Thực hành: vấn đề dầu mỏ

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Thoai | Ngày 24/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: thực hành: vấn đề dầu mỏ thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

Nhóm 4
1.Nguyễn Hữu Sang
2.Nguyễn Thanh Phong B
3.Lê Hữu Chúc
4.Phạm Hà Trang
5.Nguyễn Công Tân
6.Trần Thị Thu Thủy
7.Đỗ Minh Thắng
8.Nguyễn Đình Việt
DẦU MỎ VÀ CÁC VẤN DỀ VỀ DẦU MỎ
Dầu mỏ
MỤC LỤC
I..Dầu mỏ là gì?dầu mỏ có tái sinh không?
II. Tầm quan trọng của dầu mỏ
III.Tình hình khai thác dầu mỏ trên thế giới ra sao?
IV.Tình hình khai thác dầu mỏ ở nước ta như thế nào?
V.Tình hình dầu mỏ hiện nay như thế nao?
-thực trạng khai thac như thế nào?
VI.Tình hình dầu mỏ hiện nay ra sao?
VII.Tình hình sử dụng dầu mỏ ra sao?
VIII.Hậu quả và ảnh hưởng của dầu mỏ ra sao?
1.ảnh hưởng đến môi trường ra sao?
2.tác động đến động vật như thấ nào?
3.tác động đến môi trường đất ra sao?
4. tác động đến môi trường nước ra sao?
5. tác động đến môi trường không khí ra sao?
6. tác động đến con người như thế nào?
7. tác động đến đến hệ sinh thái ra sao?
IX.Biện pháp khắc phục hậu quả nhu thế nao?
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa.
MAZUT
TẦM QUAN TRỌNG CỦA DẦU MỎ
Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen".
Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (barrel) (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của ExxonMobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Năm 2003 trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Ả Rập Saudi (262,7 tỉ thùng), Iran (130,7 tỉ thùng) và ở Iraq (115,0 tỉ thùng) kế đến là ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait và Venezuela. Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mexico (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm.
Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979.
5000c
3400c
650c
Giàn khoan
Dầu thô
Hắc ín
Dầu Mazut
Dầu nhờn
Dầu Điêzen
Dầu hỏa
Khí và xăng
4000c
2500c
1700c
3/ ?ng d?ng:
Một số nước có trữ lượng dầu lớn trên thế giới (khối OPEC)
1. Iran 4. Arập Saudi 7. Libia 10. Nigiêria
2. Irac 5. Arập 8. Venezuela 11. Ecuador
Kuwait 6. Qatar 9. Angiêria 12. Gabon
13.Inđônesia
TÌNH HÌNH KHAI THÁC DẦU MỎ
TRÊN THẾ GiỚI
Theo số liệu của Cơ quan năng lượng quốc tế, sản lượng khai thác ở Libya đã giảm 500.000-700.000 thùng/ngày. Các chuyên gia thuộc hãng Eni của Italia thì cho biết, theo tính toán của họ, mức giảm sản lượng ở Libya là 1,3 triệu thùng/ngày. Sản lượng khai thác trung bình hàng ngày của Libya là 1,6 triệu thùng

 OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về nhu cầu dầu thô trong năm 2011, vào khoảng 86,64 triệu thùng/ngày và quyết định năm tới vẫn giữ nguyên sản lượng khai thác dầu mỏ 24,84 triệu thùng/ngày hiện nay. Sản lượng chính thức này đã được OPEC áp dụng từ tháng 1-2009, sau đợt cắt giảm mạnh sản lượng nhằm tăng giá dầu sau khi mặt hàng chiến lược này đột ngột quay đầu giảm giá xuống còn khoảng 30 USD/thùng trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua.
Trên thị trường, giá dầu mỏ thế giới những tháng cuối năm nay tăng so đầu năm. Tại Niu Oóc, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 1-2011 lên mức 85,73 USD/thùng. Tại Luân Đôn, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng tháng tăng lên 87,34 USD/thùng. Các nhà phân tích cho rằng, giá dầu tăng là do các nhà đầu tư lo ngại về cách quản lý nợ của châu Âu và do việc Wikileaks tiết lộ một loạt thông tin ngoại giao bí mật của Mỹ, gây tình hình căng thẳng trên toàn cầu. Ngoài ra, nhiệt độ lạnh hơn bình thường và nhu cầu sưởi ấm cao hơn mức trung bình ở Tây Bắc và Tây Nam Âu đã đẩy giá dầu khí ở Luân Đôn cũng như giá dầu chưng cất sưởi ấm ở Mỹ tăng lên. Nhận định về diễn biến giá dầu mỏ trong năm tới, Tổng Thư ký OPEC Áp-đa-la Xa-lem En Ba-đri cho rằng, giá dầu mỏ thế giới sẽ không vượt quá 100 USD/thùng.
Trong báo cáo Triển vọng dầu mỏ thế giới 2010, OPEC gần như giữ nguyên các dự báo về nhu cầu dầu mỏ thế giới trong giai đoạn trung và dài hạn. Theo báo cáo trên, nhu cầu dầu mỏ thế giới ước tính sẽ lên tới 91 triệu thùng/ngày vào năm 2015 (tăng chút ít so mức 90,2 triệu thùng/ngày đưa ra trong báo cáo năm ngoái) và sẽ lên mức 105,5 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Tiến trình phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu được đánh giá là nhanh hơn so dự đoán trước đây, tuy nhiên nhu cầu dầu mỏ toàn cầu kể từ năm 2007 (giai đoạn trước khủng hoảng) đến năm 2011 dường như không thay đổi. Báo cáo của OPEC cho biết, nhu cầu dầu mỏ thế giới trong giai đoạn trung và dài hạn tăng chủ yếu tập trung tại các nước đang phát triển, trong đó 75% số nước tại châu Á. Dự đoán, trong giai đoạn từ 2009-2030, nhu cầu tại những nước này sẽ tăng hơn 22 triệu thùng/ngày.
Sản lượng khai thác dầu mỏ thế giới sẽ tăng gấp rưỡi trong 25 năm đầu thế kỷ này, song thị trường dầu thô cũng sẽ chuyển sang giai đoạn `bất ổn định chưa từng có`. Người đứng đầu IEA kêu gọi các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển giảm mức tiêu thụ năng lượng, nếu không sẽ làm cho nhu cầu về năng lượng trên toàn cầu tăng vọt, và đương nhiên, sẽ có những bước nhảy vọt về giá. Theo dự báo trên, nếu không xảy ra sự tăng giá đột biến trên thị trường trong vòng 25 năm tới, vào năm 2035 giá một thùng dầu sẽ vào khoảng 113 USD. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước lệ, vì sự phát triển của thị trường dầu mỏ trong thập kỷ qua cho thấy rất khó dự báo chính xác giá của mặt hàng này.
Mặc dù khẳng định thế giới có đủ nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tương lai, nhưng Tổng Thư ký OPEC Áp-đa-la Xa-lem En Ba-đri cho rằng, biến đổi khí hậu và những tiêu chí về môi trường sẽ là những thách thức đối với các nhà sản xuất dầu mỏ.
KHAI THÁC DẦU Ở NƯỚC TA
Bạch Hổ là tên một một mỏ dầu đang khai thác của Việt Nam. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biên Vũng tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ này là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Vietsovpetro thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km. Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà.
Mỏ dầu Bạch Hổ
Mỏ dầu Rạng Đông
THỰC TRẠNG KHAI THÁC MỎ DẦU NÀY
Hiện tại Vietsovpetro đang quản lý và khai tác nhiều mỏ như Bạch Hổ, Bắc trung tâm Rồng, Đông Nam Rồng, Nam Rồng – Đồi Mồi và sắp đưa vào khai thác mỏ Nam trung tâm Rồng, Đông Bắc Rồng, Mỏ khí Thiên Ưng đang được thiết kế và sẽ đưa vào khai thác sớm vào năm 2013.
Bạch Hổ, mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa Việt Nam, bao gồm nhiều thân dầu phân bố liên tục từ Miocen dưới đến móng kết tinh trước Đệ Tam, được tổ chức nghiên cứu, khai thác, cho đến nay có thể nói là một trong những mỏ thành công nhất.
Với mục tiêu nâng cao hệ số thu hồi dầu, Vietsovpetro đã áp dụng thành công nhiều giải pháp như giải pháp vi sinh hóa lý, giải pháp bơm ép nước, giải pháp nâng cao hệ số bao trùm… và đặc biệt quan trọng hơn là giải pháp điều chỉnh chế độ và hệ thống khai thác. Hệ thống khai thác đầu tiên được áp dụng từ trước năm 1993, trong đó có tổ chức đới mũ khí tiềm năng và đới khai thác, chưa có bơm ép, các giếng đều thẳng đứng.

Từ cuối năm 1993, Vietsovpetro đã áp dụng thử nghiệm bơm ép vào thân dầu trong đá móng nứt nẻ. Chính vì vậy từ thời điểm này hệ thống khai thác thứ 2 được đề xuất, trong đó bổ sung thêm đới bơm ép từ 3850m xuống đáy thân dầu.
Từ những năm cuối của thập kỷ 90, các chuyên gia của Vietsovpetro đã nhận thấy rằng nếu duy trì bơm ép thì khó có khả năng hình thành mũ khí và các giếng khoan nghiêng có khả năng cho dòng hoặc độ tiếp nhận tốt hơn, đồng thời để hạn chế tạo thành lưỡi nước xâm nhập vào các giếng khai thác cần hình thành đới chuyển tiếp cũng như đẩy khoảng bơm xuống dưới – 4000m
Nhờ bơm ép nước mà áp suất vỉa thân dầu trong móng mỏ Bạch Hổ được duy trì ổn định hơn. Theo kết quả tính toán, do giải pháp bơm ép nước, tổng sản lượng dầu tích dồn của thân dầu trong móng mỏ Bạch Hổ có khả năng nâng lên từ 78 triệu tấn lên trên 190 triệu tấn.

Khu vực mỏ Rồng là khu vực mỏ vừa và nhỏ. Đây là thành công lớn của Vietsovpetro trong việc xây dựng hệ thống khai thác liên hoàn cho 6 – 7 mỏ trên cơ sở sử dụng chung hệ thống bơm ép nước, hệ thống gaslift, hệ thống lưu chứa dầu và hệ thống bơm vận chuyển khí vào bờ.


Cũng như mỏ Bạch Hổ, mỏ Bắc Trung tâm Rồng và mỏ Đông Nam Rồng đều được tổ chức khai thác với chế đội khai thác ổn định, vượt hơn rất nhiều so với thiết kế ban đầu và đang được nghiên cứu để mở rộng, gia tăng sản lượng khai thác.

Theo sơ đồ công nghệ khai thác năm 2000, tổng sản lượng tích dồn đến năm 2020 toàn mỏ Đông Nam Rồng là 6,8 triệu tấn dầu. Do áp dụng nhiều giải pháp thực sự có hiệu quả, như khoan đan dày, áp dụng gaslift, điều chỉnh hợp lý chế độ bơm ép nên đến hết năm 2009 tổng sản lượng dầu tích dồn đã vượt con số trên và dự kiến thăm dò, xây dựng các công trình biển bổ sung có khả năng cho tổng sản lượng dầu vượt qua 13 – 14 triệu tấn.
Các giàn khoan trên mỏ Bạch Hổ
Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Gía dầu mỏ hiện đang “bốc cháy”: tại thị trường New York, giá dầu thô đã lên tới mức 41,50USD/thùng vào phiên giao dịch ngày 14/5/2004. Đây là mức cao nhất trong vòng 21 năm qua (thậm chí còn vượt qua mức 41,15USD/thùng vào thời điểm cuối năm 1990, ngay trước cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất). Theo các nhà quan sát, viễn cảnh về một cuộc khủng khoảng dầu mỏ trên thế giới đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
TÌNH HÌNH DẦU MỎ HIỆN NAY
Những nguyên nhân chính làm cho giá dầu tăng vọt trong vài tuần qua là tình hình bất ổn tại các nước vùng Trung Cận Đông (khu vực chiếm đến 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới), lượng xăng dầu dự trữ của Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến, nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng cao (nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ), cũng như việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa (OPEC) vẫn chưa có quyết định rõ ràng có nâng sản lượng khai thác hay không.
Trong những thập kỷ trước, giá dầu cũng đã nhiều lần tăng giảm với biên độ lớn. Vào những năm 1973-1974, giá dầu mỏ tăng cao đến 3-4 đợt, rồi các lần tăng giá vào những năm 1980 hay 1990. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, có sự khác nhau là, những lần tăng giá trước kia đều diễn ra trong khoảng thời gian dài, còn việc tăng giá gần đây lại thường xuyên và bất thường hơn.
Giá dầu tăng cao ảnh hưởng mạnh đến kinh tế thế giới: chi phí sản xuất các công ty tăng mạnh, giá cả tăng cao, sức mua của người tiêu dùng sụt giảm, nguy cơ lạm phát...
Theo tính toán của cơ quan Năng lượng thế giới (IEA), sản lượng khai thác dầu hỏa sẽ sụt giảm trong 3 thập niên tới, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại không ngừng tăng cao.
TÌNH HÌNH DẦU MỎ
ĐẦY BIẾN ĐỘNG
BIỂU ĐỒ THỂ HiỆN GIÁ DẦU TĂNG
Hiện tại, thế giới tiêu thụ khoảng 80 triệu thùng dầu mỗi ngày, và dự báo sẽ đạt mức 120 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Trong khi chưa có số liệu chính xác về sản lượng dầu dự trữ trên trái đất (có số liệu là 1.200 tỷ thùng, có số liệu là 3.000 tỷ thùng), nhưng có một nhận định được phần lớn các chuyên gia đồng tình, là sản lượng dầu khai thác trên phạm vi toàn cầu sẽ sụt giảm đáng kể sau năm 2035.
Với những người lạc quan thì cho rằng, tới thời điểm đó, có thể con người sẽ tìm ra các nguồn nguyên liệu mới để bớt phụ thuộc vào dầu mỏ như hiện nay. Nhưng một số chuyên gia khác lại cho rằng, tình hình sẽ còn gay cấn hơn sau vài ba thập niên nữa, khi nguồn dầu mỏ bị cạn kiệt. Thậm chí, một số nhà phân tích còn dự báo, tình hình khủng khoảng dầu mỏ sẽ lên mức độ cao vào ngay thời điểm 2007, nếu từ bây giờ vấn đề bài toán năng lượng không được giải quyết một cách có hiệu quả. Theo đó, vào thời điểm này, dầu mỏ (và nước sạch) sẽ là những nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc xung đột và các tranh chấp tại nhiều khu vực, kéo theo tình hình bất ổn kinh tế và chính trị trên toàn cầu.
Trong điều kiện hiện tại, các chuyên gia kinh tế dự đoán, giá dầu sẽ còn tiếp tục giữ ở mức cao. Còn cao đến mức nào lại phụ thuộc chủ yếu vào những cuộc "mặc cả" giữa OPEC với các quốc gia tiêu thụ dầu lớn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Tây Âu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, giá dầu hiện đã nằm ngoài tầm khống chế của OPEC. Và khả năng thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng khoảng dầu mỏ nghiêm trọng như hồi thập niên 1970 là rất có thể xảy ra.

Năm 2010, ngành sản xuất dầu mỏ tăng tương đối nhanh, giá trị sản xuất tăng nhanh, sản lượng của các sản phẩm chủ yếu tăng nhiều. Số liệu thống kê cho thấy, tổng giá trị sản lượng của các xí nghiệp khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên thuộc loại có quy mô trở lên trong năm 2010 đạt 1.010 tỷ NDT, tăng 35,5%, tổng giá trị sản lượng của các xí nghiệp lọc dầu thuộc loại có quy mô trở lên đạt 2.430 tỷ NDT, tăng 38%.
       Sản lượng của dầu thô và dầu thành phẩm (xăng, dầu hỏa, dầu diesel cộng lại) tăng nhiều. Trong năm 2010, sản lượng dầu thô đạt 203 triệu tấn, tăng 6,9%, đạt mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong năm 2010, năng lực lọc dầu tăng mới ước khoảng 30 triệu tấn, tổng năng lực chế biến dầu thô 1 lần đã vượt qua mốc 500 triệu tấn.
       Sản lượng dầu thành phẩm trong cả năm đạt 253 triệu tấn, tăng 10%. Trong đó, sản lượng xăng đạt 76,75 triệu tấn, tăng 5,1%; dầu hỏa đạt 17,14 triệu tấn, tăng 15,3%; dầu diesel đạt 159 triệu tấn, tăng 12%. Năng lực cung cấp các sản phẩm dầu mỏ trong nước không ngừng tăng lên, là sự bảo đảm quan trọng cho kinh tế và xã hội phát triển ổn định.
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DẦU MỎ
Sự phát triển với tốc độ nhanh của các ngành như công nghiệp, khoáng sản, giao thông vận tải và ô tô là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng nhu cầu sử dụng dầu mỏ, tốc độ tăng lượng dầu mỏ sử dụng thực tế nhanh hơn. Số liệu cho thấy, năm 2010 lượng dầu thô sử dụng thực tế là 439 triệu tấn, tăng 13,1% và đây là lần đầu tiên lượng dầu thô sử dụng thực tế vượt qua mốc 400 triệu tấn, tốc độ tăng lập kỷ lục mới kể từ năm 2005 đến nay.
       Do tác động thúc đẩy mạnh mẽ của sản xuất công, nông nghiệp, lượng dầu thành phẩm sử dụng thực tế trong nước đạt 245 triệu tấn, tăng 10,2%. Trong đó, lượng xăng tiêu thụ thực tế là 71,58 triệu tấn, tăng 5,1%; lượng dầu diesel tiêu thụ thực tế là 156 triệu tấn, tăng 12%; lượng dầu hỏa tiêu thụ thực tế là 17,56 triệu tấn, tăng 16,7%.
Năm 2010, mức tăng tổng thể về giá dầu thô trên thị trường quốc tế tương đối lớn. Xét về xu hướng giá, trong 6 tháng đầu năm trước cao sau thấp, còn trong 6 tháng cuối năm tăng ổn định. Số liệu cho thấy, mức giá bình quân năm của dầu thô hàng giao ngay WTI là 78,83 USD/thùng, tăng 29,7%; giá bình quân năm dầu thô Brent là 78,94 USD/thùng, tăng 30,3%. Giá bình quân năm của xăng 95# trên thị trường quốc tế là 87,61 USD/thùng, tăng 26,5%; giá bình quân năm của dầu diesel là 89,43 USD/thùng, tăng 28,4%.
Mặt trái của dầu mỏ
ô nhiễm do dầu mỏ ở biển trên thế giói
Sự cố dầu trên biển
Hậu quả
Dâu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh vật biển . Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2 , CO2 . Xe cộ, máy móc ... chạy bằng xăng góp phần làm Trái Đất nóng lên .
Ảnh hưởng dầu mỏ đến môi trường


Bãi biển sau vụ dầu tràn

Con vịt bị dính dầu do
vụ tràn dầu vịnh San Francisco năm 2007.
Dầu thấm qua bộ lông của chim biển, làm giảm khả năng cách ly của lông, và vì vậy làm cho chim trở nên dễ tổn thương với sự thay đổi nhiệt độ bất thường và làm giảm độ nổi trên mặt nước của chúng. Nó cũng làm giảm khả năng bay của chim, càng làm chúng khó thoát các động vật săn mồi. Khi cố gắng rỉa lông, chim thường nuốt dầu vào bụng, dẫn tới làm hại thận, thay đổi chức năng của phổi, và kích thích hệ tiêu hóa. Các vấn đề này và khả năng hấp thu thức ăn bị hạn chế gây ra sự mất nước và mất cân bằng trao đổi chất. Sự thay đổi cân bằng hormon bao gồm luteinizing protein cũng có thể xảy ra ở một số loài chim khi tiếp xúc với dầu. Hầu hết chim bị ảnh hưởng bởi dầu tràn đều chết, trừ khi có sự can thiệp của con người. Các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng tương tự như với chim. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa. Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
Tác động đến động vật
Ô nhiễm môi trường đất
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Nước thải từ các trạm xăng, gas đổ thẳng ra vịnh San Francisco
Ô nhiễm môi trường nước
Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
ở tầng bình lưu Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước là 3%...
Ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
Đối với sức khỏe con người

Ảnh hưởng Con người và sv

Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.
Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.
Đối với hệ sinh thái
Biện Pháp Khắc Phục
Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các biện pháp thường được áp dụng để khắc phục sự cố tràn dầu đó là: cơ học, sinh học và hoá học. Đối với biện pháp cơ học, thực hiện quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để tránh dầu lan trên diện rộng. Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực dầu tràn, hạn chế ô nhiễm lan rộng và để thu gom xử lý. Sau khi dầu được quây lại dùng máy hớt váng dầu hút dầu lên kho chứa. Ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp hoá học khi có hoặc không có sự làm sạch cơ học và dầu tràn trong một thời gian dài. Cụ thể, sử dụng các chất phân tán; các chất phá nhũ tương dầu - nước; các chất keo tụ và hấp thụ dầu...để xử lý. Với biện pháp sinh học là dùng các vi sinh vật phân giải dầu như vi khuẩn, nấm mốc, nấm men... Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển.
Ngoài ra, để việc ứng phó sự cố tràn dầu trên biển mang tính chuyên nghiệp đồng bộ, cần triển khai việc đóng tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Đầu năm 2009, Công ty Đóng tàu Bảo Tín (quận Bình Thạnh - TP.HCM) và Công ty Hải Minh đã làm lễ khởi công đóng tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Đây là tàu đa năng ứng phó sự cố tràn dầu trên biển lớn nhất miền Nam vào thời điểm này.

Công nghệ sinh học Enretech của Úc ra đời đã mở ra một khả năng mới cho ứng cứu khẩn cấp và xử lý ô nhiễm dầu tràn trên đất cũng như ở những khu vực nhạy cảm, khó tiếp cận. Tại một hội thảo chuyên đề do Cục Môi trường, Bộ KHCN&MT tổ chức, các nhà khoa học và quản lý đánh giá cao tính ưu việt của công nghệ mới và nhận định rằng sản phẩm Enretech không chỉ có thể áp dụng cho các doanh nghiệp mà còn cho các hoạt động mang tính quốc gia có liên quan tại Việt Nam. Sản phẩm Enretech đã chính thức được Cục Môi trường cho phép nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam để xử lý ô nhiễm dầu từ năm 1998.
TNO đã có cuộc trao đổi trực tuyến với TS Nguyễn Chí Dũng, TGĐ Công ty VIT, đơn vị độc quyền phấn phối sản phẩm Enretech tại VN. Ông nói: “Việc xác định nguồn gốc tràn vãi của sự cố tràn dầu ngoài Quảng Nam tương đối khó. Trước mắt, điều có thể làm được là tập trung xử lý hậu quả ô nhiễm trên bờ. Đối với dầu đã lẫn trong cát, có thể sử dụng chế phẩm Enretech trộn đều với cát và làm phân hủy sinh học lượng dầu lẫn trong đó, nếu là váng dầu nổi trên mặt biển có thể dùng phao quây để quây dầu lại và sử dụng bơm hút dầu tràn (nếu lớp dầu dày đặc) hoặc dùng các tấm thấm dầu hoặc xơ hút dầu trên mặt nước là Enretech Cellusorb để thu gom”. TS cho biết, công ty sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các địa phương. Còn theo kỹ sư Nguyễn Minh Quyết, người trực điện thoại nóng 0908048338 của Công ty VIT, nếu dầu đã vón cục dạt lên bờ thì biện pháp thu gom thủ công hiện nay là hiệu quả nhất.
Xử lý cát nhiễm dầu trên bãi biển Vũng Tàu năm 2001 bằng sản phẩm sinh học Enretech
Biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Thoai
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)