THUC HANH SOAN VAN BAN DANG

Chia sẻ bởi Lê Văn Út Hòa Tân | Ngày 12/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: THUC HANH SOAN VAN BAN DANG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP THỰC HÀNH SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG CẤP CƠ SỞ
Bài 12:
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BÀI TẬP THỰC HÀNH SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG CẤP CƠ SỞ
1. Khái niệm:
- Bài tập là những tình huống có vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những tri thức đã học để vận dụng vào giải quyết vào giải quyết vấn đề đặc ra đó.
- Thực hành tức là tiến hành những thao tác cụ thể, thực hiện các bước, từng quy trình để áp dụng những nguyên lý lý thuyết vào thực tế làm một công việ nhất định.
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BÀI TẬP THỰC HÀNH SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG CẤP CƠ SỞ
1. Khái niệm:
- Bài tập thực hành là những tình huống lấy ra từ thực tiễn để tập áp dụng lý thuyết đã học vào giải quyết tình huống thực tiễn đó.
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BÀI TẬP THỰC HÀNH SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG CẤP CƠ SỞ
2. Mục đích, yêu cầu cầu của bài tập thực hành soạn thảo văn bản:
- Mục đích:
+ Nắm vững các quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức của các loại văn bản.
+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn từ, văn phong, kỹ thuật soạn thảo một số loại văn bản phổ biến
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BÀI TẬP THỰC HÀNH SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG CẤP CƠ SỞ
2. Mục đích, yêu cầu cầu của bài tập thực hành soạn thảo văn bản:
- Yêu cầu:
+ Bám sát các quy định của Đảng về thể thức, thẩm quyền, quy trình, thủ tục ban hành văn bản.
+ Phải sát với thực tiễn hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng ở cơ sở.
+ Qua đó phải biết soạn thảo một số loại văn bản phổ biến của chức đảng cấp cơ sở.
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH SOẠN THẢO MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG CẤP CƠ SỞ
1. Những vấn đề cần chú ý khi làm bài tập:
- Nắm vững và tuân thủ đúng những quy định của Đảng về thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức các loại văn bản được quy định rất cụ thể, chi tiết rất cao của Đảng.




Các thể loại văn bản của Đảng gồm:




Các thể loại văn bản của Đảng gồm:
17. Kế hoạch
18. Quy hoạch
19. Chương trình
20. Đề án
21. Tờ trình
22. Công văn
23. Biên bản
24. Các loại giấy tờ hành chính




Các thể loại văn bản của Đảng gồm:

24. Các loại giấy tờ hành chính
1- Giấy giới thiệu
2- Giấy chứng nhận
3- Giấy đi đường
4- Giấy nghỉ phép
5- Phiếu gửi …
1. Các cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương:
- ĐHĐBTQ của Đảng ban hành: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi.
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTW) ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo.
Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
1. Các cơ quan lãnh đạo cấp Trung ương:
Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
- Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
- Ban Bi thư ban hành: quyết định, chỉ thị, Kết luận, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
2. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW (gọi chung là cấp tỉnh)
- ĐHĐB cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW ban hành: Nghị quyết, quy chế, thông báo.
- Ban chấp hành (BCH) ĐB tỉnh, thành phố ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
- Ban thường vụ (BTV) TU ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
3. Các CQ lãnh đạo đảng cấp huyện, quận, thị xã, th/phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
- ĐHĐB cấp huyện ban hành: Nghị quyết, quy chế, thông báo.
- BCH ĐB huyện (gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
- BTV HU ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở
- Đại hội đảng bộ ban hành: Nghị quyết.
- BCH đảng bộ cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
- BTV đảng ủy cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, quy chế, thông báo, báo cáo.
Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
Các tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng
- Quân ủy TW, ĐU Công an TW, các ĐU khối các CQ TW và các ĐB trực thuộc TW được ban hành các loại VB tương ứng với các CQ lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, th/phố trực thuộc TW.
- Các ĐU trực thuộc TU được ban hành các loại VB tương ứng với các CQ lãnh đạo Đảng cấp huyện.
- Các ĐU trực thuộc HU, QU, TU được ban hành các loại VB tương ứng với các CQ lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.
Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
6. Các cơ quan tham mưu giúp việc cấp ủy các cấp ban hành: Quyết định, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, thông báo, báo cáo.
7. Các đảng đoàn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo.
Thẩm quyền ban hành văn bản của Đảng
8. Ngoài các VB được ban hành theo thẩm quyền nêu trên, các cấp ủy, tổ chức, CQ Đảng được quyền b/hành các loại VB như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và được sử dụng các loại giấy tờ hành chính nêu trên.
Thể thức VB của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của VB được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của VB.
Thể thức văn bản của Đảng
Các thành phần thể thức
* Các thành phần thể thức bắt buộc
- Tiêu đề “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM",
- Tên cơ quan ban hành VB (tác giả),
- Số và ký hiệu VB,
- Địa điểm và ngày tháng năm ban hành VB,
- Tên loại VB và trích yếu nội dung VB,
- Phần nội dung VB,
- Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ ban hành VB,
- Nơi nhận VB.
* Các thành phần thể thức bổ sung:
- Dấu chỉ mức độ mật (A, B, C),
- Dấu chỉ mức độ khẩn (khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc)
- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, bản thảo và tài liệu hội nghị,
Các thành phần thể thức bổ sung do người ký VB quyết định.
* Bản chính, bản sao và các th/phần thể thức bản sao
- Bản chính là bản hoàn chỉnh, đúng thể thức, có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền và dấu của CQ ban hành.
Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính.
Th/phần thể thức bản sao:
+ Tên cơ quan sao VB,
+ Số và ký hiệu bản sao,
+ Địa điểm và ngày, tháng, năm sao VB,
+ Các chỉ dẫn loại bản sao,
+ Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ sao VB,
+ Nơi nhận bản sao.
* Bản chính, bản sao và các th/phần thể thức bản sao (tiếp theo)
Cách trình bày các thành phần thể thức
Các thành phần thể thức bắt buộc
a. Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam" (1)
Tiêu đề trên VB của Đảng là "Đảng Cộng sản Việt Nam".
Vị trí: được trình bày góc phải, dòng đầu, trang đầu, bằng chữ in hoa đứng, chân phương, phía dưới có đường kẻ ngang để phân cách với địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành VB. Đường kẻ có độ dài bằng độ dài dòng tiêu đề
Ví dụ: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tác dụng: Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam" trên VB là th/phần thể thức xác định VB đó là của Đảng.
Vị trí: được trình bày ở trang đầu, bên trái, phía trên ngang với dòng tiêu đề, bằng chữ in hoa đứng, đậm. Tên CQ cấp trên viết bằng chữ in hoa đứng. Dưới tên CQ ban hành VB có dấu sao (*) để phân cách với số và ký hiệu.
Tác dụng: Giúp cho nơi nhận biết tên và vị trí của tác giả VB trong hệ thống tổ chức Đảng, thuận tiện cho việc liên hệ, trao đổi với CQ ban hành VB, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác VTLT, c/tác ngh/cứu, khai thác TL.
b. Tên cơ quan ban hành VB (2)
- Văn bản của ĐH Đảng toàn quốc, ĐHĐB các cấp ghi tên CQ ban hành VB như sau:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
Ví dụ: ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ . . .
*
+ Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố
Ví dụ:
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ TỈNH SƠN LA
LẦN THỨ...
*
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ KHỐI I CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
LẦN THỨ...
*
+ Đại hội Đảng bộ cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
Ví dụ:
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ HUYỆN MƯỜNG LAY
LẦN THỨ...
*
+ Đại hội Đảng bộ cơ sở
Ví dụ : ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
ĐẢNG BỘ PHƯỜNG NGỌC HÀ
NHIỆM KỲ ……
*
- Văn bản của các CQ, TC đảng được lập theo quyết định của cấp ủy (ĐĐ, BCS, các ban cấp ủy) thì ghi tên cấp ủy cấp trên và tên CQ ban hành VB
+ Văn bản của các ban TW Đảng
Ví dụ: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TỔ CHỨC
*
+ Văn bản của các ĐĐ thuộc TW Đảng
Ví dụ: BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG ĐOÀN HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
*
c. Số và ký hiệu văn bản (3)
Số VB là số thứ tự được ghi liên tục từ 01 của mỗi loại VB của cấp ủy, các ban, các ĐĐ, BCS đảng trực thuộc cấp ủy ban hành trong một nhiệm kỳ cấp ủy. Số VB viết bằng số Ả rập.
Ký hiệu VB gồm hai nhóm chữ viết tắt của tên thể loại VB và tên CQ ban hành VB.
Ký hiệu VB được viết bằng chữ in hoa, giữa số và ký hiệu có dấu ngang (-), giữa tên loại và tên CQ trong ký hiệu có dấu gạch chéo (/).
Vị trí trình bày: Số và ký hiệu được trình bày cân đối dưới tên CQ ban hành VB
Ví dụ:
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
VĂN PHÒNG
*
Số 127 - CV/VPTW
Tác dụng: Thuận tiện cho việc đăng ký, phân loại, sắp xếp, thống kê, tra tìm VB, v.v....
d. Địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành VB (4)
- Địa điểm ban hành văn bản:
+ Văn bản của các CQ Đảng cấp TW và của cấp tỉnh, th/phố trực thuộc TW ghi địa điểm ban hành VB là tên th/phố hoặc thị xã tỉnh lỵ mà CQ ban hành VB có trụ sở.
+ Văn bản của các CQ Đảng cấp huyện, quận, thị xã, th/phố thuộc tỉnh và của xã, phường, thị trấn thì địa điểm ban hành VB là tên riêng của huyện, quận, thị xã, th/phố, xã, phường, thị trấn đó.
- Ngày, tháng, năm ban hành văn bản:
Ngày, tháng, năm ban hành VB là ngày ký chính thức VB đó.
Vị trí trình bày: ở trang đầu, phía phải, dưới tiêu đề VB. Giữa địa điểm và ngày tháng năm ban hành có dấu phẩy (,).
Tác dụng: tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ trực tiếp khi cần. Ngày, tháng, năm ban hành bảo đảm giá trị pháp lý về thời gian của VB, thuận tiện cho việc phân loại, lập HS, tra tìm ng/cứu, v.v....
đ. Tên loại VB và tr/yếu nội dung VB (5)
- Tên loại văn bản là tên gọi của thể loại VB đó, như: nghị quyết, chỉ thị, quyết định, v.v....
- Tr/yếu nội dung VB là phần tóm tắt ngắn gọn, chính xác chủ đề của nội dung VB. Trong tr/yếu nội dung một số loại VB có ghi tên CQ ban hành VB đó.

Vị trí trình bày: Tên loại VB và Tr/yếu nọi dung được trình bày chính giữa trang giấy, phía dưới ngày, tháng, năm ban hành và số - ký hiệu VB bằng chữ in hoa đứng.
Tr/yếu nội dung VB được tr/bày dưới tên loại bằng chữ in thường đậm, đứng. Riêng công văn, tr/yếu nội dung được tr/bày dưới số và ký hiệu bằng chữ in thường, nghiêng cỡ chữ nhỏ hơn chữ trình bày nội dung.
Tác dụng: Tên loại thể hiện tầm quan trọng của VB
Tr/yếu nội dung VB giúp nơi nhận nhanh chóng hiểu đúng chủ đề của nội dung VB. Tên loại VB và tr/yếu nội dung VB tạo điều kiện rất thuận tiện cho cán bộ nghiệp vụ đăng ký VB, lập hồ sơ, tra tìm, ngh/cứu v.v...
e. Phần nội dung văn bản (6)
Phần nội dung VB là phần thể hiện toàn bộ nội dung cụ thể của VB. Nội dung VB phải phù hợp với thể loại VB.
Vị trí trình bày: Phần nội dung VB được trình bày dưới phần tên loại và trích yếu nội dung.
Tác dụng: Phần nội dung VB là phần chính, quan trọng nhất vì chứa nội dung của VB.
g. Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ ban hành (7)
- Chữ ký, thể thức đề ký:
+ Chữ ký thể hiện trách nhiệm và thẩm quyền của người ký đối với VB được ban hành. Văn bản phải ghi đúng, đủ chức vụ và họ tên người ký. Không được dùng bút chì, bút mực đỏ, mực dễ phai nhạt để ký VB.
+ Đối với VB của các cấp ủy, hoặc của UBKT và của các Đảng đoàn, BCS Đảng các cấp thể thức đề ký là T/M (thay mặt).
g. Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ ban hành
- Chữ ký, thể thức đề ký: (tiếp theo)
+ Đối với VB của VP, các Ban tham mưu, giúp việc cấp ủy do cấp trưởng ký trực tiếp. Nếu cấp phó được phân công hoặc ủy quyền ký thay thì thể thức đề ký là K/T (ký thay).
+ Đối với một số VB được BTV cấp ủy hoặc thủ trưởng CQ đảng ủy quyền ký thì ghi thể thức đề ký là T/L (thừa lệnh). Người được ủy quyền trực tiếp ký thừa lệnh không ủy quyền lại cho người khác ký thay.
- Dấu cơ quan ban hành:
Dấu CQ ban hành VB xác nhận pháp nhân, thẩm quyền của CQ ban hành VB. Dấu đóng trên VB phải đúng chiều, rõ ràng, ngay ngắn và trùm lên khoảng từ 1/3 đến 1/4 chữ ký ở phía bên trái. Mực dấu có mầu đỏ tươi theo quy định của Bộ Nội vụ.
Vị trí trình bày: Thể thức đề ký, chữ ký, và dấu CQ ban hành được trình bày bên phải, dưới phần nội dung VB
Tác dụng: Chữ ký, thể thức đề ký và dấu CQ là th/phần thể thức rất q/trọng thể hiện tr/nhiệm, chế độ làm việc của CQ, th/quyền b/hành VB của CQ và th/quyền của người có tr/nhiệm ký VB, bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành VB.
h. Nơi nhận (8)
- Nơi nhận là tên CQ hoặc cá nhân có trách nhiệm nhận VB để thi hành, để giải quyết, để theo dõi, để biết, v. v... và để lưu. Cần ghi rõ mục đích gửi VB đối với từng nơi nhận.
Vị trí trình bày: Đối với VB có tên gọi nơi nhận được trình bày tại góc trái dưới phần nội dung VB.
Đối với CV ghi trực tiếp sau các cụm từ "Kính gửi..." phía trên phần nội dung VB và ghi vào góc trái dưới phần nội dung VB (nếu gửi nhiều nơi).
Tác dụng: giúp cho VT tính đủ số lượng bản cần đánh máy hoặc in và gửi VB đến nơi nhận chính xác, kịp thời, quản lý chặt chẽ VB phát hành. Thông qua mục đích gửi VB giúp cho nơi nhận biết được trách nhiệm của mình đối với VB.
2. Cách trình bày các th/phần thể thức bổ sung
a. Dấu chỉ mức độ mật (9)
Dấu chỉ mức độ mật có 3 mức: mật (C), tối mật (B) và tuyệt mật (A).
Vị trí trình bày: phía dưới số và ký hiệu VB
Tác dụng: dấu hiệu chỉ rõ tính chất mật của VB nhằm bảo vệ bí mật cho TL, quá trình soạn thảo, ban hành, phát hành, xử lý VB, sử dụng, lập hồ sơ và bảo quản TL.

b. Dấu chỉ mức độ khẩn (10)
Dấu chỉ mức độ khẩn có 3 mức: khẩn, thượng khẩn và hỏa tốc.
Vị trí trình bày: Dấu chỉ mức độ khẩn được trình bày ở dưới dấu chỉ mức độ mật
Tác dụng: Bảo đảm xử lý VB kịp thời, không chậm trễ về thời gian.
c. Chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, dự thảo và TL hội nghị
- Đối với văn bản cần phải chỉ dẫn phạm vi phổ biến, sử dụng thì phải ghi hoặc đóng các dấu chỉ dẫn cụ thể cho từng trường hợp như : "THU HỒI", "XONG HỘI NGHỊ TRẢ LẠI", "XEM XONG TRẢ LẠI", "XEM XONG TRẢ LẠI trước ngày.... ", "KHÔNG PHỔ BIẾN", "LƯU HÀNH NỘI BỘ". Các thành phần này được trình bày dưới địa điểm và ngày tháng năm ban hành văn bản (ô số 11 - mẫu 1). Riêng trường hợp chỉ dẫn "KHÔNG PHỔ BIẾN TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG" ghi ở phía dưới, chính giữa trang cuối cùng của văn bản.Tác dụng: Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, sử dụng giúp cho người xử lý VB biết giới hạn sử dụng VB đó; giúp CQ phát hành thu hồi đủ các VB cần thu hồi.
c. Chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, dự thảo và TL hội nghị
- Đối với văn bản dự thảo nhiều lần thì phải ghi ngày tháng năm dự thảo và có chỉ dẫn "Dự thảo lần thứ..." được trình bày dưới số và ký hiệu (ô số 12b - mẫu 1); văn bản giao cho các cơ quan, đơn vị chức năng dự thảo thì có thể ghi tên cơ quan, đơn vị đó vào trang cuối, phía trái văn bản.
- Văn bản được sử dụng tại hội nghị thì ghi chỉ dẫn "Tài liệu hội nghị... ngày...", trình bày phía trên tiêu đề và địa điểm, ngày tháng năm ban hành văn bản (ô số 12 a - mẫu 1).
3. Bản sao và cách tr/bày các th/phần thể thức bản sao
a. Bản sao:
- Bản sao nguyên văn bản chính: là bản sao nguyên văn từ bản chính do CQ b/hành bản chính đó nhân sao và phát hành.
+ Nếu bản sao sao từ bản chính do cơ quan ban hành sao bằng photocopy (chỉ photocopy riêng phần chữ ký, không photocopy dấu) và đóng dấu CQ ban hành thì bản sao đó được xem như bản chính và không phải tr/bày thể thức bản sao.
+ Nếu photocopy bản chính cả phần chữ ký và dấu thì phải tr/bày thể thức bản sao.
Bản sao lục: là bản sao lại toàn văn bản của cơ quan khác do cơ quan nhận văn bản được phép nhân sao và phát hành
Bản trích sao: là bản sao lại một phần nội dung từ bản chính do cơ quan ban hành bản chính hoặc cơ quan lưu trữ đang quản lý bản chính thực hiện.
b- Các hình thức sao
- Sao thông thường: là sao lại bằng cách viết lại hay đánh máy lại nội dung văn bản.
- Sao photocopy: là hình thức sao chụp lại văn bản bằng máy photocopy, máy FAX hoặc các thiết bị chụp ảnh khác.
c. Cách trình bày các thành phần thể thức bản sao
Vị trí trình bày:
+ Tên cơ quan sao văn bản trình bày ở góc trái trên cùng của thể thức sao, dưới đường phân cách.
+ Số và ký hiệu bản sao: các bản sao được đánh chung một hệ thống số theo nhiệm kỳ cấp ủy. Số và ký hiệu bản sao trình bày dưới tên cơ quan sao
+ Địa điểm và ngày, tháng, năm sao văn bản trình bày trên cùng, góc phải của thể thức sao
+ Chỉ dẫn loại bản sao: "Sao nguyên văn bản chính", "Sao lục", "Trích sao từ bản chính số... ngày... của..." Các chỉ dẫn bản sao được trình bày dưới địa điểm và ngày tháng năm ban hành VB bằng chữ thường, đậm, nghiêng.
+ Họ tên người ký sao và dấu CQ sao trình bày dưới chỉ dẫn loại bản sao
+ Nơi nhận văn bản sao nếu cần thiết có thể ghi mục đích sao gửi như: để thi hành, để phổ biến.
Tác dụng:
Các th/phần thể thức bản sao giúp cho các CQ thực hiện quy trình sao đúng nguyên tắc, thủ tục, bảo đảm đủ các th/phần thể thức bản sao nhằm giữ nguyên giá trị VB và tạo điều kiện để quản lý chặt chẽ VB sao.
Tóm lại:
Thể loạị VB, th/quyền ban hành và thể thức VB của Đảng luôn có mối quan hệ gắn bó trong việc ban hành VB hoàn chỉnh.
Nếu chọn thể loại VB không phù hợp với ch/năng thì tác dụng VB đó không cao. Nếu ban hành VB sai thẩm quyền thì VB đó không có giá trị pháp lý thậm chí có trường hợp phản tác dụng.
Nếu VB ban hành không đủ các th/phần thể thức, tr/bày các th/phần đó không đúng vị trí thì giá trị thực tiễn không cao, gây nhiều khó khăn cho c/tác VT và c/tác LT.
Bài tập:
- Soạn thảo một nghị quyết đại hội đảng bộ xã, chi bộ cơ sở (cơ quan, đơn vị) đang công tác.
- Là VB quan trọng nhất của cấp ủy, trình bày những quan điểm về nhận định tình hình, xác định những phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp quan trọng.
+ Có NQ trình bày đủ theo khuôn mẫu từ tình hình đến chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp; có NQ ngắn gọn như NQ thông qua báo cáo của BCH, BTV cấp ủy.
+ Có NQ trình bày về phương hướng nhiệm vụ hành động của cấp ủy có NQ về tổ chức, nhân sự, khen thưởng, kỷ luật, công tác cán bộ…
Đặc điểm của Nghị quyết
- Chức năng quan trọng nhất của NQ nhằm củng cố tăng cường sự nhất trí của tất cả các thành viên tham gia ĐH ĐB, HN cấp ủy, xây dựng sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn đảng hoặc trong từng đảng bộ để thực hiện những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

NQ của cấp dưới gửi lên cấp trên có giá trị như một báo cáo giúp cấp trên nắm tình hình chủ trương giải pháp của cấp dưới để có sự chỉ đạo cần thiết.
Đặc điểm của Nghị quyết
- Nội dung cơ bản quan trọng của mỗi NQ là đánh giá chính xác tình hình bối cảnh, thành tựu, yêu kém, nguyen nhân, kinh nghiệm hoặc kết luận; xác định rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện.
- Văn phong của NQ phải sáng sủa có ý ngắn gọn, dễ hiểu, đại chúng, trân trọng. Đương nhiên NQ của đảng phải mang tính chất thuyết phục, do đó cần thiết có những phân tích chứng minh, biểu dương phê phán, song cũng cần có mức độ.
- Về hình thức tùy tầm quan trọng của vấn đề có thể biểu quyết một số nội dung quan trọng còn có ý kiến khác nhau hoặc biểu quyết toàn văn; NQ do người đứng đầu cấp ủy ký ban hành.
Đặc điểm của Nghị quyết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Út Hòa Tân
Dung lượng: 359,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)