Thuong Duc - Chien truong xua
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Sương |
Ngày 14/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Thuong Duc - Chien truong xua thuộc Lịch sử 4
Nội dung tài liệu:
Chương trình sinh hoạt: Giới thiệu sách tháng 4, do:
GV - Nguyễn Thị Thu Sương- Trường TH Ngô Quang Tám
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM
THƯỢNG ĐỨC
CÁNH CỬA THÉP
BỊ MỞ TOANG
Thượng Đức một cụm cứ điểm kiên cố vững chắc án ngữ phía Tây Nam căn cứ liên hợp hải lục không quân khổng lồ Đà Nẵng của đế quốc Mĩ- nguỵ quyền Sài Gòn .
Mùa thu năm 1974, Khu uỷ V mở chiến dịch tấn công vào nhiều cứ điểm trọng yếu của địch ở Trung Trung Bộ, riêng ở Quảng Nam – Đà Nẵng ta tấn công căn cứ Nông Sơn và Thượng Đức.
Chiến thắng Thượng Đức không chỉ chặt đứt cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng mà còn có một ý nghĩa chiến lược quan trọng vào thời gian này- Đó là thước đo về sự so sánh giữa lực lượng vũ trang ta và quân chủ lực nguỵ. Từ thực tiễn đó đã góp phần cho Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung ương có những nhận định mới , đề ra những quyết sách đúng đắn và quyết định trongchiến lược tổng tấn công và nổi dậy vào mùa xuân lịch sử năm 1975.
Nhân kỉ niệm 20 năm ngày chiến thắng Thượng Đức
( 7/8/1974 – 7/8/1994 ), Nhà xuất bản Đà Nẵng , do Hồ Duy Lệ chủ biên, xuất bản quyển sách - Thượng Đức – Cánh cửa thép bị mở toang.
Nhằm nhắc về chiến công vẻ vang, ta nhớ và biết ơn những chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường và hi sinh anh dũng, nhớ thương và không được quên những đồng bào đã góp công , góp của và cả xương máu cho quê hương này.
Kỉ niệm chiến công lịch sử này còn để nhắc nhở những người còn sống phải ra sức làm tốt hơn những gì ta đã và đang làm để xây dựng quê hương ta trở nên giàu đẹp, không làm phụ lòng tin và ước mơ của những người đã ngã xuống cho quê hương.
Cấu trúc của sách gồm:
Khổ sách: 13 x 20
Paste : 160 trang không tính bìa
Bìa sách : dày , cứng
Mục lục: Sách gồm có các nội dung sau
02 hồi kí
02 kí sự
08 Ghi chép
02 bút kí
05 Bài thơ
Trích hồi kí “ Những năm tháng quyết định” của Đại tướng Hoàng Văn Thái
Qua trận Thượng Đức , lực lượng cơ động chiến lược của địch bị đánh một đòn nặng , ngày càng suy yếu, tinh thần sa sút và đang thực hiện co cụm chiến lược , điều có thể khẳng định là chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn chủ lực cơ động của địch . Kết luận đó có liên quan không nhỏ đến quyết tâm chiến lược của ta vào mục tiêu cuối cùng là Sài Gòn.
“Từ trận Thượng Đức này và các trận tiêu diệt quân chủ lực địch ở Chư Nghé, Đắc Pét trên Tây Nguyên ... Bộ Tổng Tham mưu đi đến nhận định và báo với với Quân uỷ Trung ương: Khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch . Chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối, so sánh lực lượng đã thay đổi , ta mạnh lên , địch yếu đi...”
“ Văn Tiến Dũng - Đại thắng mùa xuân”
Nhìn từ Thượng Đức
Trích hồi ký của tướng Hoàng Đan
Bài hồi kí này tướng Hoàng Đan nói về việc Bộ Tư Lệnh bàn quyết định cử ông vào tăng cường chỉ huy cho sư đoàn 304 – và ông vào 3 lần theo 3 đợt : Đợt tổ chức và chuẩn bị tác chiến , đợt đánh quận lị Thượng Đức lần thứ 2 và đợt đánh quân đoàn phản kích.
Lúc ấy sư trưởng 304 là đ/c Lê Công Phê và sư phó là đ/c Nguyễn Ân.
Trong hồi kí tướng Hoàng Đan có kể lại những khó khăn và các nguyên nhân chủ yếu về lối đánh của ta vào cụm cứ điểm Thượng Đức không thành . Bộ đội đã bị hi sinh và thương vong quá nhiều . Sau đó ông đã kể lại việc rút ra bài học được thử nghiệm ở 2 trận đánh tại Thượng Đức và lần thứ 3 phải phòng ngự để đánh địch tiến công tái chiếm lại Thượng Đức.
Trong hồi kí tướng Hoàng Đan có kể lại chỉ ngay trong trận đánh ngay trên chiến trường bộ đội ta đã vừa giữ cứ điểm vừa bổ sung chiến thuật . Nhờ công sự vững chắc , hoả lực mạnh , bộ đội ta nắm được cách đánh lực lượng được đủ để thay phiên chiến đấu nên trải qua 2 tháng từ cuối tháng 10 đến tháng 12 địch đều cố gắng cũng không chiếm điểm nào lại bị thương vong nhiều nên sư đoàn rút về sau , không những không lấy lại được Thượng Đức mà còn bị sư đoàn 304 bám sát gót truy kích.
Tôi vào Thượng Đức
Kí sự của Cao Tiến Lê
Có những câu chuyện mà khi ta nghe kể và trong suy nghĩ của ta lạ lẫm và rất xa hoặc ở đâu đó trong miền cổ tích ...
Thượng Đức quê ta là miền quê cũng lắm đau thương và anh dũng mà sử sách vang tên , nơi đây là chiến trường năm xưa với thời gian để lại những chiến công lừng lẫy mà trong đó quân ,dân Thượng Đức , Đại Lộc , QN đã góp phần to lớn về sức của , công và cả xương máu của mình cho quê hương .
Trước đây , năm 1974 trở về trước Mĩ ,ngụy chọn Thượng Đức với ngọn đồi phía tây nam gối đầu lên hai dòng sông mang tên Vu Gia hiền hoà làm án ngữ kiên cố phòng thủ cho Đà Nẵng. Hệ thống hầm ngầm , luỹ hào được xây dựng kiên cố . Có hệ thống bơm nước cho từng khu , có đèn sáng , bóng đèn chiếu sáng qua các hàng rào thép gai bung và dù. Khu quận lị chỉ cách tiểu đoàn biệt động một hàng rào , các cơ quan chính quyền kéo dài đến cầu và chợ Hà Tân , gồm các trụ sở , y tế , Đảng dân chủ , Đại Việt , Quốc dân đảng...Có vũ khí : 2 pháo 105 hoạt động , có các loại súng nguy hiểm như ĐKZ đỉnh , mìn clay mo và mìn chập mạch . Tầng tầng hoả khí dày đặc khi phát dương hết hoả lực , chỉ cần giơ bàn tay khỏi mặt đất là trúng đạn ngay.
Đi tới Thượng Đức
Các lực lượng yểm trợ gồm có pháo 175 li từ Hà Sống bắn tới, có trung đoàn 2, trung đoàn 56,57, sẵn sàng chi viện. Có máy bay từ Đà Nẵng... Về thực phẩmdự trữ đủ ăn cho 1 tháng . Đây là chưa kể hàng phòng thủ bên ngoài gồm dân vệ , rồi phòng vệ dân sự , các lưới điệp ngầm...
Chỉ huy tiểu đoàn biệt động số 79 là thiếu tá Hà Văn Lầu 35 tuổi, một vợ 3 con , nhập ngũ năm 1960. Tên thiếu tá quận trưởng là Nguyễn Quốc Hùng 30 tuổi và đại uý chi khu phó Vũ Trung Tín , người được “Tổng tham mưu trưởng quân lực VNCH , Đại tướng Cao Văn Viên tuyên dương công trạng về lòng dũng cảm có kèm theo Anh dũng bội tinh với ngôi sao đồng, gửi về KBC 413 và đại tá Lê Trí Tân tiểu khu trưởng biên khu QN trực tiếp trao tặng .”
Về phía ta : Ý nghĩa trận đánh vào chi khu quân sự Thượng Đức đã được phổ biến tận chiến sĩ . Đây là một cứ điểm từ xưa đến nay địch làm bàn đạp để đưa quân đi lấn chiếm vùng giải phóng , như một cái nấm độc , ta phải nhổ tận gốc , cái khó của trận đánh này là tiêu diệt sinh lực địch bao gồm cả tiêu diệt lực lượng kềm kẹp nhưng các đơn vị phải làm sao bảo vệ được
13 000 dân.
Kí sự nói đến lòng kiêu hãnh và tự hào của những người đi trước ... Mai sau người ta sẽ hỏi lớp trẻ của năm 1974 này : các anh đã làm gì cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước ? Thế hệ này để lại dấu ấn gì trong lịch sử ? Và trước mắt anh đã làm gì để xứng đáng với lòng tin của nhân dân QNĐN , những người đã trao anh lá cờ đỏ thắm và hi vọng anh sẽ cắm nó trên đỉnh cao Thượng Đức ?
Lã Hoan – Ghi chép
Những tư liệu và sự kiện trong bài này dựa trên lời kể của thiếu tướng Lê Công Phê , nguyên sư đoàn trưởng 304, nguyên tư lệnh trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hoá, hiện là chủ tịch Hội cựu chiến binh Thanh Hoá.
Hàng ngày hàng giờ , địch không những chăm lo tăng cường củng cố Thượng Đức mà còn thường xuyên cho quân nống ra các vùng xung quanh , trực tiếp uy hiếp tuyến đường vận tải cơ giới phía tây tỉnh Quảng Đà của ta. Tố cáo , cảnh cáo nhiều lần nhưng đều được địch trả lời bằng cách lấn tới . Không những chúng gọi căn cứ Thượng Đức là “ con mắt ngọc” , từ đó có thể nhìn thấu tận tim gan và khống chế vùng giải phóng của ta mà còn huênh hoang tuyên bố : “ Thượng Đức là cánh cửa thép bất khả xâm phạm” và “ nước sông Vu Gia chảy ngược thì Việt Cộng mới lấy được Thượng Đức”... Còn với ta thì Thượng Đức có thể ví như một cái “ nút chai” vậy . Bật được cái “ nút chai” ấy là mở thông con đường về Đà Nẵng...
Và quả thật , căn cứ Thượng Đức đã phần nào “ xứng đáng” với những lời huênh hoang của địch trong suốt một thời gian dài. Trong các năm 1968, 1969, 1970 ta đã nhiều lần đánh Thượng Đức nhưng không có kết quả . Cùng với hệ thống hầm ngầm kiên cố liên hoàn , địch thường xuyên có mặt ở Thượng Đức một lực lượng lớn.
Đây là cuộc đấu trí , đấu sức quyết liệt giữa ta và và địch , với nổ lực rất cao quân và dân . Đúng 8h30 ngày 7/8/1974, 10 ngày sau khi có lệnh “ bão táp” lá cờ cách mạng do Đảng bộ và nhân dân Quảng Đà trao cho sư đoàn 304 đã phất phới tung bay giữa bầu trời Thượng Đức “ Cánh cửa thép đã bị mở toang” .
Kỉ niệm của vị tướng
Vân Giang – Ghi theo lời kể của Trung tướng Nguyễn Chánh Nguyên Phó tư lệnh Quân khu V, và trong BTL chiến dịch Nông Sơn – Trung phước – Thượng Đức mùa thu 1974
Bài kể có nhắc đến cả 3 trận đánh vào Thượng Đức , không dứt điểm , bộ đội ta thương vong quá nhiều : Lúc này ở sở chỉ huy Sở ta nhận được điện của Ngô Quang Trưởng Tư lệnh vùng I chiến thuật nguỵ tại Đà Nẵng lệnh cho tiểu đoàn 79 Biệt động tại Thượng Đức phải tử thủ .
Như vậy là Thượng Đức gặp khó khăn , Tư lệnh Quân khu anh Chu Huy Mân lệnh dừng trận đấnh thứ 4 vì đánh liên tục, địch không ngừng phản kích, trời nóng, thức khuya, căng thẳng, đảm bảo hậu cần có khó khăn nên bộ đội, cán bộ đều rất mệt , lại không vui vì chưa dứt điểm được Thượng Đức. Làm tư tưởng tốt nhất lúc này chỉ có đánh thắng.
Lúc này cả chiến dịch nhất trí với nhau là làm sao đưa được pháo lên đồi cao , bắn thẳng vào mục tiêu mới chắc ăn . Công sự cố thủ của địch kiên cố , ta chỉ dùng pháo bắn cấp tập chế áp thì không ăn . Thế là với 300 dân cùng với bộ đội chỉ một ngày vừa nửa đêm, pháo đã lên đồi gồm: 2 pháo chống tăng76,2 ly và 2 pháo cao xạ 37 ly. Đến mờ sáng ngày 7/8/1974 pháo ta đồng loạt nổ ran . Các ụ pháo của địch tê liệt ... Địch trong đồn tháo chạy ra hướng bờ sông , ở đây đã có lực lượng Tỉnh đón lỏng tiêu diệt , bắt sống nhiều địch trong đó có Lầu :tiểu đoàn trưởng 79 đã bị thương nặng . Đến 10h sáng thì chúng cho máy bay lên lên ném bom huỷ diệt .
Nhớ lại
Thắng lợi Thượng Đức cho ta hiểu hơn và càng yêu mến hơn nhân mình , họ đã đóng góp cả xương máu, tài sản và tình cảm cho công cuộc chống kẻ thù , họ chịu rất nhiều thiệt thòi mà không hề so đo tính toán với ai.
Từ trận Thượng Đức bộ Tư lệnh rút ra bài học về tổ chức chuẩn bị chiến đấu của pháo hiệp đồng tấn côngvào khu phòng thủ quan trọng của địch là có hiệu quả nhất.
Chính nhờ cánh cửa sắt Thượng Đức được mở, mà ngày 29/3/1975 , lực lượng sư đoàn 304 có điều kiện tiến quân thần tốc theo quốc lộ 14 đánh chiếm Phước Tường, Ninh An, Tây sân bay Đà Nẵng, phối hợp nhịp nhàng với sư đoàn 2 đang theo quốc lộ 1 tiến vào trung tâm thành phố Đà Nẵng, chiếm sân bay Đà Nẵng, chiếm quân đoàn 1 . Cùng lúc bộ đội của Tỉnh đánh chiếm sân bay Nước Mặn, chiếc cầu Trịnh Minh Thế. Các quân binh chủng của ta tiến vào hỗ trợ với lực lượng nổi dậy chiếm lĩnh toàn bộ thành phố Đà Nẵng.
( Phạm Đức Nam, Nguyên Lúc ấy là CT UBND Tỉnh QN-ĐN )
Từ Thượng Đức đến Đà Nẵng
Của Đỗ Văn
Trên đường về Gò Nổi, tình cờ tác giả gặp được anh : Trung tướng Phan Hoan Tư lệnh trưởng Mặt trận Quảng Đà . Mấy lần về công tác ở mặt trân 4 , chúng tôi đã có dịp làm quen nhau . Anh là người rất dễ gần gũi và quý mến , vui vẻ , thoải mái khi tiếp xúc với nhiều nhà báo , nhà văn , anh cũng rất dân dã , qua câu chuyện anh anh trao đổi về công tác . Anh luôn thầm nhắc đến với các chiến sĩ D76, E96, những chiến sĩ ở Hải Phòng , Thanh Hoá , từ mọi miền đất nước đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất QN-ĐN
Một giờ với Trung tướng Phan Hoan
Thanh Quế
Trong bài viết này tác giả ghi chép theo lời kể của đ/c Nguyên phó ban đấu tranh chính trị Quảng Đà , trong ban chỉ huy Đoàn Dân chính Đảng Quảng Đà tại mặt trận Thượng Đức là những người đã gián tiếp và cả trực tiếp tham gia trong việc giải phóng quận lị Thượng Đức , sau đó lo chỗ ăn, chỗ ở trị bệnh cho cho bà con ,ngoài ra còn lo tiếp quản , thu chiến lợi phẩm khi bộ đội chiếm lĩnh Thương Đức , chôn cất liệt sĩ, đưa thương binh về tuyến sau , cũng như giải quyết tù binh, thương binh tử sĩ địch
Chúng tôi tham gia chiến dịch Thượng Đức
Bút ký của Lê Hoài Hương
Chúng tôi vào Thượng Đức , Nắng chói chang . Thượng Đức chỉ còn là một ngọn đồi trọc lóc nham nhở , ngổn ngang gạch ngói, tôn , dây kẽm gai , thùng đạn, bao đất . Dưới chân đồi khu dồn Hà Tân còn nghi ngút khói sau trận ném bom huỷ diệt hồi 10h sáng nay.
Trước sân chi khu , khẩu súng 81 ly chưa kịp bắn chổng gọng lên những vùng toạ độ, những khẩu đại liên 50 ly , 12,7li gập nòng trên những lô cốt sụn nát , hàng chục chiếc xe xì lốp , súng AR15, mìn Clây mo, dây đạn lổn ngổn vương vãi khắp mọi nơi . Dưới 13 bậc tam cấp hầm ngầm , xác thằng quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng bắt đầu có mùi thối . Bộ đội hành quân đi hàng dài trên cầu Đại An. Thượng Đức đã là hậu phương.
Trong bút kí có nhắc đến những người con, người anh của Thượng Đức , và tên họ đã làm rạng rỡ thêm cho chiến công : “ Một thời hoa đỏ” như anh Trương Đình Nam .
Tiếp bước anh thế hệ thanh niên Thượng Đức lớp lớp đứng lên : Anh Lê Văn Hai , chị Nguyễn Thị Cúc, và các thanh niên : Sơn, Hải , Đào, Đãi, Tuấn, Vĩnh, Đức...ra vùng giải phóng cầm súng bảo vệ quê hương.
Giữa mùa chiến dịch
Trở lại Thượng Đức
Bút kí của Hồ Duy Lệ
Thượng Đức - một tên làng mà dường như 20 năm qua chưa nhắc đến một cách đàng hoàng , trân trọng – cái tên , giờ đây có thể còn lại trong kỉ niệm và hồi ức của những chiến sĩ giải phóng quân năm xưa , trong lòng của những người dân bám trụ kiên cường trên một vùng tuyến lửa và - có thể nhiều người đã quên ?
Nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày chiến thắng Thượng Đức , Đại Lộc đã long trọng làm lễ khởi công đặt viên gạch đầu tiên xây dựng tượng đài Chiến thắng Thượng Đức để thực hiện một nguyện vọng với một lòng thành biết ơn chiến sĩ đã ngã xuống trên một vùng đất hào hùng và vô cùng nóng bỏng một thời.
HÀ THANH
Thượng Đức - Đại Lãnh hôm nay có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng nổ, nhiệt tình trong công tác, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng từng bước thay đổi diện mạo của một xã miền núi, có đường bộ, đường thuỷ đáp ứng nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hoá của nhân dân; sản xuất nông , lâm nghiệp ngày càng tăng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện ; giáo dục – y tế ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh ; an ninh chính trị được giữ vững ; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo , tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn cần có sự giúp đỡ của cấp trên như: điện - đường - trường - trạm.
Thượng Đức hôm nay
Lời kết :
hiến công lịch sử Thượng Đức còn để nhắc nhở những người còn sống phải ra sức làm tốt hơn những gì ta đã và đang làm để xây dựng quê hương ta trở nên giàu đẹp , không làm phụ lòng tin và ước mơ của những người đã ngã xuống cho quê hương.
C
Ghi chép của : Ngô Vĩnh Bình
Tướng Hoàng Đan hiện ở khu tập thể quân đội Nam Đồng ( quận Đống Đa - Hà Nội )Ông tuổi thìn ( 1928 ) Quê Nghi Thuận – Nghi Lộc - Nghệ An, ông là hậu duệ 21 đời của Sa Thai Đại Vương - một tuỳ tùng của Yết Kiêu “ Tổ sư của đặc công thuỷ Việt Nam”. Ông vào bộ đội đầu năm 1946 , tham gia cánh nam chiến dịch ĐBP (1954) trong cương vị trung đoàn phó. Đi học tại học viện quân sự cao cấp Liên Xô về làm quân đoàn 2, tư lệnh mặt trận phía bắc. Tướng Đan đã về hưu có 3 con đều là kĩ sư, đã có cháu nội, cháu ngoại.
Ông cũng là linh hồn của trận chiến Thượng Đức cách đây 20 năm.
Khi được hỏi về ý nghĩa trận đánh Thượng Đức mùa thu năm 1974 , ông cho rằng đó là một trận đánh lớn ta phải đổ xương máu, đổ mồ hôi , công sức và tiền của rất nhiều . Bằng trí và lực , bằng mồ hôi và xương máu của quân và dân Quảng Đà , của cán bộ chiến sĩ quân đoàn 2 mà trực tiếp là sư 304 , chúng ta đã chứng tỏ rằng chủ lực ta có thể đè bẹp chủ lực đối phương và như thế là có thể đánh lớn, có thể tổng tiến công để giành thắng lợi cuối cùng...
Ba ngày với tướng Hoàng Đan
GV - Nguyễn Thị Thu Sương- Trường TH Ngô Quang Tám
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM
THƯỢNG ĐỨC
CÁNH CỬA THÉP
BỊ MỞ TOANG
Thượng Đức một cụm cứ điểm kiên cố vững chắc án ngữ phía Tây Nam căn cứ liên hợp hải lục không quân khổng lồ Đà Nẵng của đế quốc Mĩ- nguỵ quyền Sài Gòn .
Mùa thu năm 1974, Khu uỷ V mở chiến dịch tấn công vào nhiều cứ điểm trọng yếu của địch ở Trung Trung Bộ, riêng ở Quảng Nam – Đà Nẵng ta tấn công căn cứ Nông Sơn và Thượng Đức.
Chiến thắng Thượng Đức không chỉ chặt đứt cánh cửa thép bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng mà còn có một ý nghĩa chiến lược quan trọng vào thời gian này- Đó là thước đo về sự so sánh giữa lực lượng vũ trang ta và quân chủ lực nguỵ. Từ thực tiễn đó đã góp phần cho Bộ Chính Trị và Quân uỷ Trung ương có những nhận định mới , đề ra những quyết sách đúng đắn và quyết định trongchiến lược tổng tấn công và nổi dậy vào mùa xuân lịch sử năm 1975.
Nhân kỉ niệm 20 năm ngày chiến thắng Thượng Đức
( 7/8/1974 – 7/8/1994 ), Nhà xuất bản Đà Nẵng , do Hồ Duy Lệ chủ biên, xuất bản quyển sách - Thượng Đức – Cánh cửa thép bị mở toang.
Nhằm nhắc về chiến công vẻ vang, ta nhớ và biết ơn những chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường và hi sinh anh dũng, nhớ thương và không được quên những đồng bào đã góp công , góp của và cả xương máu cho quê hương này.
Kỉ niệm chiến công lịch sử này còn để nhắc nhở những người còn sống phải ra sức làm tốt hơn những gì ta đã và đang làm để xây dựng quê hương ta trở nên giàu đẹp, không làm phụ lòng tin và ước mơ của những người đã ngã xuống cho quê hương.
Cấu trúc của sách gồm:
Khổ sách: 13 x 20
Paste : 160 trang không tính bìa
Bìa sách : dày , cứng
Mục lục: Sách gồm có các nội dung sau
02 hồi kí
02 kí sự
08 Ghi chép
02 bút kí
05 Bài thơ
Trích hồi kí “ Những năm tháng quyết định” của Đại tướng Hoàng Văn Thái
Qua trận Thượng Đức , lực lượng cơ động chiến lược của địch bị đánh một đòn nặng , ngày càng suy yếu, tinh thần sa sút và đang thực hiện co cụm chiến lược , điều có thể khẳng định là chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn chủ lực cơ động của địch . Kết luận đó có liên quan không nhỏ đến quyết tâm chiến lược của ta vào mục tiêu cuối cùng là Sài Gòn.
“Từ trận Thượng Đức này và các trận tiêu diệt quân chủ lực địch ở Chư Nghé, Đắc Pét trên Tây Nguyên ... Bộ Tổng Tham mưu đi đến nhận định và báo với với Quân uỷ Trung ương: Khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch . Chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối, so sánh lực lượng đã thay đổi , ta mạnh lên , địch yếu đi...”
“ Văn Tiến Dũng - Đại thắng mùa xuân”
Nhìn từ Thượng Đức
Trích hồi ký của tướng Hoàng Đan
Bài hồi kí này tướng Hoàng Đan nói về việc Bộ Tư Lệnh bàn quyết định cử ông vào tăng cường chỉ huy cho sư đoàn 304 – và ông vào 3 lần theo 3 đợt : Đợt tổ chức và chuẩn bị tác chiến , đợt đánh quận lị Thượng Đức lần thứ 2 và đợt đánh quân đoàn phản kích.
Lúc ấy sư trưởng 304 là đ/c Lê Công Phê và sư phó là đ/c Nguyễn Ân.
Trong hồi kí tướng Hoàng Đan có kể lại những khó khăn và các nguyên nhân chủ yếu về lối đánh của ta vào cụm cứ điểm Thượng Đức không thành . Bộ đội đã bị hi sinh và thương vong quá nhiều . Sau đó ông đã kể lại việc rút ra bài học được thử nghiệm ở 2 trận đánh tại Thượng Đức và lần thứ 3 phải phòng ngự để đánh địch tiến công tái chiếm lại Thượng Đức.
Trong hồi kí tướng Hoàng Đan có kể lại chỉ ngay trong trận đánh ngay trên chiến trường bộ đội ta đã vừa giữ cứ điểm vừa bổ sung chiến thuật . Nhờ công sự vững chắc , hoả lực mạnh , bộ đội ta nắm được cách đánh lực lượng được đủ để thay phiên chiến đấu nên trải qua 2 tháng từ cuối tháng 10 đến tháng 12 địch đều cố gắng cũng không chiếm điểm nào lại bị thương vong nhiều nên sư đoàn rút về sau , không những không lấy lại được Thượng Đức mà còn bị sư đoàn 304 bám sát gót truy kích.
Tôi vào Thượng Đức
Kí sự của Cao Tiến Lê
Có những câu chuyện mà khi ta nghe kể và trong suy nghĩ của ta lạ lẫm và rất xa hoặc ở đâu đó trong miền cổ tích ...
Thượng Đức quê ta là miền quê cũng lắm đau thương và anh dũng mà sử sách vang tên , nơi đây là chiến trường năm xưa với thời gian để lại những chiến công lừng lẫy mà trong đó quân ,dân Thượng Đức , Đại Lộc , QN đã góp phần to lớn về sức của , công và cả xương máu của mình cho quê hương .
Trước đây , năm 1974 trở về trước Mĩ ,ngụy chọn Thượng Đức với ngọn đồi phía tây nam gối đầu lên hai dòng sông mang tên Vu Gia hiền hoà làm án ngữ kiên cố phòng thủ cho Đà Nẵng. Hệ thống hầm ngầm , luỹ hào được xây dựng kiên cố . Có hệ thống bơm nước cho từng khu , có đèn sáng , bóng đèn chiếu sáng qua các hàng rào thép gai bung và dù. Khu quận lị chỉ cách tiểu đoàn biệt động một hàng rào , các cơ quan chính quyền kéo dài đến cầu và chợ Hà Tân , gồm các trụ sở , y tế , Đảng dân chủ , Đại Việt , Quốc dân đảng...Có vũ khí : 2 pháo 105 hoạt động , có các loại súng nguy hiểm như ĐKZ đỉnh , mìn clay mo và mìn chập mạch . Tầng tầng hoả khí dày đặc khi phát dương hết hoả lực , chỉ cần giơ bàn tay khỏi mặt đất là trúng đạn ngay.
Đi tới Thượng Đức
Các lực lượng yểm trợ gồm có pháo 175 li từ Hà Sống bắn tới, có trung đoàn 2, trung đoàn 56,57, sẵn sàng chi viện. Có máy bay từ Đà Nẵng... Về thực phẩmdự trữ đủ ăn cho 1 tháng . Đây là chưa kể hàng phòng thủ bên ngoài gồm dân vệ , rồi phòng vệ dân sự , các lưới điệp ngầm...
Chỉ huy tiểu đoàn biệt động số 79 là thiếu tá Hà Văn Lầu 35 tuổi, một vợ 3 con , nhập ngũ năm 1960. Tên thiếu tá quận trưởng là Nguyễn Quốc Hùng 30 tuổi và đại uý chi khu phó Vũ Trung Tín , người được “Tổng tham mưu trưởng quân lực VNCH , Đại tướng Cao Văn Viên tuyên dương công trạng về lòng dũng cảm có kèm theo Anh dũng bội tinh với ngôi sao đồng, gửi về KBC 413 và đại tá Lê Trí Tân tiểu khu trưởng biên khu QN trực tiếp trao tặng .”
Về phía ta : Ý nghĩa trận đánh vào chi khu quân sự Thượng Đức đã được phổ biến tận chiến sĩ . Đây là một cứ điểm từ xưa đến nay địch làm bàn đạp để đưa quân đi lấn chiếm vùng giải phóng , như một cái nấm độc , ta phải nhổ tận gốc , cái khó của trận đánh này là tiêu diệt sinh lực địch bao gồm cả tiêu diệt lực lượng kềm kẹp nhưng các đơn vị phải làm sao bảo vệ được
13 000 dân.
Kí sự nói đến lòng kiêu hãnh và tự hào của những người đi trước ... Mai sau người ta sẽ hỏi lớp trẻ của năm 1974 này : các anh đã làm gì cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước ? Thế hệ này để lại dấu ấn gì trong lịch sử ? Và trước mắt anh đã làm gì để xứng đáng với lòng tin của nhân dân QNĐN , những người đã trao anh lá cờ đỏ thắm và hi vọng anh sẽ cắm nó trên đỉnh cao Thượng Đức ?
Lã Hoan – Ghi chép
Những tư liệu và sự kiện trong bài này dựa trên lời kể của thiếu tướng Lê Công Phê , nguyên sư đoàn trưởng 304, nguyên tư lệnh trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hoá, hiện là chủ tịch Hội cựu chiến binh Thanh Hoá.
Hàng ngày hàng giờ , địch không những chăm lo tăng cường củng cố Thượng Đức mà còn thường xuyên cho quân nống ra các vùng xung quanh , trực tiếp uy hiếp tuyến đường vận tải cơ giới phía tây tỉnh Quảng Đà của ta. Tố cáo , cảnh cáo nhiều lần nhưng đều được địch trả lời bằng cách lấn tới . Không những chúng gọi căn cứ Thượng Đức là “ con mắt ngọc” , từ đó có thể nhìn thấu tận tim gan và khống chế vùng giải phóng của ta mà còn huênh hoang tuyên bố : “ Thượng Đức là cánh cửa thép bất khả xâm phạm” và “ nước sông Vu Gia chảy ngược thì Việt Cộng mới lấy được Thượng Đức”... Còn với ta thì Thượng Đức có thể ví như một cái “ nút chai” vậy . Bật được cái “ nút chai” ấy là mở thông con đường về Đà Nẵng...
Và quả thật , căn cứ Thượng Đức đã phần nào “ xứng đáng” với những lời huênh hoang của địch trong suốt một thời gian dài. Trong các năm 1968, 1969, 1970 ta đã nhiều lần đánh Thượng Đức nhưng không có kết quả . Cùng với hệ thống hầm ngầm kiên cố liên hoàn , địch thường xuyên có mặt ở Thượng Đức một lực lượng lớn.
Đây là cuộc đấu trí , đấu sức quyết liệt giữa ta và và địch , với nổ lực rất cao quân và dân . Đúng 8h30 ngày 7/8/1974, 10 ngày sau khi có lệnh “ bão táp” lá cờ cách mạng do Đảng bộ và nhân dân Quảng Đà trao cho sư đoàn 304 đã phất phới tung bay giữa bầu trời Thượng Đức “ Cánh cửa thép đã bị mở toang” .
Kỉ niệm của vị tướng
Vân Giang – Ghi theo lời kể của Trung tướng Nguyễn Chánh Nguyên Phó tư lệnh Quân khu V, và trong BTL chiến dịch Nông Sơn – Trung phước – Thượng Đức mùa thu 1974
Bài kể có nhắc đến cả 3 trận đánh vào Thượng Đức , không dứt điểm , bộ đội ta thương vong quá nhiều : Lúc này ở sở chỉ huy Sở ta nhận được điện của Ngô Quang Trưởng Tư lệnh vùng I chiến thuật nguỵ tại Đà Nẵng lệnh cho tiểu đoàn 79 Biệt động tại Thượng Đức phải tử thủ .
Như vậy là Thượng Đức gặp khó khăn , Tư lệnh Quân khu anh Chu Huy Mân lệnh dừng trận đấnh thứ 4 vì đánh liên tục, địch không ngừng phản kích, trời nóng, thức khuya, căng thẳng, đảm bảo hậu cần có khó khăn nên bộ đội, cán bộ đều rất mệt , lại không vui vì chưa dứt điểm được Thượng Đức. Làm tư tưởng tốt nhất lúc này chỉ có đánh thắng.
Lúc này cả chiến dịch nhất trí với nhau là làm sao đưa được pháo lên đồi cao , bắn thẳng vào mục tiêu mới chắc ăn . Công sự cố thủ của địch kiên cố , ta chỉ dùng pháo bắn cấp tập chế áp thì không ăn . Thế là với 300 dân cùng với bộ đội chỉ một ngày vừa nửa đêm, pháo đã lên đồi gồm: 2 pháo chống tăng76,2 ly và 2 pháo cao xạ 37 ly. Đến mờ sáng ngày 7/8/1974 pháo ta đồng loạt nổ ran . Các ụ pháo của địch tê liệt ... Địch trong đồn tháo chạy ra hướng bờ sông , ở đây đã có lực lượng Tỉnh đón lỏng tiêu diệt , bắt sống nhiều địch trong đó có Lầu :tiểu đoàn trưởng 79 đã bị thương nặng . Đến 10h sáng thì chúng cho máy bay lên lên ném bom huỷ diệt .
Nhớ lại
Thắng lợi Thượng Đức cho ta hiểu hơn và càng yêu mến hơn nhân mình , họ đã đóng góp cả xương máu, tài sản và tình cảm cho công cuộc chống kẻ thù , họ chịu rất nhiều thiệt thòi mà không hề so đo tính toán với ai.
Từ trận Thượng Đức bộ Tư lệnh rút ra bài học về tổ chức chuẩn bị chiến đấu của pháo hiệp đồng tấn côngvào khu phòng thủ quan trọng của địch là có hiệu quả nhất.
Chính nhờ cánh cửa sắt Thượng Đức được mở, mà ngày 29/3/1975 , lực lượng sư đoàn 304 có điều kiện tiến quân thần tốc theo quốc lộ 14 đánh chiếm Phước Tường, Ninh An, Tây sân bay Đà Nẵng, phối hợp nhịp nhàng với sư đoàn 2 đang theo quốc lộ 1 tiến vào trung tâm thành phố Đà Nẵng, chiếm sân bay Đà Nẵng, chiếm quân đoàn 1 . Cùng lúc bộ đội của Tỉnh đánh chiếm sân bay Nước Mặn, chiếc cầu Trịnh Minh Thế. Các quân binh chủng của ta tiến vào hỗ trợ với lực lượng nổi dậy chiếm lĩnh toàn bộ thành phố Đà Nẵng.
( Phạm Đức Nam, Nguyên Lúc ấy là CT UBND Tỉnh QN-ĐN )
Từ Thượng Đức đến Đà Nẵng
Của Đỗ Văn
Trên đường về Gò Nổi, tình cờ tác giả gặp được anh : Trung tướng Phan Hoan Tư lệnh trưởng Mặt trận Quảng Đà . Mấy lần về công tác ở mặt trân 4 , chúng tôi đã có dịp làm quen nhau . Anh là người rất dễ gần gũi và quý mến , vui vẻ , thoải mái khi tiếp xúc với nhiều nhà báo , nhà văn , anh cũng rất dân dã , qua câu chuyện anh anh trao đổi về công tác . Anh luôn thầm nhắc đến với các chiến sĩ D76, E96, những chiến sĩ ở Hải Phòng , Thanh Hoá , từ mọi miền đất nước đã mãi mãi nằm lại trên mảnh đất QN-ĐN
Một giờ với Trung tướng Phan Hoan
Thanh Quế
Trong bài viết này tác giả ghi chép theo lời kể của đ/c Nguyên phó ban đấu tranh chính trị Quảng Đà , trong ban chỉ huy Đoàn Dân chính Đảng Quảng Đà tại mặt trận Thượng Đức là những người đã gián tiếp và cả trực tiếp tham gia trong việc giải phóng quận lị Thượng Đức , sau đó lo chỗ ăn, chỗ ở trị bệnh cho cho bà con ,ngoài ra còn lo tiếp quản , thu chiến lợi phẩm khi bộ đội chiếm lĩnh Thương Đức , chôn cất liệt sĩ, đưa thương binh về tuyến sau , cũng như giải quyết tù binh, thương binh tử sĩ địch
Chúng tôi tham gia chiến dịch Thượng Đức
Bút ký của Lê Hoài Hương
Chúng tôi vào Thượng Đức , Nắng chói chang . Thượng Đức chỉ còn là một ngọn đồi trọc lóc nham nhở , ngổn ngang gạch ngói, tôn , dây kẽm gai , thùng đạn, bao đất . Dưới chân đồi khu dồn Hà Tân còn nghi ngút khói sau trận ném bom huỷ diệt hồi 10h sáng nay.
Trước sân chi khu , khẩu súng 81 ly chưa kịp bắn chổng gọng lên những vùng toạ độ, những khẩu đại liên 50 ly , 12,7li gập nòng trên những lô cốt sụn nát , hàng chục chiếc xe xì lốp , súng AR15, mìn Clây mo, dây đạn lổn ngổn vương vãi khắp mọi nơi . Dưới 13 bậc tam cấp hầm ngầm , xác thằng quận trưởng Nguyễn Quốc Hùng bắt đầu có mùi thối . Bộ đội hành quân đi hàng dài trên cầu Đại An. Thượng Đức đã là hậu phương.
Trong bút kí có nhắc đến những người con, người anh của Thượng Đức , và tên họ đã làm rạng rỡ thêm cho chiến công : “ Một thời hoa đỏ” như anh Trương Đình Nam .
Tiếp bước anh thế hệ thanh niên Thượng Đức lớp lớp đứng lên : Anh Lê Văn Hai , chị Nguyễn Thị Cúc, và các thanh niên : Sơn, Hải , Đào, Đãi, Tuấn, Vĩnh, Đức...ra vùng giải phóng cầm súng bảo vệ quê hương.
Giữa mùa chiến dịch
Trở lại Thượng Đức
Bút kí của Hồ Duy Lệ
Thượng Đức - một tên làng mà dường như 20 năm qua chưa nhắc đến một cách đàng hoàng , trân trọng – cái tên , giờ đây có thể còn lại trong kỉ niệm và hồi ức của những chiến sĩ giải phóng quân năm xưa , trong lòng của những người dân bám trụ kiên cường trên một vùng tuyến lửa và - có thể nhiều người đã quên ?
Nhân dịp kỉ niệm 20 năm ngày chiến thắng Thượng Đức , Đại Lộc đã long trọng làm lễ khởi công đặt viên gạch đầu tiên xây dựng tượng đài Chiến thắng Thượng Đức để thực hiện một nguyện vọng với một lòng thành biết ơn chiến sĩ đã ngã xuống trên một vùng đất hào hùng và vô cùng nóng bỏng một thời.
HÀ THANH
Thượng Đức - Đại Lãnh hôm nay có đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng nổ, nhiệt tình trong công tác, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng từng bước thay đổi diện mạo của một xã miền núi, có đường bộ, đường thuỷ đáp ứng nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hoá của nhân dân; sản xuất nông , lâm nghiệp ngày càng tăng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện ; giáo dục – y tế ngày càng đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh ; an ninh chính trị được giữ vững ; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo , tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn cần có sự giúp đỡ của cấp trên như: điện - đường - trường - trạm.
Thượng Đức hôm nay
Lời kết :
hiến công lịch sử Thượng Đức còn để nhắc nhở những người còn sống phải ra sức làm tốt hơn những gì ta đã và đang làm để xây dựng quê hương ta trở nên giàu đẹp , không làm phụ lòng tin và ước mơ của những người đã ngã xuống cho quê hương.
C
Ghi chép của : Ngô Vĩnh Bình
Tướng Hoàng Đan hiện ở khu tập thể quân đội Nam Đồng ( quận Đống Đa - Hà Nội )Ông tuổi thìn ( 1928 ) Quê Nghi Thuận – Nghi Lộc - Nghệ An, ông là hậu duệ 21 đời của Sa Thai Đại Vương - một tuỳ tùng của Yết Kiêu “ Tổ sư của đặc công thuỷ Việt Nam”. Ông vào bộ đội đầu năm 1946 , tham gia cánh nam chiến dịch ĐBP (1954) trong cương vị trung đoàn phó. Đi học tại học viện quân sự cao cấp Liên Xô về làm quân đoàn 2, tư lệnh mặt trận phía bắc. Tướng Đan đã về hưu có 3 con đều là kĩ sư, đã có cháu nội, cháu ngoại.
Ông cũng là linh hồn của trận chiến Thượng Đức cách đây 20 năm.
Khi được hỏi về ý nghĩa trận đánh Thượng Đức mùa thu năm 1974 , ông cho rằng đó là một trận đánh lớn ta phải đổ xương máu, đổ mồ hôi , công sức và tiền của rất nhiều . Bằng trí và lực , bằng mồ hôi và xương máu của quân và dân Quảng Đà , của cán bộ chiến sĩ quân đoàn 2 mà trực tiếp là sư 304 , chúng ta đã chứng tỏ rằng chủ lực ta có thể đè bẹp chủ lực đối phương và như thế là có thể đánh lớn, có thể tổng tiến công để giành thắng lợi cuối cùng...
Ba ngày với tướng Hoàng Đan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Sương
Dung lượng: 830,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)