Thi ki 1sinh 9. 07-08

Chia sẻ bởi Trần Thanh Thủy | Ngày 15/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: thi ki 1sinh 9. 07-08 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD quận Ba Đình
Trường THCS Thống Nhất
Họ và tên:...............................
Lớp:................................

kiểm tra học kì I – năm học 2007-2008
Môn: Sinh 9 Thời gian: 45 phút

Câu 1 (3đ):
Lựa chọn phương án trả lời đúng
1) Khi đột biến làm tăng thêm 1 NST ở 1 cặp NST tương đồng nào đó trong bộ NST của 1 loài, được gọi là:
a, Thể tam bội
b, Thể tam nhiễm
c, Thể đa bội
d, Thể khuyết nhiễm
2) Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất?
a, Đảo đoạn NST
b, Lặp đoạn NST
c, Mất đoạn NST
d, Chuyển đoạn nhỏ
3) Loại biến dị nào không di truyền được:
a, Thường biến
b, Đột biến NST
c, Đột biến gen
d, cả b, c đều đúng
Câu 2 (3,5đ):
Đột biến gen là gì? Đột biến gen gồm những dạng nào? Nêu nguyên nhân phát sinh và vai trò của đột biến gen?
Câu 3 (2,5đ):
Thể dị bội là gì? Nêu cơ chế phát sinh thể dị bội và viết sơ đồ minh họa?
Câu 4 (1đ):
Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng?











Phòng GD quận Ba Đình
Trường THCS Thống Nhất

đáp án, biểu điểm chấm
kiểm tra học kì I – năm học 2007-2008
Môn: Sinh 9 Thời gian: 45 phút

Câu 1 (3đ):
1) b (1đ)
2) c (1đ)
3) a (1đ)
Câu 2 (3,5đ):
- Định nghĩa Đột biến gen (0,5đ)
- Các dạng đột biến gen: mất 1 cặp, thêm 1 cặp, thay thế và đảo vị trí các cặp nuclêôtít (1đ)
- Nguyên nhân: do rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể bởi các tác nhân vật lý và hóa học. (1đ)
- Vai trò: đột biến gen gây hại cho bản thân sinh vật nhưng đa số đột biến gen là các gen lặn chỉ thể hiện khi ở trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Cho giao phối 1 tổ hợp vốn có hại có thể trở thành có lợi. Có đột biến có lợi cho bản thân sinh vật như đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét của lúa. (1đ)
Câu 3 (2,5đ):
- Định nghĩa Thể dị bội: (0,5đ)
- Cơ chế: do sự phân li không bình thường của 1 cặp NST nào đó trong quá trình phát sinh giao tử tạo các giao tử không bình thường là n+1 và n-1
Nếu giao tử n+1 kết hợp với giao tử bình thường n sẽ cho hợp tử 2n+1 (tam nhiễm)
Nếu giao tử n-1 kết hợp với giao tử bình thường n sẽ cho hợp tử 2n-1 (một nhiễm) (1đ)
- Sơ đồ H 23.2 SGK trang 68 (1đ)
Câu 4 (1đ):
- Đồng sinh cùng trứng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Thủy
Dung lượng: 26,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)