1- Không trăng 3- Trăng tròn
2- Trăng khuyết 4- Trăng khuyết
1
2
3
4
Vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ?
- Về nhân tố thiên văn: do lực hấp dẫn của các thiên thể tạo nên tác động của các sóng triều (Biểu hiện là chế độ triều và cường độ các sóng triều)
Các đặc trưng thủy triều ở cửa sông phụ thuộc lưu lượng và chế độ nước sông
- Vào mùa lũ lưu lượng nước sông lớn nên triều truyền vào yếu, nhất là các ngày huyền.
Mùa cạn lưu lượng nhỏ thủy triều truyền mạnh vào bên trong làm mực nước sông dao động lớn và nước sông bị nhiễm mặn, đặc biệt là các ngày sóc và ngày vọng.
Tốc độ truyền triều trên cửa sông Hồng vào khoảng 15-20km và giới hạn ảnh hưởng triều trên dòng chính của sông Hồng có thể vượt quá Hà Nội, trên sông Lục Nam ảnh hưởng cách cửa sông 150 km.
2. Các đặc trưng của thủy triều vùng cửa sông từ Móng Cái đến Ninh Bình
a. Chế độ thủy triều
* Chế độ triều theo ngày
- Đặc điểm thuỷ triều ở vùng cửa sông từ Móng Cái đến Ninh Bình mang tính nhật triều là chính, với diện tích nhật triều chiếm 4/5 diện tích toàn vùng. Vd: Chế độ thuỷ triều của vùng cửa sông Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.
- Trên phần nhỏ còn lại của vùng, quan trắc được đủ các loại thuỷ triều khác như nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều.
Quá trình dao động nhật triều đặc trưng cho các trạm ven bờ tây vịnh Bắc Bộ
* Chế độ triều theo tuần trăng
- Biểu hiện là tuổi triều và biên độ triều xảy ra rõ ở vùng có chế độ nhật triều đều như các vùng cửa sông vịnh Bắc Bộ. Về tuổi triều ở đây có thời gian triều lớn chậm khoảng từ 2-3 ngày sau các ngày sóc, vọng. Đặc biệt trong những ngày sóc, vọng và trùng với những ngày chí có thể gấp hơn 5 lần so với cường độ triều những ngày huyền.
b. Độ lớn thuỷ triều
Trong chu kỳ nhiều năm (thường là 19 năm), tuỳ từng nơi, có thể đạt giá trị cực đại từ trên 5,0 - 6,0m và đạt giá trị cực tiểu từ dưới 0,5 - 2,5m.
Vùng có độ lớn thuỷ triều cực đại trên 2,0m chiếm 3/4 diện tích và vùng có độ lớn thuỷ triều từ 4m trở lên chiếm 1/3 diện tích ở phía Bắc. Đặc biệt vùng cực bắc của vịnh.
- Các cửa sông từ Móng Cái đến Ninh Bình nằm trong vùng Vịnh nên sự cộng hưởng đã làm cho độ lớn các sóng triều càng được tăng cường nhất là các đỉnh Vịnh.
Vd: Độ lớn cực đại ở cửa Ông là 4,4m
Biên độ quá trình dao động triều ở các trạm ven bờ cửa sông thuộc vịnh Bắc Bộ trong tháng ÂL
Thời kỳ triều kém (trăng khuyết)
Thời kỳ trăng tròn
Thời kỳ trăng khuyết)
Độ lớn thủy triều khác nhau tùy từng thời kỳ trong tháng Âm Lịch
c. Chu kì triều
- Chu kì triều là khoảng thời gian một lần nước dâng và một lần nước rút.
- Các cửa sông ở vùng Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều đều với chu kì là 24h50’. Tuy nhiên thời gian nước dâng và thời gian nước rút có thể tương đương nhau hoặc không. Vd: ở Cửa Ông nước dâng là 14h16’ và nước rút là 10h38’ như vậy là chênh lệch 3h18’.
Hay các cửa sông ven biển Ninh Bình có thời gian triều lên trong khoảng 8 giờ, triều xuống 16 giờ. Biên độ thuỷ triều trung bình trong ngày khoảng 150-180cm, lớn nhất là 270cm, nhỏ nhất 2-5cm.
Như vậy chu kỳ triều tùy vào điều kiện địa hình và quá trình cộng hưởng của các sóng triều ở từng địa phương
4.Tác động của thủy triều đến hoạt động sản xuất
4.1. Tác động tích cực
Thủy triều thực sự ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhất là những vùng ven biển.
- Góp phần tạo nên các hệ sinh thái điển hình như khu vực rừng ngập mặn ven cửa Ba Lạt (vườn quốc gia Xuân Thủy) có diện tích hơn 7.100 ha

Cửa Ba Lạt và rừng ngập mặn VQGXT khu vực cửa Ba Lạt
- Người ta quan sát vào thủy triều để hạ thủy những con tàu. Ở các cửa sông người ta dựa vào thủy triều để đánh bắt cá.
- Lúc triều dâng giúp thuyền vào bến dễ hơn, kéo nguồn hải sản vào gần bờ hơn.
Tạo nên các dạng địa hình xâm thực và bồi tụ như cửa sông hình phễu, các bãi triều…
- Làm muối như ở Nam Định, Hải Phòng, phát triển thủy điện đặc biệt khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng có tiềm năng phát triển nguồn điện thủy triều nhiều nhất Việt Nam.
Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
Giao thông vận tải
Làm muối
Sản xuất điện
Năm 1938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng chu kì lên xuống của thủy triều
4.2. Tác động tiêu cực
- Nước triều dâng làm nước sông nhiễm mặn, thay đổi hệ sinh thái vùng cửa sông và giảm năng suất cây trồng.
- Đất bị nhiễm mặn dẫn đến giảm diện tích đất trồng trọt, đồng thời làm tốn kinh phí cho việc cải tạo đất.
- Vào những ngày triều cường nhất là triều sóc vọng về mùa cạn, triều truyền vào mạnh và sâu làm ngập úng các vùng trũng thấp, gây khó khăn cho đời sống dân cư.
Mặt cắt địa hình Hà nội : Vùng Chương Mỹ, Mỹ Đức có cao độ bằng đáy Sông Hồng, Pierr Gourou nghiên cứu năm 1956
Thủy triều dâng gây ngập lụt
KẾT LUẬN
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, môi trường và đời sống con người, đặc biệt là các vùng ven biển, ven sông, các vùng cửa sông và đồng bằng thấp…Bên cạnh việc tận dụng những lợi ích mà thủy triều mang lại để phục vụ cho các ngành ngư nghiệp, làm muối, sản xuất điện… thì cũng cần chú ý đến việc hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến quỹ đất nông nghiệp, đến ngành trồng trọt cũng như các nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Trong đó việc trồng rừng ngập mặn; xây dựng đê dọc ven biển, ven sông; quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ…cần được xem như là những biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề Cương Bài Giảng Địa Lý Tự Nhiên Biển Đông, Th.s Lê Thị Thanh Hương
2. Địa Lý Tự Nhiên Biển Đông, Nguyễn Văn Âu
3.Tailieu.vn
4. http://baigiang.violet.vn





Cảm ơn cô và các bạn
đã chú ý lắng nghe!
Chúc các bạn học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Cương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)