THƠ HOA KẾT TRÁI

Chia sẻ bởi LêThị Thu | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: THƠ HOA KẾT TRÁI thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:


HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đề tài: Làm quen văn học: Thơ: Hoa kết trái
Đối tượng: 4-5 tuổi
Giáo viên: Nông Thị Thu
Ngày dạy: 17/ 12/2015
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu được nội dung bài thơ.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ “ Hoa kết trái”.
2. Kỹ năng.
- Trẻ đọc thơ diễn cảm, mạch lạc.
3. Thái độ.
- Trẻ biết trồng và chăm sóc các loại cây xanh.
- Thói quen ăn trái cây mỗi ngày
II.Chuẩn bị:
+ Giáo án điện tử.
+ Tranh thơ: Hoa kết trái
III.Tiến trình hoạt động:
1. Mở đầu hoạt động.
- Các con thân mến, hôm nay lớp Chồi 2 chúng ta vinh dự được cô Đông, cô Phượng và cô Mai đến dự giờ lớp ta đấy, các con cùng vỗ tay chào đón các cô nào!
- Chúng ta còn 1 vị khách đặc biệt nữa, các con có muốn biết đó là ai không nào?
- Chị Ong Nâu muốn dẫn các con đến thăm vườn hoa của chị ấy, các con có thích không nào?
- Cô mở tranh hoa hồng, hoa sen, hoa cúc, hoa đào:
+ Đây là hoa gì?
+ Những loại hoa đó dùng để làm gì?
- Cô mở tranh hoa mướp:
+ Đây là hoa gì?
+ Hoa mướp sẽ cho ra quả gì?
Giáo dục: Chúng ta phải biết trồng và bảo vệ các loài hoa nhé, vì chúng không những cho chúng ta hoa thơm mà còn nhiều quả ngọt nữa đấy.
- Có 1 bài thơ rất hay nói về các loài hoa không những xinh đẹp mà còn kết thành quả nữa đấy, đó là bài thơ “ Hoa kết trái” của tác giả Thu Hà. Cô trò mình cùng học nhé.
2. Hoạt động trọng tâm.
* Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe
+ Lần 1: Cô đọc qua cử chỉ điệu bộ.
Giảng nội dung: Bài thơ nói về vẻ đẹp của các loài hoa kết thành quả. Mỗi loài đều có màu sắc khác nhau. Hoa không những đẹp mà còn mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích, nó kết thành quả, ăn vừa ngon, vừa bổ và tốt cho sức khỏe chúng ta đấy.
+ Lần 2: Cô đọc thông qua hình ảnh trên powerpoint: Bài thơ còn được thể hiện qua những hình ảnh rất thật, rất gần gũi với chúng ta nữa đấy, các con cùng chú ý lắng nghe nha.
+ Lần 3: Cô đọc qua tranh thơ và giải thích từ khó.
Các con ơi, trong bài thơ có một số từ khó, chúng ta hãy cùng khám phá để hiểu bài thơ hơn nhé.
Chói chang: nằm trong câu “Hoa lựu chói chang” có nghĩa là những tia nắng có độ sáng mạnh làm chúng ta lóa mắt.
Rung rinh: nằm trong câu “ Rung rinh trước gió” có nghĩa là rung động nhẹ nhàng và liên tiếp.
* Hoạt động 2 : Bé cùng thể hiện
- Bây giờ cô sẽ mời cả lớp đọc bài thơ thật là hay nhé:
+ Cả lớp đọc theo cử chỉ điệu bộ
+ Tổ 1
+ Tổ 2
+ Tổ 3
+ Cá nhân đọc theo cử chỉ điệu bộ, hình ảnh, theo ý thích.
Đàm thoại:
+ Chúng ta vừa đọc bài thơ gì và do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ có những loại hoa gì?
+ Hoa cà có màu gì?
+ Hoa mướp có màu như thế nào?
+ Hoa lựu được tác giả ví như thế nào?
+ Hoa vừng, hoa đỗ thì như thế nào?
+ Vẻ đẹp của hoa mận được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Bài thơ nhắn nhủ chúng ta điều gì?
+ Vì sao không được hái hoa? ( Vì các loại hoa này đều kết thành quả có ích cho chúng ta)
- Để có những hoa thơm quả ngọt chúng ta phải làm gì? (Biết trồng và chăm sóc cây, không hái hoa)
* Hoạt động 3: Bé cùng chơi nào
- Trò chơi vận động: Gieo hạt nảy mầm
- Bài thơ “ Hoa kết trái” còn là nguồn cảm hứng để các nghệ sĩ sáng tác đấy. Chúng mình cùng vận động theo bài hát “ Hoa kết trái” nhé.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: LêThị Thu
Dung lượng: 354,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)