Thi Văn 7 II 2011

Chia sẻ bởi Lê Thuận | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Thi Văn 7 II 2011 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS HỒ QUANG CẢNH KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
VÀ TÊN:………………………… MÔN THI:…NGỮ VĂN…KHỐI:…7…
LỚP:………………………………….. THỜI GIAN:…90….PHÚT
ĐIỂM

LỜI PHÊ
GIÁM KHẢO 1
GIÁM KHẢO 2
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2

 (Giáo viên ra đề: Phạm Thành Nguyên)
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc phần trích sau đây và trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu chéo vào ý đúng nhất.
“Trong đình đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng. Trên sập, mới kê ở gian giữa, có một người quan phụ mẫu, uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên, cầm cái quạt lông, chốc chốc sẽ phẩy. Tên nữa đứng khoanh tay, chực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rể tía…”
(Ngữ Văn 7 - tập 2)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào?
A. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. B. Ca Huế trên sông Hương
C. Sống chết mặc bay. D. Ý nghĩa văn chương
2. Trạng ngữ trong câu: “Trong đình, đèn thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ, đi lại rộn ràng.” thuộc loại trạng ngữ gì?
A. Xác định thời gian B. Xác định nơi chốn C. Nêu nguyên nhân D. Chỉ mục đích
3. Dấu chấm lửng trong câu: “- Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!” được dùng để làm gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự việc chưa liệt kê hết. B. Làm giãn nhịp điệu câu văn
C. Thể hiện tâm trạng lo lắng, hoảng sợ D. Chuẩn bị cho sự xuấthiện một nội dung bất ngờ.
4. Dấu gạch ngang sử dụng trong câu: “- Bẩm… quan lớn…đê vỡ mất rồi!”, có công dụng gì?
A. Đánh dấu bộ phận chú thích trong câu B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
C. Để liệt kê D. Để nối các từ
5. “Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rể tía…”
Trong câu văn trên, biện pháp nghệ thuật chủ yếu được dùng là:
A. Nói quá B. Ẩn dụ C. Liệt kê D. Chơi chữ
6. Văn bản nào không phải là văn bản nghị luận?
A. Ý nghĩa văn chương. C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
B. Sống chết mặc bay. D. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
7. Trong chuỗi câu sau: “Sài Gòn. Mùa xuân 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.” có mấy câu đặc biệt?
A. Không có B. Một câu C. Hai câu D. Ba câu
8. Cụm chủ vị được dùng trong câu sau: “Lan học giỏi khiến cha me vui lòng.” làm thành phần gì?
A. Phụ ngữ trong cụm danh từ B. Phụ ngữ trong cụm động từ
C. Phụ ngữ trong cụm tính từ D. Làm thành phần câu
9. Ý nào nói đúng nhất về vở chèo “Quan Âm Thị Kính”?
A. Ca ngợi phẩm chất của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B. Thể hiện những đối lập giai cấp trong xã hội cũ.
C. Thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân, trong xã hội phong kiến.
D. Đề cao khát vọng yêu đương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
10. Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, thái dộ và tình cảm nào không được bộc lộ?
A. Am hiểu văn chương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thuận
Dung lượng: 88,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)