THÔNG MINH CÙNG INTERNET

Chia sẻ bởi Đặng Anh Tuấn | Ngày 12/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: THÔNG MINH CÙNG INTERNET thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
2. PHẦN I: Cài đặt, quản lý và sử dụng INTERNET.
3. PHẦN II: Cài đặt, sử dụng một số các phần mềm diệt virut để bảo vệ máy tính.
1. Lời nói đầu
4. Lời kết
LỜI NÓI ĐẦU
Mục tiêu buổi tập huấn:
1. Trang bị một số những nội dung kiến thức cơ bản nhất về máy tính :Mạng INTERNET.
2. Biết được một số ứng dụng của INTERNET, từ đó có thể áp dụng vào việc giảng dạy, việc nghiên cứu, tìm cứu thông tin…
3. Biết được cách đảm bảo an toàn thông tin trên máy tính(mạng máy tính), biết cách cài đặt, cách sử dụng một số phần mềm diệt VIRUT: BKAV, D32, BITDENFEDER,….
I. Thông minh cùng internet
- Internet là mạng của các mạng . Nó kết nối lại với nhau một lượng lớn đáng ngạc nhiên những mạng và đem lại cho chúng một cách thức chung để cung cấp nhiều dịch vụ: Thư tín điện tử, Chartting,…
- Internet là một mạng máy tính toàn cầu ma trên đó có hàng triệu máy tính được kết nối với nhau dựa trên tập hợp các nguyên tắc chung hay còn gọi là giao thức truyền thông và các đường dẫn vật lý như đường dây điện thoại , đường dây cáp và kết nối vệ tinh.
- Tuy nhiên về bản chất Internet là mạng của các mạng con , ở đây mạng con có thể là mạng nội bộ của các công ty, các tổ chức giáo dục , y tế, thương mại…hay lớn hơn là mạng của các quốc gia.
1. Khái quát về Internet
PHẦN I: Cài đặt, quản lý và sử dụng INTERNET.
2. Internet dùng để làm gì ?
- Bạn có thể sử dụng internet để truyền thông với người khác như là một hệ thống điện thoại, hoặc để truy cập thông tin. Internet là một thư viện khổng lồ chất chồng những thông tin khắp mọi ngõ ngách trên thế giới: Tự nhiên , xã hội, con người, và tất cả những mối quan hệ, tương quan giữa chúng. Càng ngày càng có nhiều dịch vụ Internet ra đời cung cấp và phục vụ một cách tích cực nhất ch người tiêu dùng : Dịch vụ thư điện tử(Electronic Mail-E mail), dịch vụ truyền File, Dịch vụ nhóm thông tin-Usens net word, Dịch vụ tìm kiếm thông tin diện rộng –Wais(wide area information Saver), dịch vụ mạng thông tin toàn cầu Word Wide Web(www)…
3. Điều kiện cần và đủ để bạn có thể kết nối internet đó là :
- Bạn chỉ cần một bộ máy vi tính tốc độ cao
- Một chiếc Modem
- Một đường dây điện thoại
- Và một tài khoản Internet
là bạn có thể đủ tiêu chuẩn để kết nối internet bất cứ lúc nào – Internet thật bình đẳng với tất cả mọi người .

II. Giới thiệu hình ảnh về một số loại modem
III. GIỚI THIỆU VỀ MODERM

Moderm là thiết bị phần cứng được gắn trực tiếp vào bo mạch chính hoặc nối kết với bo mạch chính. Moderm có nhiệm vụ truyền - nhận và xử lý các tín hiệu giữa hai máy tính.
Trên thị trường hiện nay có các loại moderm: đã tích hợp sẵn trên bo mạch chính, gắn vào khe cắm ISA hoặc PCI trên bo mạch chính và loại kết nối với bo mạch chính vào cổng COM hoặc cổng USB.
Để sử dụng mạng theo kiểu Dial-Up (quay số) thì bạn sử dụng một trong các moderm trên, nhưng khi sử dụng mạng ADSL hoặc mạng ISDL thì phải có moderm hỗ trợ cho dạng mạng đó.
Các loại moderm thường có ghi chuẩn kết nối trên chính moderm đó. Việc sử dụng chuẩn moderm nào còn tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) của bạn sử dụng máy chủ kết nối theo chuẩn nào.
Việc sử dụng chuẩn kết nối không đồng bộ giữa nhà cung cấp dịch vụ internet và người sử dụng có thể gây ra một số tình huống khó xử lý, có khi không xử lý được trên chính máy tính của người sử dụng. Chính vì điều đó, khi bạn muốn kết nối internet, bạn cũng nên biết là nhà cung cấp dịch vụ internet của mình đang sử dụng chuẩn nào để mua được moderm thích hợp.
Hiện nay ở Việt Nam, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ internet đều sử dụng các moderm theo chuẩn V90.
Giá của các moderm theo kiểu kết nối quay số (Dial-Up) thường từ 1USD cho đến 50USD.
IV. CÁCH CÀI MODERM KẾT NỐI INTERNET

Để cài đặt fax/modem chúng ta cần phải chuẩn bị :
- Một fax/modem loại lắp trong (internal) hoặc để ngoài (external). Với loại fax/modem lắp bên trong, mainboard máy vi tính của bạn phải còn khe trống để lắp .
- Một dây cáp điện thoại nối từ fax/modem đến hộp nối điện thoại .
- Phần mềm cài đặt.
- Tài liệu hướng dẫn cài đặt .
1. Cài đặt loại fax/modem lắp trong (internal):
Cài đặt loại fax/modem lắp trong (internal):
Việc cài đặt được tiến hành theo các bước:
Bước 1: đọc kỹ hướng dẫn lắp ráp trong tài liệu đi kèm vơi card Fax/modem. Đấu các mạch (Jumper) theo bảng hướng dẫn. Chọn cổng COM cho thích hợp.
Bước 2: trước khi lắp thiết bị, bạn phải ngắt nguồn cung cấp điện cho máy tính.
Bước 3: bạn mở nắp thùng (case) của hộp điều khiển.
Bước 4: tìm khe cắm trên mainboard để gắn card Fax/modem.
Bước 5: bắt vít giữ chặt card fax/modem vào vỏ hộp điều khiển (thùng máy).
Bước 6: đóng nắp hộp điều khiển (thùng máy), kiểm tra khi biết chắc đã an toàn thì cắm điện.
Bước 7: lắp dây điện thoại, dây nguồn micro và loa. Sau khi lắp card fax/modem xong, nhìn từ phía ngoài chúng ta thấy có 4 lỗ để lắp thiết bị .
1 Lỗ hình vuông có chữ TO LINE (hoặc hình mạng máy tính), để cắm đầu dây nguồn của dây điện thoại.
2 Lỗ hình vuông có chữ TO PHONE (hoặc hình máy điện thoại) , để cắm một đầu dây của máy điện thoại.
3 Lỗ hình tròn ( đường kính 3mm) có chữ TO MIC, nếu có, để nối với micro.
4 Lỗ hình tròn ( đường kính 3mm) có chữ TO SPEAKER, nếu có, để nối với loa hoặc ống nghe( Headphone) hoặc Ampli.
Bước 8: cài đặt phần mềm sử dụng fax/modem. Vì có nhiều loại phần mềm khác nhau, phụ thuộc vào chủng loại fax/modem. Bạn có thể xem về "Phan cung" để biết các nguyên tắc cài moderm như chúng tôi hướng dẫn.
* Ưu điểm của modem trong , phạm vi sử dụng hiện nay
2. Cài đặt loại fax/modem lắp ngoài (external):
2. Cài đặt loại fax/modem lắp ngoài (external):
Việc lắp đặt fax/modem lắp ngoài có phần đơn giản hơn loại lắp trong. Loại fax/modem lắp ngoài là một hộp nhỏ. Phía sau có các lỗ cắm thiết bị. Nên chọn loại hộp fax/modem có lỗ Micro và Speaker, vì laọi này có thể gọi điện thoại ngay trên máy vi tính và còn có chức naăng hỗ trợ khác.
Bước 1: đọc kỹ hướng dẫn lắp ráp đi kèm với card fax/modem. Chọn cổng COM cho thích hợp. Nối dây tín hiệu từ cổng COM hộp điều khiển với hộp fax/modem lắp ngoài.
Bước 2: lắp dây vào các lỗ trên fax/modem:
+ Lỗ hình vuông có chữ TO LINE, để cắm đầu dây nguồn của dây điện thoại.
+ Lỗ hình vuông có chữ TO PHONE, để cắm một đầu dây của máy điện thoại.
+ Lỗ hình tròn (đường kính 3mm) có chữ TO SPEAKER, để nối với loa hoặc ống nghe (Headphone) hoặc Ampli.
Bước 3: Cài đặt phần mềm sử dụng fax/modem.
3. Các khái niệm cơ bản về ADSL
a. ADSL là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, ADSL là sự thay thế với tốc độ cao cho thiết bị Modem hoặc ISDN giúp truy nhập Internet được nhanh hơn. Các biểu đồ sau chỉ ra các tốc độ cao nhất có thể đạt được.
1.Giới thiệu về Công nghệ ADSL
b. Biểu đồ sau chỉ ra các tốc độ cao nhất có thể đạt được.
c. ADSL có nghĩa như thế nào?
ADSL viết tắt của Asymmetrical Digital Subscriber Line - đó là kỹ thuật truyền được sử dụng trên đường dây từ modem của thuê bao tới Nhà cung cấp dịch vụ.
Asymmetrical: Tốc độ truyền không giống nhau ở hai chiều. Tốc độ chiều xuống (từ mạng tới thuê bao) có thể nhanh gấp hơn 10 lần so với tốc độ chiều lên (từ thuê bao tới mạng). Ðiều này phù hợp một cách tuyệt vời cho khai thác Internet khi mà chỉ cần nhấn chuột (tương ứng với lưu lượng nhỏ thông tin mà thuê bao gửi đi) là có thể nhận được một lưu lượng lớn dữ liệu tải về từ Internet
Digital: Các modem ADSL hoạt động ở mức bít (0 & 1) và dùng để chuyển thông tin số hoá giữa các thiết bị số như các máy tính PC. Chính ở khái cạnh này thì ADSL không có gì khác với các Modem thông thường
Subscriber Line: ADSL tự nó chỉ hoạt động trên đường dây thuê bao bình thường nối tới tổng đài nội hạt. Ðường dây thuê bao này vẫn có thể được tiếp tục sử dụng cho các cuộc gọi thoại thông qua thiết bị gọi là `splitters` có chức năng tách thoại và dữ liệu trên đường dây.
4. Ứng dụng của ADSL
ADSL dùng để làm gì?
ADSL xác lập cách thức dữ liệu được truyền giữa thuê bao (nhà riêng hoặc công sở) và tổng đài thoại nội hạt trên chính đường dây điện thoại bình thường. Chúng ta vẫn thường gọi các đường dây này là local loop`.
Thực chất của ứng dụng ADSL không phải ở việc truyền dữ liệu đi/đến tổng đài thoại nội hạt mà là tạo ra khả năng truy nhập Internet với tốc độ cao. Như vậy, vấn đề nằm ở việc xác lập kết nối dữ liệu tới Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Mặc dù chúng ta cho rằng ADSL được sử dụng để truyền dữ liệu bằng các giao thức Internet, nhưng trên thực tế việc thực hiện điều đó như thế nào lại không phải là đặc trưng kỹ thuật của ADSL.
Khởi đầu, ADSL được phát minh như một phương cách để phát tán chương trình truyền hình trên đường dây điện thoại và trong tương lai gần đó có thể là ứng dụng quan trọng (như đối với các hệ thống MMDS & CATV). Nhưng hiện nay, phần lớn người ta ứng dụng ADSL cho truy nhập Internet tốc độ cao.
5. Cơ chế hoạt động
ADSL vận hành ra sao?
ADSL tìm cách khai thác phần băng thông tương tự còn chưa được sử dụng trên đường dây nối từ thuê bao tới tổng đài nội hạt. Ðường dây này được thiết kế để chuyển tải dải phổ tần số (frequency spectrum) choán bởi cuộc thoại bình thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể chuyển tải các tần số cao hơn dải phổ tương đối hạn chế dành cho thoại. Ðó là dải phổ mà ADSL sử dụng.
Thoại cơ bản sử dụng dải tần số từ 300Hz tới 3,400Hz.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét, thoại và dữ liệu ADSL chia xẻ cùng một đường dây thuê bao ra sao - trên thực tế, các splitter được sử dụng để đảm bảo dữ liệu và thoại không xâm phạm lẫn nhau trên đường truyền.
Các tần số mà mạch vòng có thể chuyển tải, hay nói cách khác là khối lượng dữ liệu có thể chuyển tải - sẽ phụ thuộc vào các nhân tố sau:
Khoảng cách từ tổng đài nội hạt
Kiểu và độ dầy đường dây
Kiểu và số lượng các mối nối trên đường dây
Mật độ các đường dây chuyển tải ADSL, ISDN và các tín hiệu phi thoại khác
Mật độ các đường dây chuyển tải tín hiệu radio
6. Ưu điểm của ADSL
* ADSL: So sánh với PSTN & ISDN
Vậy sự khác nhau cố hữu giữa ADSL với modem quay số truyền thống và ISDN là như thế nào (trong khái niệm truy nhập Internet)?
- PSTN và ISDN là các công nghệ quay số (dial-up)
- ADSL là `liên tục/ always-on" tức kết nối trực tiếp
- ADSL là không thể đo và được tính tiền theo tỷ lệ cố định
- PSTN và ISDN cho phép chúng ta sử dụng fax, dữ liệu, thoại, dữ liệu tới Internet, dữ liệu tới các thiết bị khác
- ADSL chỉ chuyển tải dữ liệu tới Internet
PSTN và ISDN cho phép chúng ta tuỳ chọn ISP nào mà ta muốn kết nối
- ADSL kết nối chúng ta tới một ISP định trước
- ISDN chạy ở tốc độ cơ sở 64kbps hoặc 128kbps
- ADSL có thể tải dữ liệu về với tốc độ tới 8Mbps
Rất nhiều dịch vụ ADSL sử dụng tốc độ trên dưới 512kbps
- PSTN ngắt truy nhập tới Internet khi chúng ta thực hiện cuộc gọi
- ADSL cho phép ta lướt trên Internet trong khi vẫn có thể thực hiện cuộc gọi đồng thời
Ghi chú:
1. Mặc dù modem ADSL luôn ở chế độ kết nối thường trực, nhưng vẫn có thể cần phải thực hiện lệnh kết nối Internet trên máy PC.
2. Các dịch vụ như fax và thoại có thể được thực hiện cũng trên kết nối dữ liệu ADSL tới Internet.
3. Trên thực tế, tốc độ download tiêu biểu đối với dịch vụ ADSL gia đình thường đạt tới (up to) 400kbps
7. Các thành phần của ADSL
Giới thiệu
Trong phần này chúng ta sẽ lần lượt mô tả chức năng của từng thành phần của ADSL, bắt đầu từ Modem ADSL tới Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
a. Mô tả loại Modem router ADSL Smartlink:
Các thành phần bên ngoài của Router ADSL Smartlink:
Mặt trước của Modem Router ADSL Smartlink: gồm 4 đèn tín hiệu tương ứng thứ tự từ trái sang phải (xem hình).
Sau khi cắm modem vào máy tính, HUB, hoặc Switch tiến hành kiểm tra các đèn tín hiệu trên modem.
POWER: Đèn nguồn – sáng.
LINK: Đèn tín hiệu của ADSL – sáng
DATA: Đèn nhận/gửi dữ liệu – sáng.
ETHERNET: Đèn tín hiệu của LAN – sáng.
Đèn LAN: Nếu sáng xanh tức bạn có gắn vào cổng Ethernet (RJ45 port), nếu tắt bạn không gắn vào cổng Ehternet.
Đèn DATA: Nếu nhấp nháy tức là modem đang nhận , gửi dữ liệu.
Đèn LINK: Nếu sáng xanh tức đã đồng bộ tín hiệu ADSL, nếu nhấp nháy hoặc tắt bạn nên kiểm tra lại đường sử dụng ADSL.
Đèn Nguồn: Nếu sáng xanh tức bạn đã cắm nguồn. Lưu ý các modem nên cắm qua Ổn áp thì dòng điện mới ổn định và không bị mất tín hiệu hoặc mất mạng.
- Mặt sau của Modem Router ADSL Smartlink:
PWR: Điểm cắm nguồn .
RESET: Nút reset về tham số chuẩn của nhà sản xuất
ETHERNET: Điểm cắm đầu dây Ethernet (RJ45 port)
LINE: Điểm cắm đầu dây tín hiệu ADSL (RJ11 port)
b. Lắp đặt và cấu hình Modem Router ADSL Smartlink
Lắp đặt Modem Router ADSL Smartlink:
- Lắp đặt Modem Router ADSL Smartlink qua cổng RJ45 cho một máy tính:
- Cắm nguồn cho Router và cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 (cổng ADSL) của Router bằng cách nối dây điện thoại từ ngoài vào cắm qua bộ tách tín hiệu (dây chung thoại), 1 đầu ra tín hiệu ADSL cắm vào cổng RJ11 của modem, 1 đầu ra còn lại cắm vào máy điện thoại.

- Nối dây mạng (straight-through ethernet cable RJ45) từ cổng RJ45 của Router đến cổng RJ45 card mạng của máy tính (xem hình ).
- Lắp đặt Modem Router  ADSL Smartlink  cho nhiều máy tính dùng chung Internet trong mạng LAN.
- Cắm nguồn cho Router và cắm đầu dây ADSL vào cổng RJ11 (cổng ADSL) của Router bằng cách nối dây điện thoại từ ngoài vào cắm qua bộ tách tín hiệu (dây chung thoại), 1 đầu ra tín hiệu ADSL cắm vào cổng RJ11 của modem, 1 đầu ra còn lại cắm vào máy điện thoại.

- Nối dây mạng (cable RJ45) từ cổng RJ45 của Router đến cổng RJ45 Hub/Switch.
8. Cấu hình Modem Router ADSL Prolink:
Bước 1: Để vào cấu hình Router bạn nhấp vào biểu tượng Internet Explorer trên Desktop và gõ địa chỉ http://192.168.1.1
Bước 2: Nhập UserName và password (mặc định User name: admin; Password: admin)
Bước 3: Cấu hình chung để dùng Internet
Nhấp vào menu Quick Setup, bỏ dấu tích DSL Auto-connect, điền các thông số sau:
- VPI: 0
- VCI: 35
- Nhấp vào Next
Bước 4: Chọn giao thức kết nối cho modem
- Chọn PPP over Ethernet (PPPoE)
- Trong mục Encapsulation chọn LLC/SNAP BRIDGING
- Nhấp vào nút Next
Bước 5: Cấu hình tên truy nhập và mật khẩu
- Mục PPP User name : Tên truy nhập mà bạn đăng ký với nhà cung cấp
- Mục PPP Password : Mật khẩu truy nhập mà bạn đăng ký với nhà cung cấp
- Nhấp vào nút Next
Bước 6: Kiểm tra kết tra lại địa chỉ IP của modem đồng ý hoặc thay đổi lại rồi nhấp vào nút Next
Bước 7: Chờ modem ghi lại cấu hình và chờ 1 phút để modem khởi động lại:
Bước 8: Kiểm tra lại tình trạng kết nối. Vào mục Device Info chọn Summary và WAN
Nếu thấy trạng thái của WAN có địa chỉ IP (ví dụ: 222.252.69.107) thì modem đã kết nối vào Internet, nếu là không thấy có địa chỉ IP của WAN và trạng thái thông báo UP cần kiểm tra lại các thông số (Bước 3,4,5).
Bước 9: Kiểm tra cụ thể các tham số:
Nhấp vào Diagnostics (xem hình). Nếu đều Pass nghĩa là cấu hình đúng, các thông số đúng. Nếu Fail ở dòng nào kiểm tra lại thông số đã cài đặt đúng chưa theo các bước trên.
Test your Ethernet Connection :
Nếu FAIL hoặc là bạn không có gắn dây mạng hoặc dây mạng bị lỗi bạn nên kiểm tra lại dây mạng, đầu cắm và cách bấm dây cable RJ45.
Checking ADSL Connection :
Kiểm tra thiết lập kết nối xDSL và sự đồng bộ từ Modem ADSL của bạn đến nhà cung cấp dịch vụ nếu FAIL kiểm tra lại line ADSL (kiểm tra lại cách mắc dây điện thoại, line ADSL không chấp nhận mắc song song hay có mắc qua tổng đài, hộp chống sét. Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ để biết thêm cách mắc dây điện thoại). Nếu bạn đã kiểm tra line ADSL rồi mà vẫn Fail bạn nên liên hệ nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
ATM OAM Segment Loop Back và ATM OAM End to End Loop Back :
Nếu Fail bạn kiểm tra lại VPI/VCI (thường bạn nên gán 0/35) nếu vẫn Fail bạn nên liên hệ nhà cung cấp dịch vụ.
Check PPP Connection :
Nếu Fail bạn kiểm tra lại Username, Password (bạn kiểm tra lại phím caps lock, các bộ gõ tiếng Việt, tiếng Hoa...) nếu vẫn Fail kiểm tra lại Encapsulation Protocol là PPPoE.
Bước 10: Cấu hình lại địa chỉ IP của modem cho mạng LAN:
Cấu hình mặc định địa chỉ IP gateway là 192.168.1.1/255.255.255.0
Nếu thay đổi IP bạn vào mục Advanced Setup chọn LAN (xem hình ).
Thay đổi địa chỉ IP theo ý muốn, nếu bạn muốn Router làm server DHCP thì chọn Enabled
Bước 11: Nhấp vào nút Save/Reboot để ghi lại cấu hình.
Bước 12: Đặt lại mật khẩu vào modem Router: Trong mục Management nhấn vào Access Control, chọn Passwords. Lựa chọn tiếp mục User là Admin rồi nhập mật khẩu cũ, nhập mật khẩu mới và nhập lại mật khẩu mới một lần nữa tại Confirm Password, tiếp theo nhấp vào nút Save/Apply để ghi lại sự thay đổi mật khẩu.
Bước 13: Cấu hình các máy con để sử dụng chung Internet qua Router:
Giả sử có mạng Lan với địa chỉ IP như sau 192.168.1.0/255.255.255.0 định cấu hình kết nối mạng theo từng hệ điều hành như sau:
Win9x/Me: Control Panel --> Networking --> General --> TCP/IP --> Properties --> Gateway --> New Gateway, nhập địa chỉ IP 192.168.1.1 và chọn Add, tại DNS Configuration nhập vào 203.162.0.181 và nhấp nút Add sau đó nhập 203.210.142.132 và Add.
WinNT: Bạn vào Control Panel --> Network --> Protocol --> General --> TCP/IP --> Properties, tại Default Gateway gõ địa chỉ IP 192.168.1.1 vào, tại DNS nhấp vào nút Add nhập 203.162.0.181 và 203.210.142.132 và nhấp nút Add
Win2000/XP: Control Panel --> Network Connections --> Local Area Connection --> General --> Internet Protocol(TCP/IP) -->Properties, tại Default gateway nhập địa chỉ IP 192.168.1.1 vào, tại Primary DNS Server gõ 203.162.0.181, tại Secondary DNS Server gõ 203.210.142.132
Kiểm tra địa chỉ Ip của máy con, Ip Gateway và ping đến DNS server : Chọn StartàRun gõ lệnh CMD, xuất hiện dấu nhắc mời đánh lệnh : Ipconfig rồi Enter sẽ thấy các địa chỉ Ip của máy, gateway, DNS. Sau khi về dấu nhắc mời gõ tiếp lệnh : ping 203.162.0.181 hoặc 203.210.142.132 nếu thấy Reply from 203.162.0.181 : byte = … thì đã kết nối được Internet.
Bước 14: Cấu hình các ứng dụng dùng chung Internet
- Internet Explorer: Cotrol Panel --> Internet Options --> Connections, chọn
- Yahoo Messenger: chọn Preference --> Connection --> No Proxy
Bước 15 (tuỳ chọn): Khởi tạo lại thông số cho Modem về các thông số chuẩn của nhà sản xuất:Trong trường hợp quên mật khẩu của modem Router hoặc cấu hình sai, có thể khôi phục lại cấu hình mặc nhiên của nhà sản xuất:
Cách thứ nhất : cắm nguồn cho Router sau đó dùng một que nhỏ (paper clip duỗi thẳng) ấn nhẹ vào nút Reset đằng sau Router (xem hình) sau đó tắt nguồn của Router và bật nguồn cho Router lại, bây giờ Router của bạn đã được Reset về chuẩn của nhà sản xuất.
Cách thứ hai : nhấp vào biểu tượng cấu hình Router trên Desktop hoặc mở Internet Explorer và gõ vào địa chỉ : http://192.168.1.1 sau đó nhập User name và Password của Router vào (trong trường hợp bạn biết Password của Router, nếu không phải Reset với cách thứ nhất). tiếp theo vào menu Management --> Settings, chọn Restore Default (xem hình)
Lúc này sẽ xuất hiện cửa sổ yêu cầu bạn xác nhận Restore Default Settings.
Sau khi mọi công việc hoàn tất, bạn tạo một tài khoản đăng nhập (do ISP cung cấp để truy cập vào internet) và connect thử. Nếu bạn nghe thấy tiếng tín hiệu modem quay số, đèn tín hiệu trên modem gắn ngoài sáng nhấp nháy thì tạm ổn rồi và chỉ khi nào xuất hiện thông báo “Registering your computer on the network...” thì bạn đã kết nối thành công, đồng nghĩa với việc cài đặt modem hoàn tất.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý là: Lượng dữ liệu nhận được (received) phải lớn hơn lượng dữ liệu đã gửi đi (Send), kết nối mới được coi là thành công.
C. CÀI ĐẶT MODEM TRÊN WINDOWS XP (Cách khác)
- Click vào nút Start (dưới góc phải của màn hình) --> Chọn My Computer.
. Chọn View system information ở bên trái màn
. Trong cửa sổ System Properties chọn Hardware --> Chọn chức năng Add hardware wizard để add modem
. Windows sẽ tự tìm kiếm ra modem đang có trong máy. Kích vào lựa chọn Install from a list or specific location (Advanced) --> Chọn Next.
. Kích vào nút Browse để chọn thư mục có chứa driver của modem (ví dụ driver được chứa tại thư mục F:SetupDriverModem-W2000) --> Chọn Next
.Windows sẽ copy các file driver của modem vào máy tính. Đợi đến cho đến khi copy xong thì chọn Next.
. Chọn Finish để kết thúc quá trình cài đặt modem sau khi đã xong.
V. THIẾT LẬP THÔNG SỐ CHO MODEM

Nhắp đúp vào biểu tượng Modems trong Control Panel (/Start/Settings/Control Panel/Modems). Nếu Modem của bạn đã được cài đặt bạn sẽ nhìn thấy tên của Modem trong danh sách.
Nếu Modem của bạn không có tên trong danh sách (Modem chưa được cài), bạn hãy Click vào Add và thực hiện theo hướng dẫn của Windows hoặc theo hướng dẫn của tài liệu kèm theo Modem.
Một số loại Modem ngoài và đa số các Modem trong đòi hỏi một quá trình khai báo thông số riêng (các File *.inf). Nếu gặp khó khăn, bạn hãy thử sử dụng Modem mà Windows tự tìm được.
Nếu Modem của bạn đã được cài, bạn có thể kiểm tra hoạt động của Modem bằng cách nhấn vào Tab Diagnostics, chọn vào cổng COM kết nối với Modem và bấm More Infor...
DialUp Networking:
Trong Control Panel, bạn hãy chọn Add/Remove Programs/Windows
Setup/Communications.
Đánh dấu vào DialUp Networking và bấm vào OK. Dial-Up Adapter:
Trong Control Panel, bạn hãy chọn Networking (/Start/Settings/Control Panel / Networking).
Nếu bạn không nhìn thấy Dial-Up Adapter hãy chọn tiếp Add/Adapters/Microsoft/Dial-Up Adapter.
Cài đặt TCP/IP.
Trong Control Panel, bạn hãy chọn Networking (/Start/Settings/Control Panel/Networking).
Nếu bạn không nhìn thấy TCP/IP hãy chọn tiếp Add/Protocol/Microsoft/TCP/IP.
Bấm OK. Windows sẽ bắt đầu quá trình cài đặt giao thức TCP/IP.
Bấm OK (Windows sẽ đòi hỏi bạn phải khởi động lại) - Bạn chọn Yes.
VI. CẤU HÌNH TRÌNH DUYỆT (Web browser)
Cài đặt cấu hình:
1. Trong Internet Explorer bạn hãy chọn Menu /Toos/Internet Options.
2. Chọn Tab Connection/Dial up Seting.
3. Trong Dial up Seting, bạn hãy chọn Connection vào mạng VNN (VNN Connection).
4. Chọn tiếp Always Dial My Default Connection.
5. Bấm Set Default.
6. Bấm Seting.
7. Trong ô User, hãy gõ Username của bạn (trong ví dụ là ptic).
8. Trong Password hãy gõ mật khẩu của bạn.
9. Domain: bỏ trống.
10. OK.
Bạn cũng có thể bấm vào nút Connect để Windows sẽ hướng dẫn bạn chi tiết theo từng bước một.
VII. CẤU HÌNH THƯ ĐIỆN TỬ

Thiết lập cấu hình
Gọi chương trình: kích đúp vào biểu tượng Oulook Express trên màn hình. Hoặc /Start/Programs/Internet Explorer/Outlook Express.
Chọn Menu /Tools/Account.
Chọn tiếp mục Mail/Add/ Mail, Outlook sẽ lần lượt hỏi bạn về từng thông số và hướng dẫn bạn theo từng bước. Bạn hãy lần lượt điền vào:
VIII. TI?N H�NH T?O K?T N?I QUAY S? B?NG C�CH:
+ Từ Start / Setting / Next work connection / Create a new connection / next / next ./ Setup my connection manually ( Tạo kết nối thông thường ) / Next / conect using adialup modem / next
+ Trong ô ISP name : Gõ kiểu kết nối là gì ?
+ Phone number : Số kết nối là gì ? ( 1269 ) / Next
+ Dánh dấu kiểm vào mục Add.tạo kết nối hiển thị trên màn hình , chọn Finnish để kết thúc .Sau đó chọn vào mục Dial để tiến hành quay số
* TIẾN HÀNH TẠO KẾT NỐI QUAY SỐ –Windows 98
Từ màn hình DeskTop của Windows, bạn hãy chọn: My Computer/Dial-Up Networking hoặc Start/Programs/Accessories/Dial-Up Networking.
Chọn Make New Connection, đặt tên cho kết nối (ví dụ “VNN Connection”) và chọn đúng loại Modem mình có. Bấm Next.
Area Code: 4, Telephone Number: 1260, Country Code: Viet Nam (84), sau đó bấm Next, Finish.
Bấm chuột phải vào biểu tuợng Connection vừa khởi tạo, chọn tiếp Properties.
Trong mục Tab General bỏ đáng dấu Use Area Code and Dialing Properties.
Chuyển sang Tab Server Types.
Trong mục Advanced Options chỉ đánh dấu duy nhất mục Enable Software Compression.
Trong mục Alowed Network Protocols chỉ đánh dấu duy nhất mục TCP/IP.OK.
Lần sau phải chọn đúng Connection này để kết nối vào mạng.
IX.LƯỚT WEB
1. Một số công cụ tìm kiếm trên Internet
Chắc chắn bạn, tôi và tất cả chúng ta đều đánh giá công cụ tìm kiếm Google là công cụ tìm kiếm số một, nhưng đôi lúc chúng ta vẫn lâm vào tình trạng bế tắc khi tìm kiếm một số tư liệu hoặc hình ảnh trên mạng mà không tìm thấy được, và lúc đó nếu có một công cụ tìm kiếm khác ta có thử xem liệu chúng có giúp gì được cho ta. Vì vậy, tôi xin được giới thiệu tới các bạn một số công cụ tìm kiếm được đánh giá là khá chính xác:
a. Vivisimo: www. vivisimo.com.vn
b. Wisenut: www. wisenut.com.vn
c. Ilor: www.Ilor.com
d. Google: www.google.com.vn


X. Giới thiệu địa chỉ một số trang Web.
VIETNAM TRADE FAIR
http://www.vietnamtradefair.com/
Cung cấp dịch vụ INTERNET, các giải pháp Thương mại Điện tử, thiết kế web, đăng ký tên miền trong nước, quốc tế. (Đăng ký)
Công ty truyền thông EPI Vietnam
http://www.epivietnam.com/
EPI Vietnam - nhà cung cấp các giải pháp thương mại điện tử & internet hàng đầu Việt Nam. Các dịch vụ bao gồm thiết kế website, giải pháp thương mại điện tử, phát triển ứng dụng internet, tiếp thị & quảng cáo trực tuyến, giải pháp lưu trữ web & tên miền, thiết kế multimedia, thiết kế flash, thiết kế logo, thiết kế name card, business card,catalog, brochure, cd presentation , thiết kế & in ấn
Công ty điện tử viễn thông quân đội - Vietel  
http://www.vietel.com.vn/ :Trang chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet Vietel
Mạng VietnamNet:http://www.vietnamnet.vn/
Công ty NETNAM
http://www.netnam.vn
Nhà cung cấp dịch vụ INTERNet, ICP, ISP tốt nhất
FPT Internet - IXP, ISP, ICP
http://www.fpt.vn/
Trang chủ của nhà cung cấp dịch vụ cổng kết nối Internet (IXP), nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), nhà cung cấp nội dung thông tin Internet (ICP): Công tư đầu tư và phát triển công nghệ FPT
FPT Internet - TP. Hồ Chí Minh   http://www.hcm.fpt.vn/
Trang chủ của chi nhánh FPT Internet tại TP. Hồ Chí Minh
FPTChathttp://www.fptchat.com/
Chat room duy nhất bằng tiếng Việt trên Web. Hỗ trợ tiếng Việt có dấu, âm thanh, smiley. Có hơn 100.000 thành viên
Trang dịch vụ Internet Card - FPT Internet
http://www.cardvn.com/
Giới thiệu, hướng dẫn về dịch vụ Internet Card của công ty FPT
XI. Hướng dẫn cài đặt mạng LAN với hệ thống sử dụng nhiều hệ điều hành
1. Tại sao lại lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
?
Tại sao phảI nối mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
?
In
truy?n
Tại sao lại lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
?
Tại sao lại lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
Ch�o em
Ch�o anh
2. Phương tiện truyền thông lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
a. Phương tiện truyền thông
- Cáp xoắn đôi
- Cáp Quang …
- Cáp đồng trục
HUB
Cáp mạng
9
2. Phương tiện truyền thông lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
Bài 20
 Phương tiện truyền không dây có thể là sóng rađiô, tia hồng ngoại hay sóng truyền qua vệ tinh
Điểm truy cập
Vỉ mạng không dây
- Là thiết bị có chức năng kết nối các máy tính trong mạng, kết nối mạng không dây với có dây.
- “Lắng nghe” các truyền dẫn mà máy tính muốn gửi dữ liệu lên trên mạng. Nhưng phải tuân theo các giao thức được xác định.
a. Phương tiện truyền thông
11
2. Phương tiện truyền thông lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
Bài 20
a. Phương tiện truyền thông
12
2. Phương tiện truyền thông lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
Số lượng máy tính tham gia kết nối mạng.
Tốc độ truyền thông trong mạng.
Địa điểm lắp đặt mạng.
Khả năng tài chính.
a. Phương tiện truyền thông
13
2. Phương tiện truyền thông lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
Bài 20
b. Giao thức truyền thông
Hiện nay, bộ giao thức được dùng phổ biến trong các mạng. Đặc biện trong mạng toàn cầu Internet là:TCP/IP
Các giao thức hỗ trợ ứng dụng phổ biến như:chuyển tệp(FTP), dịch vụ Word Wide Web (HTTP), thư điện tử (SMTP)…
 Là bộ các quy tắc mà các máy tính trong mạng phải tuân thủ trong việc trao đổi thông tin.
14
2. Phương tiện truyền thông lắp đặt mạng Lan cho hệ thống mạng các máy tính?
XII. Giới thiệu sơ đồ hệ thống mạng Lan trong các nhà trường, cơ quan công sở hiện nay.
12.1. Ứng dụng của mạng nội bộ LAN
XIII. Một số tiện ích trên Internet
Các máy tính sẽ mang lại hiệu quả công việc hơn rất nhiều nếu chúng được kết nối lại với nhau. Khi máy tính được nối vào mạng, nó sử dụng tài nguyên của mạng đồng thời làm tăng thêm tài nguyên của mạng. Chúng ta có thể kể ra một số lợi ích mang lại của hệ thống mạng như sau:
13.1. Chia sẻ tài nguyên tập tin (File Sharing)
Thông tin được lưu trữ trong hệ thống máy tính dưới dạng các tập tin (file). Giống như trong một văn phòng, các bản hồ sơ sẽ được cho vào trong các hộp đựng hồ sơ khi văn phòng hết giờ làm việc, các tập tin trong máy tính được lưu trữ trên các đĩa, trong các thư mục khi chúng ta tắt nguồn điện hệ thống. Như vậy, khi cấp nguồn cho hệ thống, các hồ sơ này sẽ được chia sẻ giữa các máy tính đã được nối mạng với nhau. Người sử dụng trên hệ thống máy tính được nối mạng có thể tự do tìm kiếm, thu thập và trao đổi thông tin với nhau. Chúng ta có thể hình dung qua sơ đồ như ở dưới sau:
13.2. Chia sẻ các thiết bị ngoại vi (ví dụ: máy in - Printer Sharing)
Trong công tác văn phòng hay một công việc theo nhóm nào đó, thiết bị máy in là rất cần thiết. Tuy nhiên, sẽ là uổng phí tài nguyên và lãng phí về kinh tế nếu mỗi hệ thống máy tính đều được trang bị một máy in. Việc chia sẻ máy in giữa các máy tính trong hệ thống mạng làm tăng hiệu quả sử dụng mạng, tiết kiệm được kinh tế và vẫn đảm bảo hoàn thành công việc.
13.3. Chia sẻ truy cập Internet (Internet Access Sharing)
Có hai chọn lựa để cho hai hay nhiều máy tính truy cập Internet cùng một thời điểm: Một là phải có hai hay nhiều Modem, dây điện thoại, và tài khoản ISP do nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp cho chúng ta. Điều này làm tăng chi phí phải trả hàng tháng của người dùng cũng như chi phí lắp đặt, cài đặt ban đầu.
Cách thứ hai, sử dụng mạng cục bộ để kết nối nhiều máy tính thông qua chỉ một modem và một đường dây điện thoại. Khi đó, tất cả các máy tính đều có thể truy cập Internet nhưng chúng dùng chung một modem và một đường kết nối. Trong trường hợp này, chúng ta cần sử dụng một phần mềm thứ ba để cài đặt và cấu hình cho mạng. Sau khi đã cài đặt những gì cần thiết, nếu một máy tính bất kỳ trong mạng muốn truy cập Internet, các thông điệp sẽ đi qua máy tính có modem, modem sẽ kết nối tới nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và ra ngoài mạng Internet.
13.4. Phối hợp làm việc theo nhóm (Work Group)
Rất nhiều công việc trong thực tế có thể làm việc trong môi trường mạng mà khó để làm việc một mình. Một cá nhân đơn lẻ thì thông thường sẽ ít ý tưởng hơn là một tập thể hùng mạnh. Với một hệ thống máy tính có nối mạng, công việc sẽ được giải quyết theo hướng tập thể cùng làm, mỗi cá nhân hay một đơn vị sẽ chịu trách nhiệm cụ thể về một phần công việc nào đó.
13.5. Lưu trữ dự phòng (Back up)
Việc lưu trữ dự phòng là cần thiết trên một hệ thống máy tính nhằm tránh các trường hợp rủi ro mất dữ liệu có thể xảy ra khi máy tính gặp sự cố. Việc này được thực hiện bằng cách chia sẻ các ổ đĩa, ghi các tập tin lên đây hoặc trên băng từ để lưu trữ dự phòng. .
PHẦN II: SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM DIỆT VIRUT ĐỂ BẢO VỆ MÁY TÍNH.

I.AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN MẠNG MÁY TÍNH
- Mạng máy tính là một môi trường phân tán về mặt địa lý, nhiêuè người sử dụng., lại sử dụng một khối lượng tài nguyên lớn và có giá trị do vậy không tránh khỏi sự mất mát thông tin hoặc xâm phạm thông tin một cách vô tình hay cố ý vì vậy phải đưa ra những giải pháp an toàn trên mạng.
- Đối tượng xâm phạm đến mạng có thể chia thành: Vi phạm thụ động và vi phạm chủ động.
+ Vi phạm thụ động: Là những vi phạm chỉ nhằm mục đích nắm bắt thông tin mà không phá huỷ thông tin, không làm sai lệch thông tin do vậy hình thức chủ yếu là sao chép thông tin hoặc lấy thông tin về người gửi, người nhận nhờ phần tiêu đề của gói tin. Những vi phạm này rất khó phát hiện nhưng có thể ngăn chặn một cachs triệt để.
+ Vi phạm chủ động: Là những vi phạm nhằm mục đích cuối cùng là phá huỷ thông tin hoặc làm sai lệch thông tin gốc, làm vô hiệu hoá các thiết bị phần cứng, các chương trình phần mềm. Vi phạm chủ động rất dẽ phát hiện nhưng khó ngăn chặn hoặc ngăn chặn không triệt để.
- Hình thức xâm phạm của đối tượng trên: Chúng có thể xâm nhập vào bất cứ điểm nào, bất cứ lúc nào và gần như là hiện tượng ngẫu nhiên nhưng xảy ra chủ yếu thường là ở trên đường truyền mạng, ở các giao diện kết nối hoặc ở các thiết bị ngoại vi, các thiết bị đầu cuối như bàn phím, màn hình. Ngoài ra chúng cũng có thể đón bắt các tia phát xạ từ màn hình và giải mã chúng.
Có rất nhiều giải pháp an toàn thông tin trên mạng nhưng chúng ta cần hiểu rằng không có thứ gì là an toàn tuyệt đối cả. Hệ thống dù có chắc chắn đến đâu đi nữa rồi cũng có lúc bị vô hiệu hoá bởi những kẻ phá hoại điêu luyện về kỹ xảo và có đủ thời gian. Chưa kể trong nhiều trường hợp kẻ phá hoại nằm ngay trong hàng ngũ chúng ta, được đào tạo huấn luyện hết mình. Từ đó có thể thấy rõ ràng vấn đề an toàn mạng thực tế là một cuộc chạy tiếp sức không ngừng và không ai dám khẳng định là có đích cuối cùng hay không.

Vì không có giải pháp an toàn mạng tuyệt đối nào nên thông thường người ta phải sử dụng đồng thời nhiều mức bảo vệ khác nhau. Việc bảo vệ thông tin trên mạng chủ yếu là bảo vệ thông tin cất giữ trong máy tính đặc biệt là trong các máy chủ của mạng. Bởi vậy ngoài một số biện pháp nhằm chống thất thoát thông tin trên đường truyền, người ta phải tập trung vào việc xây dựng các mức bảo vệ từ ngoài vào trong cho các hệ thống kết nối vào mạng. Tại các trạm của mạng được chia ra thành 5 mức bảo vệ sau:
 Acess rights: Quyền truy nhập
 Login/password: Đăng kí tên/mật khẩu.
 Data encryption: Mã hoá dữ liệu
 Physical protection: Bảo vệ vật lý
 Fire wall: Bức tường lửa
- Mức 1: Lớp bảo vệ trong cùng là quyền truy nhập nhằm kiểm soát tài nguyên (thông tin) của mạng và quyền hạn (có thể thực hiện những thao tác gì) trên các tài nguyên đó đối với người sử dụng. Quyền hạn thao tác tên các tài nguyên bao gồm cho phép thực hiện những lệnh gì trên tài nguyên ấy, được phép truy nhập đến ổ đĩa hay đến thư mục trong ổ đĩa hay tới các tệp tin trong ổ đĩa. Với mức bảo vệ này cho phép truy nhập đến các file.
- Mức 2: Mức đăng kí tên mật khẩu. Thực ra đây cũng là mức kiểm soát quyền truy nhập nhưng không phải truy nhập ở mức thông tin mà ở mức hệ thống (tức là truy nhập vào mạng). Đây là phương pháp bảo vệ phổ biến nhất vì nó đơn giản, ít phí tổn và cũng rất có hiệu qủa. Mỗi người sử dụng (kể cả người quản trị mạng) muốn vào được mạng để sử dụng tài nguyên của mạng đều phải có đăng kí tên và mật khẩu trước. Người quản trị mạng có trách nhiệm quản lý, kiểm soát tên và mật khẩu này. về nguyên tắc mỗi người sử dụng dều phải giữ kín tên hoặc thay đổi mật khẩu nhiều lần thì mới tăng hiệu qủa bảo vệ được.
- Mức 3: Mức mã hoá dữ liệu tức là dữ liệu được thay đổi từ dạng nhận thức được sang dạng không nhận thức được theo một thuật toán nào đó (tạo mật mã) và ở đầu thu sẽ được biến đổi ngược lại. Đây là một lớp bảo vệ thông tin rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong môi trường mạng.
- Mức 4: Lớp bảo vệ vật lý nhằm ngăn chặn truy nhập vật lý bất hợp pháp vào hệ thống như xâm phạm vào chế độ ghép nối trong đường truyền vật lý hoặc xâm phạm vào phòng máy (có thể qua các ổ đĩa hoặc thông qua màn hình, bàn phím). Thường dùng các biện pháp truyền thống như ngăn cấm tuyệt đối người không phận sự vào phòng đặt máy mạng, dùng ổ khoá trên máy vi tính (ngắt nguồn điện đến màn hình và bàn phím nhưng vẫn giữ liên lạc trực tuyến giữa máy tính với mạng) hoặc cài cơ chế báo động khi có truy nhập vào hệ thống hoặc dùng các máy trạm không có ổ đĩa mềm.
- Mức 5: Để bảo vệ từ xa một máy tính cá nhân hoặc một mạng nội bộ người ta sử dụng hệ thống đặc biệt bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm nhằm ngăn chặn các xâm phạm trái phép và thậm chí có thê “lọc” bỏ các gói tin mà ta không muốn nhận tin hoặc nhận vào vì những lí do nào đó gọi là hệ thống bức tường lửa. Phương thức bảo vệ này được sử dụng nhiều trong môi trường liên mạng Internet.
II. VIRUS MÁY TÍNH, CÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ DIỆT VIRUS MÁY TÍNH
1. Virus máy tính là gì?
Đã từ lâu virus máy tính không còn là vấn đề mới mẻ. Cứ vài hôm người ta lại nghe virus X xuất hiện nơi này, virus Y làm tê liệt hệ thống mạng nọ. Thông tin về sự phát tán của con này chưa kịp lắng động thì con khác lại hoành hành. Nếu chỉ nghe nói qua đến virus máy tính, thì những người không biết có thể cho rằng nó cũng nôm na tựa như một loại virus bênh dịch nào đó, và họ thường phân vân không hiểu virus sẽ lây vào chỗ nào trong máy tính của mình và mình có cần cho máy tính của mình uống kháng sinh để chống lại nó hay không?
Sự thật không phải như vậy, virus máy tính thực chất chỉ là một chương tình phần mềm máy tính có khả năng tự sao chép chính nó từ đối tượng này sang đối tượng khác (đối tượng có thể là các file chương trình, văn bản, đĩa mềm…), và chương trình đó mang tính phá hoại. Virus có nhiều cách lây lan và tất nhiên cũng có nhiều cách phá hoại, nhưng chỉ cần bạn nhớ r
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Anh Tuấn
Dung lượng: 3,52MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)